Cô gái thảng thốt khi bác sĩ chẩn đoán “mắc bệnh t.ình d.ục vì đếm nhiều t.iền mỗi ngày”, nghe giải thích còn bất ngờ hơn

Chúng ta đã nghe nhiều về những câu chuyện mắc bệnh t.ình d.ục qua việc dùng chung đồ lót, khăn tắm nhưng lý do mắc bệnh chỉ vì đếm t.iền mỗi ngày thì thật là kỳ lạ.

Theo thông tin từ bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang, Trung quốc, mới đây 1 bệnh nhân nữ 30 t.uổi tên là A Lý đã đến viện thăm khám khi cảm thấy ngứa vùng kín. Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán A Lý đã mắc một bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục gọi là mụn cóc s.inh d.ục.

Chị Lý thấy ngứa vùng kín nên đã bệnh viện thăm khám (Hình minh họa)

Nhận được kết quả kiểm tra của bác sĩ, chị Lý vô cùng tức giận vì cho rằng chồng đã lăng nhăng bên ngoài rồi về nhà truyền bệnh cho mình. Tuy nhiên, khi đưa chồng đến bệnh viện để kiểm tra mới vỡ lẽ chồng chị hoàn toàn “vô tội”.

Điều này khiến chị Lý vô cùng hoang mang: “ Tôi luôn vệ sinh cơ thể rất cẩn thận. Không hiểu tôi đã lây bệnh t.ình d.ục này từ đâu?“.

Bác sĩ đã tìm hiểu các thông tin cơ bản về cuộc sống của chị bao gồm cách sinh hoạt và nghề nghiệp. Cuối cùng, bác sĩ kết luận chị “mắc bệnh t.ình d.ục do thói quen đếm t.iền mỗi ngày”.

Ban đầu, chị rất ngạc nhiên, xong khi được bác sĩ giải thích mới hiểu ra: Chị Lý vốn là giao dịch viên tại một ngân hàng trong thành phố. Vì tính chất công việc, chị thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa đơn, t.iền mặt nhưng lại không bao giờ rửa tay sạch sẽ sau khi kết thúc công việc.

Bác sĩ cho biết, chúng ta không thể biết một tờ t.iền đã đi qua tay bao nhiêu người, cũng không đảm bảo được tờ t.iền ấy chứa bao nhiêu vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn gây bệnh giang mai, mục cóc s.inh d.ục…

Thực ra, trường hợp của chị Lý không phải là duy nhất. Trước đây, các bác sĩ của bệnh viện Nhân dân thành phố Ôn Châu cũng đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ tên là Hiếu Lê, 20 t.uổi đã mắc bệnh t.ình d.ục. Tuy nhiên, cô này chưa từng có bạn trai, cũng chưa từng quan hệ thì làm sao có thể lây bệnh? Sau khi tìm hiểu, bác sĩ phát hiện ra rằng Hiếu Lê là nhân viên ngân hàng, cô cũng không bao giờ rửa tay sau khi đếm t.iền giống A Lý.

2 trường hợp nhiễm bệnh trên đã chứng minh thói quen rửa tay vô cùng quan trọng. Đâu chỉ cần rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh. Các bác sĩ khuyên rằng mọi người cần phải rửa tay trong những trường hợp sau:

1. Rửa tay sau khi đọc báo: Các dung môi hữu cơ như ethanol, isopropanol và toluene thường được sử dụng trong mực in và các chất này có hại cho cơ thể con người nếu chúng bám vào tay.

2. Rửa tay sau khi đi từ bên ngoài vào nhà: Trong quá trình đi ngoài đường, chắc chắn tay sẽ tiếp xúc với một số vật dụng công cộng như tay nắm cửa, tay vịn thang máy… Những vật dụng này là nơi tập trung vi khuẩn và virus. Do đó, sau khi bạn ra ngoài, bạn nên rửa tay sạch sẽ trước khi làm những việc khác.

3. Hãy rửa tay sau khi sử dụng máy rút t.iền hoặc đếm t.iền mặt.

4. Đừng quên rửa tay khi đọc thực đơn nhà hàng vì rất ít khi nhà hàng khử trùng những bảng thực đơn này.

5. Rửa tay sau khi sử dụng máy tính, chuột và điện thoại di động: Đây là một vài vật dụng phổ biến dễ bị bỏ qua nhưng rất bẩn.

6. Rửa tay sau khi chạm vào dịch tiết cơ thể. Ví dụ, xì mũi, hắt hơi, ho.

7. Hãy rửa tay sau khi chạm vào vật nuôi hoặc gia cầm để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm liên quan đến động vật.

Theo Sohu/Helino

Không giặt khăn tắm ít nhất 2 lần mỗi tuần sẽ mang lại những hệ quả mà không ai muốn

Khăn tắm của bạn cần được giặt giũ và thay mới thường xuyên, nếu không, bạn sẽ gặp phải những hệ quả khiến mình hối hận trong thời gian dài.

So với những bộ quần áo được ta thay ra mỗi ngày và đem đi giặt giũ thường xuyên, khăn tắm là vật hiếm khi được chúng ta quan tâm như thế. Chúng ta sử dụng khăn tắm lặp đi lặp lại nhiều lần và không thay mới chúng thường xuyên, tuy nhiên điều này có thể là nguyên do gây nên một số vấn đề về sức khoẻ mà bạn không ngờ tới.

Khăn tắm: nơi nhân giống lý tưởng của vi khuẩn

Bạn nghĩ rằng, mình chỉ sử dụng khăn tắm sau khi tắm xong để thấm nước và lau cơ thể khô ráo. Cơ thể chúng ta sau khi tắm vốn sạch sẽ, vậy nên khăn tắm cũng sẽ không bị bẩn đâu, đúng không? Thực ra thì sai rồi đấy. Việc tắm rửa khiến cơ thể sạch sẽ, đúng, nhưng nó không hoàn toàn diệt hết vi khuẩn trên cơ thể bạn. Bác sĩ Philip Tierno, giáo sư ở Đại học dược New York cho hay. Những vi khuẩn còn lại trên cơ thể sẽ bám vào khăn tắm của bạn khi bạn lau mình, và làm ổ tại nơi đó. Sau khi chúng đã chuyển đến khăn tắm, chúng sẽ bắt đầu sinh sôi nảy nở.

“Vi khuẩn sẽ càng ngày càng nhiều theo thời gian và theo những lần bạn sử dụng khăn tắm mỗi ngày,” Chuck Gerba, giáo sư về vi sinh học của Đại học Arizona chô hay. Một nghiên cứu được dẫn dắt bởi Gerba cũng cho thấy rằng khăn lau tay qua sử dụng có nhiều vi khuẩn coliform gấp 1000 lần những chiếc khăn mới mua. Vi khuẩn thích những nơi ẩm, tối, vậy nên chúng sẽ vô cùng phát triển trong môi trường phòng tắm vốn có cả hai yếu tố. Thậm chí, các chuyên gia còn cho rằng khăn tắm là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong toilet chứ không chỉ riêng gì bồn cầu.

Những hệ quả thường thấy là viêm da và mụn

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, da nổi những đốm viêm hay chỉ đơn giản là mụn lưng, mụn cơ thể chữa mãi không khỏi, thì vấn đề có lẽ nằm ở chiếc khăn tắm tưởng chừng như vô hại. Nếu bạn lau mình bằng khăn tắm bẩn, bạn có thể có nguy cơ bị viêm nhiễm cao. “Nhất là khi sử dụng khăn tắm một cách mạnh bạo, bạn có thể làm rách da,” bác sĩ Gerba cho hay. Chỉ cần một vết trầy nhỏ đến mức bạn không nhận ra, cũng có thể mở đường cho vi khuẩn xâm nhập.

Mặt khác, các bác sĩ cũng khuyến nghị rằng bạn không nên chia sẻ khăn tắm với người khác, bởi vì trong khi vi khuẩn từ chính cơ thể bạn có thể không khiến bạn mắc bệnh, nhưng vi khuẩn từ người khác thì lại có. Và nếu bạn thuộc dạng dễ nổi mụn thì bạn nên giặt khăn tắm ngay sau mỗi lần sử dụng, bác sĩ Tierno đề nghị.

Các cách để giữ khăn tắm sạch nhất có thể

Thậm chí ngay cả khi bạn không để ai chạm vào khăn tắm của mình, nó vẫn có thể nhiễm bẩn bằng cách này hay cách khác. Bác dĩ Gerba và Tierno khuyến nghị mọi người giặt khăn tắm mỗi 2 hoặc 3 ngày. Nếu lâu hơn thế, các vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi nảy nở. “Bạn có thể sẽ không mắc bệnh dễ thấy nếu sử dụng một chiếc khăn tắm suốt 2 tuần, nhưng vấn đề không nằm ở đó,” bác sĩ Tierno nói. “Câu hỏi ở đây là bạn có mặc lại quần trong mình đã sử dụng sau khi tắm rửa không? Việc sử dụng lại khăn tắm liên tục trong thời gian dài cũng tương tự như vậy.”

Ngoài ra, trong những lần 1 – 2 bạn sử dụng khăn tắm, hãy nhớ treo chúng lên và để khô tự nhiên chứ đừng gấp hoặc dồn chúng vào một chỗ. Nên mở rộng khăn để về mặt tiếp xúc không khí càng nhiều càng tốt. Cho dù điều này có thể khiến bạn phải giặt đồ nhiều lần hơn, thì cũng đừng nên lười biếng và để vi khuẩn có cơ hội sinh trưởng. Bạn có thể dự trữ 2 – 3 chiếc khăn để có thể thay đổi thường xuyên như quần áo, như vậy, bạn có thể giặt chúng trong 1 lần vào cuối tuần để tiết kiệm thời gian.

Kết luận:

– Khăn tắm là nơi sinh trưởng của vi khuẩn, nó có thể lấy vi khuẩn từ cơ thể bạn và khiến chúng nhân lên gấp nhiều lần.

– Sử dụng khăn tắm lại nhiều lần có thể gây viêm da, nấm, các bệnh về da như mụn cơ thể.

– Chia sẻ khăn tắm với người khác có thể khiến bạn dễ nhiễm bệnh hơn.

– Nên giặt khăn tắm ít nhất 2 lần mỗi tuần (mỗi 2 – 3 ngày).

– Sau khi sử dụng 1 – 2 lần, nhớ phơi khăn sao cho bề mặt tiếp xúc không khí nhiều nhất để hạn chế vi khuẩn sinh trưởng.

Source (Nguồn): Reader’s Digest

Theo Trí Thức Trẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *