Với mong muốn đem lại nhiều nụ cười mới cho t.rẻ e.m trên toàn quốc, trong tháng 11/2019, tổ chưc Operation Smile Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai chương trình Phâu thuât nhân đạo danh cho cac bênh nhân mang di tât khe hơ môi, ham êch.
Nụ cười của bé Cẩm Ly, một bệnh nhi đã được phẫu thuật miễn phí bởi Operation Smile. Ảnh: Operation Smile
Tháng 11 này, chương trình phẫu thuật nụ cười của tổ chức Operation Smile Việt Nam sẽ diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM.
Tại Hà Nội, địa điểm diễn ra chương trình là Bệnh viện Trung ương (TW) Quân đội 108 (số 1 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm), trong thời gian từ 11-15/11 (khám ngày 11/11, phẫu thuật từ 12-15/11).
Tại TP.HCM, chương trình được tổ chức tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TP. HCM (201A Nguyễn Chí Thanh, Quận 5), trong thời gian từ 9-15/11 (khám ngày 9/11; phẫu thuật 11-15/11).
Chương trình phẫu thuật được thực hiện bởi đội ngũ các chuyên gia y tế quốc tế của Operation Smile, bệnh viện TW Quân đội 108 và bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TP.HCM.
Đối tượng của chương trình bao gồm: bệnh nhân dị tật bẩm sinh khe hở môi – hàm ếch chưa được phẫu thuật; bệnh nhân di chứng dị tật bẩm sinh khe hở môi hàm ếch các độ t.uổi (sẹo môi, lỗ thông vòm miệng, dị tật mũi).
Để đủ tiêu chuẩn phẫu thuật, trẻ bị khe hở môi phải được ít nhất 6 tháng t.uổi, nặng từ 8kg trở lên. Trẻ bị khe hở hàm ếch phải được ít nhất 18 tháng t.uổi, nặng từ 10-12kg trở lên. Tất cả các trẻ không có bệnh bẩm sinh như bệnh tim, động kinh, thần kinh…và không bị ốm, sốt hoặc viêm nhiễm trong thời điểm đi khám.
Các ca phẫu thuật sẽ được thực hiện miễn phí cho bệnh nhân. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được hỗ trợ một phần chi phí đi lại và ăn ở trong thời gian lưu viện.
Để đăng ký phẫu thuật, xin vui lòng liên lạc trực tiếp với Operation Smile Việt Nam qua các điện thoại văn phòng tại Hà Nội (024.3936 5426) và TP.HCM (028.3526 0208) trong giờ hành chính hoặc đường dây nóng: 090 488 5555.
Khe hở môi, hơ ham êch la một trong nhưng di tât phô biên nhât đôi vơi tre sơ sinh tai Việt Nam với tỷ lệ trẻ sinh ra mang dị tật là 1/700. Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1989, trong suốt hơn 30 năm qua, Operation Smile Việt Nam đã khám và phẫu thuật cho gần 60.000 t.rẻ e.m mang dị tật bẩm sinh trên khuôn mặt. Tuy nhiên, với con số khoảng 3.000 t.rẻ e.m sinh ra với dị tật bẩm sinh hàng năm, vẫn còn rất nhiều t.rẻ e.m không có điều kiện để tiếp cận các dịch vụ khám và điều trị miễn phí.
Theo thoidai
Giải pháp mới cho các bệnh nhân sau phẫu thuật hở hàm ếch vẫn còn nói ngọng
Trong 3 ngày (từ 17/3 đến 19/3), đoàn chuyên gia gồm các y, bác sỹ Đài Loan phối hợp với các bác sỹ Khoa răng, hàm, mặt Bệnh viện Nhi Trung ương sẽ tổ chức khám, phẫu thuật cho trẻ bị hở hàm ếch và những trẻ sau phẫu thuật nhưng vẫn còn nói ngọng, phát âm sai.
Trẻ bị hở hàm ếch được khám và phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Theo ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bệnh viện Nhi Trung ương, từ 14 giờ chiều nay (17/3), 60 cháu bé bị dị tật khe hở môi và vòm miệng (hay còn gọi là sứt môi, hở hàm ếch) sẽ được đoàn chuyên gia Đài Loan khám hội chẩn, sàng lọc, phân loại và sẽ tiến hành phẫu thuật trong 2 ngày (ngày 18-19/3).
BS Lan cho biết, khe hở môi và vòm miệng là một dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt hay gặp. Trên thế giới, tỷ lệ mắc dị tật này trong số trẻ mới sinh là 1/600 đến 1/1000. Ở Việt Nam, tỷ lệ này dao động từ 0,1 đến 0,2%. Trong đó khe hở vòm miệng chiếm 40%.
Khe hở vòm miệng gây ra các rối loạn trầm trọng cho trẻ như khó ăn – bú hay bị sặc, dễ mắc các bệnh đường hô hấp, rối loạn phát âm, rối loạn tâm lý…
Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và Bệnh viện Nhi Trung ương nói riêng đều không xa lạ với phẫu thuật cho các trẻ bị khe hở vòm. Nhưng có một thực trạng là trẻ sau khi được phẫu thuật “đóng kín” các khe hở ở môi và vòm thì đã quay lại bệnh viện khám lại vì hầu hết các con đều nói ngọng, giọng yếu thều thào hoặc vang.
Các chuyên gia Đài Loan khám cho các bệnh nhân
BS Lan cho biết, nguyên nhân trẻ nói ngọng, giọng yếu, hơi thoát qua mũi… dù đã được phẫu thuật đóng vá kín môi vòm là do rối loạn chức năng vòm hầu. Tức là vòm mềm đã không đóng một cách hợp lí trong suốt quá trình tạo phát âm thanh…
“Ở Mỹ, châu Âu và một số nước như Đài Loan, Hong Kong… đã sử dụng phương pháp nội soi bằng ống mềm qua đường mũi để chẩn đoán các dạng rối loạn chức năng vòm hầu để từ đó các chuyên gia sẽ đề xuất dạng bệnh nào sẽ phải phẫu thuật mới cải thiện được vấn đề phát âm, dạng nào chỉ cần trị liệu lời nói mà không cần đến phẫu thuật…” – BS Lan phân tích.
Cũng theo BS Lan, Bệnh viện Nhi Trung ương hiện được tài trợ một máy nội soi ống mềm từ Đài Loan. Nhờ thiết bị này mà các bác sĩ nhìn được khả năng di động của vòm hầu trong suốt quá trình phát âm, qua đó giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác được tỉ lệ đóng kín của vòm hầu. Qua đó, ê kíp lựa chọn từng kĩ thuật mổ sao cho phù hợp nhất trên từng ca bệnh…
Với phương pháp nội soi ống mềm, bệnh nhân hở hàm ếch hoàn toàn có thể được điều trị mà không để lại di chứng
BS Lan nhấn mạnh: “Khe hở môi – vòm miệng là dị tật hoàn toàn có thể điều trị được mà không để lại di chứng gì. Điều trị khe hở môi vòm không chỉ dừng lại ở việc đóng kín khe hở. Với những bệnh nhân bị dạng bệnh này, Bệnh viện Nhi Trung ương đã áp dụng những kĩ thuật mổ mới như Furlow hay Pharyngeal Flap và đã thành công. Nhờ đó những trẻ mắc khe hở môi vòm được hoàn thiện hơn và trở về bình thường…”.
Theo thegioitiepthi