Với cuộc sống hiện đại ngày này, bệnh béo phì đang ngày càng phổ biến ở tất cả các độ t.uổi khác nhau. Đối tượng thừa cân nhiều nhất ở Việt Nam chính là t.rẻ e.m từ 2 đến 19 t.uổi.
Tỷ lệ người bị ung thư liên quan đến béo phì là 40%.
Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiếm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC), 40% các ca bệnh ung thư có liên quan đến thừa cân, béo phì.
Tại Việt Nam, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành thấp hơn t.rẻ e.m.
Theo nghiên cứu tại Đại học Washington, Việt Nam có tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành khá thấp, nhưng tỷ lệ t.rẻ e.m độ t.uổi 2-19 bị thừa cân lại cao hơn (gần 7%).
Người bị ung thư có liên quan đến béo phì chủ yếu ở độ t.uổi 50-74 t.uổi.
Trung tâm Phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), cho biết người bị ung thư có liên quan đến thừa cân và béo phì chủ yếu ở độ t.uổi 50-74.
Người thừa cân dễ bị ung thư bàng quang do Cholesterol cao.
Theo Boldsky, người thừa cân béo phì có thể tăng nguy cơ phát triển sỏi mật vì lượng cholesterol cao trong túi mật. Những viên sỏi này chính là nguyên nhân gây ung thư bàng quang.
Yếu tố gây ung thư buồng trứng ở phụ nữ béo phì là do thừa hormone estrogen.
Theo Boldsky, quá nhiều chất béo trong cơ thể phụ nữ sẽ làm thừa hormone estrogen. Lượng estrogen tăng cao sẽ gây ung thư buồng trứng, ung thư vú và ung thư tử cung.
Lượng hormone insulin bất ổn ở người béo phì dễ gây ung thư tuyến tụy.
Ông Graham Colditz, chủ tịch của IARC, Phó giám đốc Viện Y tế Công Cộng tại Đại học Washington, cho biết hoạt động của insulin trong cơ thể sẽ trở nên bất ổn nếu bạn ở trong tình trạng béo phì. Nó gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường ở tuyến tụy, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn.
Ung thư tuyến giáp là do tích lũy chất béo quá nhiều.
Theo Boldsky, tích lũy chất béo quá nhiều trong cơ thể có thể dẫn đến các hormone tuyến giáp bị mắc bệnh và gây ung thư tại khu vực này.
Tỷ lệ người béo phì mắc ung thư trực tràng so với người có hình thể cân đối là 30%.
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI), nam giới và phụ nữ béo phì có khả năng phát triển ung thư đại trực tràng khoảng 30% so với những người có cân nặng bình thường.
Cần giảm 5% trọng lượng cơ thể để tránh mắc bệnh liên quan đến ung thư.
Theo TS Graham Colditz, chủ tịch IARC, chỉ cần giảm 5% trọng lượng cơ thể là bạn đã tránh xa nguy cơ đối mặt với căn bệnh tử thần này.
Theo Phương Anh/Zing
Tỷ suất vòng eo và chiều cao – chỉ số mới phản ánh sức khỏe
Chỉ số khối cơ thể, hay BMI (Body Mass Index), đã từng là tiêu chuẩn vàng về đo lường tình trạng sức khỏe tổng quát của mỗi người.
Cách xác định WHtR
Để đo WHtR, bạn phải đo vòng eo của mình bằng một chiếc thước dây. Nên tiến hành đo khi cơ thể không quá đói hoặc quá no. Chọn điểm nằm giữa mào chậu và xương sườn cuối cùng, rồi quấn thước dây vòng quanh bụng qua điểm vừa chọn để lấy được số đo vòng eo ở thì thở ra. Muốn có số đo chuẩn, không nên đo qua lớp quần áo. Không kéo dây thít vào bụng hoặc để dây quấn quá lỏng. Tốt nhất là để thước dây bám sát vào bụng mà không khiến vùng da bị lún xuống là chấp nhận được. Ghi lại số đo vòng eo của bạn (cm).
Hiện nay, tiêu chuẩn xác định béo bụng trung tâm khi vòng eo ở nam trên 90cm và vòng eo ở nữ trên 80cm (theo tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa dành cho người châu Á).
Đo chiều cao tư thế đứng: Người được đo đứng ở tư thế tự nhiên, đầu để thẳng sao cho đuôi mắt và lỗ tai ngoài nằm trên một đường ngang song song với mặt đất, 3 điểm mông, lưng, gót chạm vào thước đo kẻ sẵn. Đo từ mặt đất cho tới điểm cao nhất trên đỉnh đầu.
Sau đó, chuyển đổi chiều cao của bạn sang cm. Bạn phải sử dụng cùng một loại đơn vị đo vòng eo và chiều cao để tính chỉ số WHtR.
Vòng eo phản ánh tương đối chính xác tình trạng sức khỏe.
Giá trị dự báo của WHtR
Xác định chỉ số WHtR là điều cực kỳ quan trọng, vì chỉ số WHtR có thể dự báo tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường và các vấn đề khác có liên quan đến chứng béo bụng.
Khỏe mạnh – chỉ số WHtR bằng hoặc nhỏ hơn 0,5: Nếu bạn có tỷ lệ vòng eo/chiều cao 50% tức là chỉ số WHtR bằng 0,5, bạn có tỷ lệ vòng eo/chiều cao lý tưởng, ít có nguy cơ bị bệnh tim mạch và các bệnh liên quan đến thừa cân béo phì trong cuộc đời. Nhưng điều quan trọng là phải duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường hoạt động thường xuyên. Càng ngăn ngừa lắng đọng mỡ ở vùng bụng, cuộc sống càng dài và khỏe mạnh hơn.
Thừa cân – chỉ số WHtR bằng hoặc lớn hơn 0,6: Nếu bạn có tỷ lệ vòng eo/ chiều cao 60-70% tức là chỉ số WHtR bằng 0,6 – 0,7 bạn đã thừa cân. Chất béo tích tụ vùng bụng được lưu trữ như chất béo thừa của cơ thể và chất béo nội tạng bao bọc xung quanh các cơ quan nội tạng. Chất béo này sẽ bắt đầu sản sinh ra hormon và các chất hóa học trung gian làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và tim mạch.
Béo phì – chỉ số WHtR bằng hoặc lớn hơn 0,7: Nếu tỷ lệ vòng eo/chiều cao là 70% hoặc nhiều hơn, tức chỉ số WHtR bằng hoặc lớn hơn 0,7, bạn được coi là béo phì và điều đó chắc chắn dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe, thậm chí là nghiêm trọng. Bạn có thể bị xơ vữa và cứng các động mạch dẫn tới đột quỵ, tăng huyết áp, bệnh tim, thay đổi hormon gây vô sinh, thay đổi mô t.iền ung thư và đái tháo đường. Điều quan trọng là phải ngăn chặn các thương tổn trước khi xấu đi, vì khi bạn đã có các triệu chứng rõ rệt thường bệnh đã diễn biến nghiêm trọng.
Béo phì nặng – chỉ số WHtR bằng hoặc lớn hơn 0,8: Cuối cùng, nếu tỷ lệ vòng eo/chiều cao trên 80% tức là chỉ số WHtR bằng hoặc lớn hơn 0,8, bạn được coi là mắc bệnh béo phì nặng. Với một vòng eo bụng lớn, bạn rất có thể sẽ bị giữ một lượng chất béo nguy hiểm ở vùng trung tâm và có nguy cơ mắc bệnh cao. Bạn cần phải giảm cân ngay lập tức để tránh những biến chứng do bệnh béo phì gây ra.
BMI so với WHtR
Chỉ số khối cơ thể (BMI) đã được sử dụng trong nhiều năm qua để xác định một người khỏe mạnh như thế nào. Tuy nhiên, về cơ bản chỉ số BMI vẫn còn những khiếm khuyết và thiếu độ chính xác trong một số trường hợp. Đối với một số người, nếu căn cứ vào chỉ số BMI có nghĩa là họ sẽ không bao giờ được xem là “khỏe mạnh”, ngay cả khi họ thực sự rất khỏe mạnh. Ví dụ, một vận động viên chuyên thể dục thể hình có các khối cơ bắp cuồn cuộn khắp cơ thể, nhưng vòng eo rất lý tưởng, khi tính chỉ số BMI có thể có kết quả rất cao và căn cứ vào bảng phân loại dựa theo chỉ số BMI có thể nói rằng họ bị béo phì hoặc thậm chí béo phì nặng, nhưng họ không phải bị béo phì mà rất khỏe mạnh với một cơ thể toàn cơ và rất ít mỡ. Vì vậy, trong những trường hợp vừa nêu, chỉ số WHtR có xu hướng là một chỉ số chính xác hơn để đ.ánh giá về sức khỏe so với chỉ số BMI.
Ngoài ra, tính tỷ lệ vòng eo/chiều cao WHtR dễ thực hiện. Để tính và xác định chỉ số BMI thường bao gồm các phép tính bình phương phức tạp; tính kết quả chỉ số WHtR chỉ dùng một phép chia hoặc có thể bạn chỉ cần tính nhẩm. Điều này cũng làm cho bạn dễ dàng theo dõi chỉ số WHtR theo thời gian, khi bạn tăng cân hoặc giảm cân. Các chuyên gia đang đẩy mạnh vận động Tổ chức Y tế Thế giới để áp dụng chỉ số WHtR như một chỉ số quyết định về tổng trạng sức khỏe và có thể thay thế cho chỉ số BMI hiện đang dùng.
BS. Thanh Hoài
Theo suckhoedoisong.vn