Nghiên cứu từ Đại học Geneva (Thụy Sĩ) đã tìm ra một cơ chế kỳ lạ của cơ thể người bị gan nhiễm mỡ, khiến họ dù gầy vẫn phải đối mặt với tiểu đường type 2.
Béo phì gắn liền với tiểu đường type 2, điều này đã được chứng minh. Tuy nhiên không ít bệnh nhân dù gầy vẫn phải đối mặt với bệnh. Các nhà khoa học Thụy Sĩ đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng sự mất cân bằng insulin không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra bệnh.
Họ đã xác định được một số bệnh nhân có BMI khỏe mạnh, thậm chí hơi gần, mức insulin bình thường nhưng vẫn bị tiểu đường type 2.
Thiếu vận động, ăn uống không lành mạnh khiến nhiều người gầy nhưng vẫn bị gan nhiễm mỡ, rồi dẫn đến tiểu đường – ảnh minh họa từ Internet
Theo Giáo sư Pierre Maechler (Đại học Geneva), tác giả chính của nghiên cứu, ở những bệnh nhân kỳ lạ này có sự sản xuất glucose dư thừa trong chính lá gan của họ. Nói cách khác, họ có thể ăn ít hoặc không ăn đường, nhưng gan của họ tự sản xuất ra một lượng đường lớn khiến hệ thống chuyển hóa quá tải.
Và đây là những người bị chứng gan nhiễm mỡ. Thực tế, lá gan vẫn có nhiệm vụ sản xuất glucose bù đắp cho cơ thể và não khi bạn hết đường từ thức ăn, ví dụ trong giấc ngủ đêm dài. Quá trình này được kích thích bởi hormone glucagon. Tuy nhiên lần đầu tiên các nhà khoa học đã tìm thấy ở người bị gan nhiễm mỡ, các tế bào gan như nổi loạn hơn và vẫn sản xuất glucose khi chúng thích mà không cần sự kích hoạt của hormone, dẫn đến sản xuất dư thừa, gây tăng đường huyết, dẫn đến bệnh tiểu đường.
Kết quả trên đã phá vỡ quan điểm rằng gan nhiễm mỡ là một yếu tố nguy cơ sức khỏe độc lập với tiểu đường type 2. Theo thống kê mới này, 12% nam giới có gan nhiễm mỡ sẽ mắc tiểu đường type 2 trong vòng 10 năm, trong khi tỉ lệ ở người thường chỉ 2,5%. Ở phụ nữ sự khác biệt còn rõ hơn: 26% và 1,8%.
Gan nhiễm mỡ là cụm từ chỉ tình trạng mỡ thừa thay vì bám dưới da thì bao quanh nội tạng – ở đây là lá gan. Mỡ nội tạng được nhiều nghiên cứu chứng minh là rất có hại cho sức khỏe, gia tăng nguy cơ tim mạch và một số bệnh khác. Theo một nghiên cứu từng công bố của Đại học Harvard (Mỹ), người có thân hình quả táo, tức chất béo tập trung ở bụng là người có nhiều mỡ nội tạng nhất. Họ có thể gầy nhưng có “bụng bia”. Nguyên nhân lớn nhất của mỡ nội tạng là sự lười vận động và chế độ ăn thiếu lành mạnh.
A. Thư
Theo Daily Mail/nguoilaodong
Bí quyết tăng cân an toàn
Bên cạnh các bệnh nguy hiểm liên quan đến thừa cân, béo phì thì nhẹ cân cũng là một mối lo ngại lớn với những hậu quả nghiêm trọng chẳng kém.
Đối với người nhẹ cân thì mục đích tăng cân tối ưu nhất không chỉ phụ thuộc vào kết quả thay đổi số cân nặng mà còn đi liền với việc nâng cao sức khỏe bằng cách luyện tập, ăn uống điều độ.
Làm sao biết mình nhẹ cân?
Nhẹ cân được định nghĩa là khi chỉ số khối cơ thể (BMI) ở dưới 18,5. Và ngược lại, nếu BMI trên 25 sẽ là thừa cân và trên 30 được coi là béo phì. Chỉ số BMI được tính theo công thức sau đây:
Chỉ số khối cơ thể BMI = (Trọng lượng cơ thể)/(Chiều cao x Chiều cao).
Tuy nhiên, chỉ số BMI chỉ dựa trên chiều cao và cân nặng mà chưa tính đến khối lượng cơ bắp. Đôi khi nhẹ cân theo BMI không đồng nghĩa với việc bạn đang có vấn đề về sức khỏe, một số người có thể trạng nhỏ nhắn một cách tự nhiên nhưng vẫn khỏe mạnh.
Việc tăng cân không chỉ phụ thuộc vào kết quả thay đổi số cân nặng mà còn đi liền với việc nâng cao sức khỏe bằng cách luyện tập, ăn uống khoa học, điều độ…
Nhẹ cân tiềm ẩn nhiều nguy hại
Theo một nghiên cứu, nhẹ cân có liên quan đến việc tăng 140% nguy cơ t.ử v.ong sớm ở nam giới và tăng 100% ở nữ giới. Nhẹ cân thậm chí còn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn là béo phì bởi nó có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng, dẫn đến loãng xương, gãy xương và gây ra các vấn đề về vô sinh. Những người nhẹ cân cũng có nguy cơ mắc chứng teo cơ liên quan đến t.uổi và có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn.
Phương pháp tăng cân an toàn
Chắc chắn người gầy sẽ muốn tăng cân bằng cách duy trì sự cân bằng giữa khối cơ và khối mỡ dưới da, chứ không phải tăng mỡ bụng. Có rất nhiều người tuy cân nặng bình thường nhưng vẫn bị tiểu đường týp 2, bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác. Do vậy, việc ăn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và duy trì luyện tập thể thao cùng những thói quen lành mạnh là vô cùng quan trọng khi bạn muốn cải thiện vóc dáng. Một số nguyên tắc trong thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có thể giúp bạn tăng cân một cách lành mạnh, an toàn:
Nạp nhiều calo h ơn lượng calo đốt cháy: Nếu lượng calo nạp vào không nhiều hơn lượng calo cơ thể đốt cháy, bạn sẽ không thể tăng cân được. Nếu muốn tăng cân một cách từ từ, hãy đặt mục tiêu nạp nhiều hơn 300-500 calo mỗi ngày so với lượng calo bạn đã đốt cháy. Nếu muốn tăng cân nhanh hơn, có thể nạp từ 700-1.000 calo so với lượng calo bạn đốt cháy.
Tuy nhiên, việc tính toán nhu cầu calo chỉ là ước lượng. Lượng calo bạn nạp vào hay đốt cháy có thể chênh lệch khoảng vài trăm calo một ngày. Trong một vài ngày/vài tuần đầu của kế hoạch tăng cân, việc tính toán calo một cách chính xác là cần thiết để bạn có thể biết được bạn đã ăn bao nhiêu calo.
Ăn thực phẩm chứa nhiều protein: Chất dinh dưỡng quan trọng nhất để tăng cân khỏe mạnh chính là protein. Cơ được cấu tạo từ protein và nếu không có protein thì đa số lượng calo nạp vào sẽ tích tụ dưới dạng mỡ. Tuy nhiên, protein cũng là con dao hai lưỡi: protein có thể khiến bạn cảm thấy rất no, nên việc nạp đủ lượng calo cần thiết trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn đang cố tăng cân, hãy đặt mục tiêu ăn thêm 1,5-2,2g protein/kg cân nặng. Các loại thực phẩm giàu protein gồm thịt, cá, trứng, rất nhiều sản phẩm từ sữa, các loại đậu, các loại hạt.
Tăng thêm carbohydrate và chất béo: Nên ăn nhiều hơn đồ ăn giàu carbohydrate và giàu chất béo. Điều này không có nghĩa là sẽ ăn uống vô tội vạ và không kiểm soát, mấu chốt của vấn đề là sẽ ăn đầy đủ các loại thức ăn và cân đối chúng trong khẩu phần của mình. Trong mỗi bữa ăn nên có cả protein, chất béo và carbohydrate. Bạn cũng nên đảm bảo ăn ít nhất 3 bữa/ngày và cố gắng ăn thêm các bữa phụ có chứa nhiều năng lượng.
Kết hợp luyện tập thể thao: Để đảm bảo rằng lượng calo thừa sẽ tích tụ dưới dạng cơ chứ không phải mỡ, thì việc luyện tập thể dục là vô cùng quan trọng. Bạn nên nhờ một huấn luyện viên giúp bạn tập gym và nâng tạ 2-4 lần/tuần, cố gắng tăng dần độ nặng của tạ và số lần thực hiện động tác theo thời gian. Với những người có vấn đề về sức khỏe hoặc xương khớp thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập. Tốt nhất, nên bắt đầu bằng các bài tập nhẹ nhàng và tập đều đặn. Cũng không nên tập quá mức vì những bài tập này có thể sẽ đốt cháy hết lượng calo mà bạn cố gắng nạp thêm vào.
Những điều cần lưu ý
Hạn chế uống n ước trước bữa ăn vì việc làm này có thể khiến dạ dày bị đầy và bạn sẽ không ăn được nhiều.
Chia nhỏ các bữa ăn: Ăn các bữa nhỏ bất cứ khi nào có thể.
Uống sữa nguyên kem th ường xuyên là cách đơn giản nhất để dung nạp thêm lượng protein và calo.
Ngủ đủ giấc rất quan trọng giúp bạn phát triển cơ.
Ưu tiên ăn thức ăn giàu protein trước: Nếu bạn có một bữa ăn nhiều loại thực phẩm, hãy chọn các loại đồ ăn giàu protein hoặc calo trước và ăn rau sau cùng.
Không hút thuốc: Những người hút thuốc thường có xu hướng nhẹ cân hơn những người không hút thuốc và cai thuốc cũng sẽ khiến bạn tăng cân.
An Ngọc Hoa
Theo SK&ĐS