Chỉ vài thao tác đơn giản, bạn có thể đầy lùi cúm không cần thuốc

Thời tiết giao mùa nắng mưa thất thường khiến cơ thể rất dễ mắc cảm cúm. Ngoài uống thuốc, 9 mẹo điều trị cảm cúm tự nhiên dưới đây sẽ giúp bạn nhanh khỏi bệnh.

Uống nhiều nước nóng

Uống nhiều nước nóng có thể làm giảm ho và dịu những cơn đau họng (Ảnh minh họa)

Uống nước nóng là phương pháp tưởng chừng như chẳng có hiệu quả gì, nhưng thực chất lại mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với việc trị cảm lạnh như làm tan đờm, giảm ho và làm dịu cơn đau họng. Bên cạnh đó bạn cũng có thể thêm vài lát gừng hoặc pha mật ong và chanh vào cốc nước nóng để làm tăng hiệu quả trị bệnh.

Súc miệng bằng nước muối

Đây là phương pháp đơn giản nhưng lại đặc biệt hiệu quả trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các căn bệnh cảm cúm thông thường. Nước muối giúp sát khuẩn vùng khoang miệng, họng, giảm cơn đau rát do ho khan và hắt hơi nhiều. Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 lần/ ngày để nhanh chóng khỏi bệnh.

Áp dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh

Sử dụng chườm nóng hoặc lạnh xung quang xoang tắc nghẽn có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Phương pháp chườm khăn nóng có thể làm giảm áp lực phần xoang mũi và làm lớp dịch nhầy trong mũi lỏng. Còn chườm khăn lạnhcó thể khiến các mạch m.áu ở vùng xoang mũi co lại, giúp giảm đau nhanh chóng.

Dùng tinh dầu

Dùng tinh dầu có thể làm giảm những cơn đau ở mũi (Ảnh minh họa)

Các loại tinh dầu như: dầu tràm, bạc hà hay bạch đàn,… có tác dụng rất tốt trong việc phòng và điều trị cảm lạnh thông thường. Bạn chỉ cần thoa một chút tinh dầu vào vùng dưới mũi sẽ giúp thông mũi và làm giảm bớt cơn đau ở mũi. Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh cảm cúm bạn có thể thoa tinh dầu vào lòng bàn chân, thái dương hoặc tắm với nước ấm có hoà một vài giọt tinh dầu.

Ăn uống đủ chất

Khi bị cảm cúm bạn hãy tăng cường ăn các loại rau, củ, quả, đặc biệt là tỏi và các chế phẩm từ tỏi, cùng một số loại thực phẩm như cam, bưởi, lúa mì, quả óc chó… có chứa khoáng chất Selenium,vitamin C…để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh.

Kê cao gối khi ngủ

Khi nằm xuống, chứng ngạt mũi thường có xu hướng bị nặng hơn. Bởi vậy, kê thêm gối để đầu đặt ở vị trí cao hơn khi ngủ sẽ giúp bạn hít thở dễ dàng và thoải mái hơn, đảm bảo một giấc ngủ ngon hơn cho bạn.

Tắm dưới vòi hoa sen

Tắm nước nóng dưới vòi hoa sen có thể làm dịu các triệu chứng của cảm cúm (Ảnh minh họa)

Tắm nước nóng dưới vòi sen sẽ giúp bổ sung hơi nước, giữ ẩm và thông mũi, khiến việc hít thở trở nên dễ dàng hơn. Bạn tuyệt đối không tắm nước lạnh vì sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, khiến tình trạng bệnh xấu đi.

Hạn chế ra ngoài

Thông thường những thay đổi cuả áp suất không khí sẽ càng làm cho tình trạng cảm cúm hoặc cảm lạnh của bạn trở nên trầm trọng hơn. Do đó, lúc này bạn nên hạn chế ra ngoài không khí ít nhất có thể. Trong trường hợp nếu phải đi ra ngoài trời nên đeo khẩu trang và mặc quần áo dài tránh gió lùa.

Xông hơi

Xông hơi là phương pháp dân gian rất hiệu quả trong việc điều trị cảm lạnh, sốt. Bạn có thể dùng một số loại lá để xông hơi khi cảm cúm như: lá chanh, sả, hương nhu, bưởi, tía tô, kinh giới, hoắc hương, quế, gừng, bạc hà, húng chanh, tre, dâu… Tác dụng dược lý của dược thảo kéo theo hơi nước ấm làm giãn mạch ngoại biên. Điều này giúp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài.

Theo giadinhvietnam

Bác sĩ Bệnh viện Nhi Xanh Pôn chỉ ra sai lầm của mẹ Việt khi hạ sốt cho trẻ

Hạ sốt bằng phương pháp chườm nóng rất phổ biến, nhưng trên thực tế rất nhiều cha mẹ mắc phải những sai lầm trong việc sử dụng phương pháp này để hạ sốt cho con.

Sốt là một phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh như các bệnh n.hiễm t.rùng, cơ thể bị nóng lạnh đột ngột hoặc có những biến đổi về chuyển hóa,… Về cơ bản, khi bị sốt biện pháp trước mắt để làm hạ nhiệt độ cơ thể được rất nhiều người sử dụng đó là giải pháp chườm.

Câu hỏi đặt ra, chườm nóng hay chườm lạnh nhanh hạ sốt hơn?

Câu trả lời của phần đông người Việt đều lựa chọn phương pháp chườm nóng để hạ sốt làm mát cơ thể. Đây được xem là một phương pháp phổ biến được rất nhiều bố mẹ tin dùng nhất để hạ sốt cho con.

Nhiều phụ huynh sử dụng phương pháp chườm nóng để hạ sốt cho trẻ (Ảnh minh họa)

Liên quan vấn đề nhiều phụ huynh quan tâm như trên, Bác sĩ Phí Văn Công – Khoa Hồi sức cấp cứu Nhi – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn – Hà Nội mới đây đã chia sẻ bài viết dài trên trang Facebook cá nhân chỉ ra những sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi hạ sốt cho trẻ.

Chườm ở vị trí nào để nhanh hạ sốt?

“Cơ thể con người có 4 cơ chế thải nhiệt chính. Trong đó có cơ chế gọi là Truyền nhiệt trực tiếp. Việc chườm là dựa nhiều vào kiểu thải nhiệt này. Nếu cứ hì hục chườm mà chườm chả đúng nên chả có tác dụng lại mệt người. Mình chườm là mình lấy khăn có nước, đắp lên vị trí có mạch m.áu lớn đi qua, để dòng m.áu đó mang nhiệt độ cao của cơ thể, truyền sang nước có nhiệt độ thấp hơn. Vị trí mạch m.áu lớn là 2 cái nách, 2 bên cổ, 2 cái bẹn. Chườm là chườm ở đấy chứ không phải đắp khăn lên trán”, Bác Sĩ Công chia sẻ.

Theo bác sĩ Công, có thể thấy rằng thói quen chườm trên trán để hạ sốt không mang lại hiệu quả như mọi người vẫn nghĩ. Vị trí chườm đúng để giúp hạ sốt phải là nơi có mạch m.áu lớn đi qua, để dòng m.áu đó mang nhiệt độ cao của cơ thể, truyền sang nước có nhiệt độ thấp hơn một cách dễ dàng. Vị trí mạch m.áu lớn chính là ở 2 nách, 2 bên cổ, 2 bẹn.

Chườm nóng có thật sự giúp trẻ hạ sốt?

Lý giải điều này, Bác sĩ Phí Văn Công cho hay: “Chườm dựa vào chuyện nhiệt độ cơ thể cao hơn thì truyền nhiệt sang cái khăn chườm có nhiệt độ thấp hơn rồi dần dần cái khăn đó nóng lên, mình lại thay khăn khác. Cái này là cơ chế thải nhiệt trực tiếp. Thế thì nước chườm phải mát mát tí. Nhưng nước chườm mà lạnh quá thì mạch nó lại co tít lại, tác dụng thải nhiệt lại kém đi. Hoặc lau người thì nước cũng mát mát tí để nhiệt độ cơ thể có chỗ thải sang rồi bay đi.”

Từ lời giải thích của bác sĩ Công cho thấy chườm hạ sốt đúng cách là phải chườm nước mát mát, chứ không phải là chườm nước nóng. Bởi cơ chế chườm là nhằm giúp cho nhiệt độ cao của cơ thể truyền sang khăn lạnh, đến khi khăn lạnh ấm nóng lên thì nhúng lại khăn khác. Đây được gọi là cơ chế thải nhiệt trực tiếp.

Tuy nhiên, cũng không được chườm nước quá lạnh bởi nước lạnh sẽ khiến cho các mạch m.áu co lại làm tác dụng thải nhiệt bị kém đi. Tốt nhất là phần nước chườm có nhiệt độ thấp hơn 1 – 2 độ C so với cơ thể người bị sốt là hiệu quả nhất. Khi đặt khăn lên cổ tay, nách, trán,… để khăn đạt đến nhiệt độ cơ thể, sau đó cần thay đổi lại nhiều lần cho đến khi nhiệt độ giảm xuống .

Từ lời khuyên của bác sĩ Công có thể thấy rất nhiều các mẹ Việt đã làm sai cách khi chườm hạ sốt cho con. Do vậy, khi trẻ bị sốt bố mẹ nên lưu ý để có biện pháp hạ sốt chăm sóc trẻ tốt nhất, bảo vệ sức khỏe cho con mình.

Theo giadinhvietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *