Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký tuyên bố chung cam kết ủng hộ cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ và ăn bổ sung ở Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam là người đầu tiên kí cam kết chung của các bên liên quan đến nỗ lực cải thiện dinh dưỡng bà mẹ và thực hành ăn bổ sung ở Việt Nam, trong khuôn khổ Hội nghị công bố báo cáo tình trạng t.rẻ e.m toàn cầu năm 2019, diễn ra sáng nay (16/10).

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam là người đầu tiên kí tuyên bố chung.

Bản tuyên bố chung khẳng định, các bên nhận thức được rằng dinh dưỡng bà mẹ và thực hành ăn bổ sung ở trẻ nhỏ là đặc biệt quan trọng đối với giảm suy dinh dưỡng thấp còi và các thể suy dinh dưỡng khác, bao gồm thiếu vi chất dinh dưỡng và thừa cân béo phì ở t.rẻ e.m.

“Chúng tôi thấy rằng các hành động nhằm cải thiện dinh dưỡng bà mẹ và ăn bổ sung hiện tại chưa đầy đủ, cập nhật và cần có những giải pháp mang tính sáng tạo hơn nữa”, bản tuyên bố chung khẳng định.

Với việc ký tuyên bố chung, Chính phủ cam kết và đồng thuận cùng hỗ trợ cho các hành động ưu tiên sau:

Thứ nhất, xây dựng chiến lược truyền thông thay đổi hành vi về dinh dưỡng sáng tạo, bao gồm truyền thông xã hội để tiếp cận đến đông đảo cộng đồng dân cư, bao gồm các nhóm dân tộc thiểu số.

Thứ hai, tăng độ bao phủ và đảm bảo tài chính cho các can thiệp dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm bổ sung đa vi chất cho bà mẹ và t.rẻ e.m, thực phẩm tăng cường vi chất, trong các chương trình y tế và bảo trợ xã hội.

Thứ ba, nâng cao năng lực cán bộ để thực hiện dịch vụ dinh dưỡng cho bà mẹ và ăn bổ sung thông qua đào tạo trước dịch vụ và đào tạo liên tục với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại.

Và cuối cùng, tăng cường khuyến khích sản xuất các thực phẩm giàu dinh dưỡng, hạn chế quảng cáo và kiểm soát nhãn thực phẩm không lành mạnh cho bà mẹ và t.rẻ e.m.

Nhiều cơ quan, ban ngành, tổ chức kí tuyên bố chung cam kết ủng hộ cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ và ăn bổ sung ở Việt Nam.

Theo báo cáo của các chuyên gia Viện Dinh dưỡng, hiện nay nhiều t.rẻ e.m ăn ít thực phẩm bổ dưỡng, nhưng lại ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh. Hiện có số lượng khá lớn trẻ chưa đến 6 tháng t.uổi đã được cho ăn bổ sung sớm.

Chế độ ăn không đủ đa dạng, dưới 4 nhóm thực phẩm trong ngày trong 7 nhóm thực phẩm theo kiến nghị của WHO; ăn dưới 3 bữa mỗi ngày; việc chuẩn bị thực phẩm cho trẻ chưa vệ sinh và trẻ không được bú mẹ đến 2 t.uổi.

Cùng với đó, dinh dưỡng bà mẹ ở Việt Nam cũng chưa đầy đủ. Riêng đối với phụ nữ mang thai, theo đ.ánh giá của Viện Dinh dưỡng, nhiều phụ nữ mang thai tăng cân chưa đầy đủ, hoặc thiếu bổ sung đa vi chất, đặc biệt là sắt và folic, cùng với đó, chế độ khám thai không đầy đủ.

Ăn bổ sung là cho trẻ ăn các thực phẩm đặc để bổ sung cho sữa mẹ và bắt đầu trong khoảng từ 6-24 tháng t.uổi. Nhu cầu dinh dưỡng tăng đáng kể ở độ t.uổi này.

Với việc cho ăn bổ sung phù hợp, trẻ có thể hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, phòng tránh suy dinh dưỡng thấp còi và hạn chế phát triển các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch về sau.

Theo viettimes

Thấp còi do thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn là thách thức ở Việt Nam

Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao còn thấp ở thanh niên Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho trẻ uống vitamin A, hưởng ứng ngày “Vi chất dinh dưỡng” năm 2019 – ẢNH VDD

Hôm nay (28.5), tại Trường Mầm non Vườn Mặt Trời, Thành phố Thanh Hóa, Viện Dinh dưỡng tổ chức lễ phát động ngày Vi chất dinh dưỡng năm 2019, với thông điệp chính mang tên: “Vi chất dinh dưỡng giúp tăng trưởng, nâng cao tầm vóc, sức khỏe, trí tuệ và chất lượng cuộc sống”.

Báo cáo của Viện Dinh dưỡng cho biết, tuy những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân, như tỉ lệ suy dinh dưỡng t.rẻ e.m đã giảm khá nhanh và bền vững, song vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo t.uổi) ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi mỗi năm vẫn còn ở mức cao (24,3%) và có sự chênh lệch giữa các vùng, nhất là vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với thành phố, đồng bằng. Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 30,3% và Tây Nguyên là 34,2%.

“Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao còn thấp ở thanh niên Việt Nam”, báo cáo khẳng định.

Ngoài ra, thiếu vi chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của t.rẻ e.m và khả năng sinh sản, cũng như năng suất lao động của người lớn. Trong khi đó, việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng học đường, dinh dưỡng cho người lao động, mới chỉ đạt kết quả bước đầu.

T.rẻ e.m Trường mầm non Mặt trời xanh hào hứng tham gia ngày hội Vi chất dinh dưỡng 2019 – ẢNH VDD

Dự buổi lễ, GS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, cùng quan khách đã trực tiếp cho t.rẻ e.m ở trường mầm non Vườn mặt trời uống vitamin A để hưởng ứng ngày vi chất dinh dưỡng.

GS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, cho rằng việc bổ sung đa vi chất dinh dưỡng có hiệu quả tới tăng trưởng và phát triển t.rẻ e.m nhiều hơn bổ sung một vi chất đơn lẻ. Viện Dinh dưỡng khuyến nghị sử dụng đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày; khuyến khích lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Cũng theo GS Tuyên, người dân nên lưu ý lựa chọn các thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, như muối tăng cường I ốt, bột mỳ tăng cường các chất sắt kẽm, hoặc các thực phẩm có thành phần nguyên liệu có tăng cường vi chất dinh dưỡng này, dầu ăn tăng cường vitamin A, những sản phẩm sữa tăng cường đa vi chất… để có lợi hơn cho sự tăng trưởng và phát triển.

Theo Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *