Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ 1/1/2020, theo đó, tất cả người điều khiển phương tiện giao thông phải có nồng độ cồn bằng 0.
Nước hoa quả lên men đều được coi là “rượu”
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Trần Thị Trang giải thích thuật ngữ về “rượu” trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia được Quốc hội thông qua tháng 6/2019 và sẽ có hiệu lực từ 1/1/2020. Theo đó, tại Điều 2 của Luật, tất cả các đồ uống chứa cồn thực phẩm được sản xuất từ quá trình lên men của các loại ngũ cốc, dịch đường, cây, củ, quả hoặc đồ uống pha chế từ cồn thực phẩm đều được coi là rượu, là đồ uống có cồn và phải được điều chỉnh ở Luật này.
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Trần Thị Trang tại Hội nghị triển khai Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia diễn ra ngày 16/10.
“Có một số loại nước hoa quả lên men cũng sẽ phải chịu sự điều chỉnh của Luật. Điều này khác với chính sách hiện nay, tức là chúng ta đã quản lý toàn bộ các loại đồ uống có cồn và không loại trừ bất cứ đồ uống có cồn nào. Thực tế, học sinh ở các trường phổ thông đang sử dụng rất nhiều các loại nước hoa quả lên men, bởi vì chưa được tuyên truyền đó cũng là đồ uống có cồn. Có những loại độ cồn lên tới 4,5 độ”, bà Trang trình bày tại Hội nghị triển khai Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Theo quy định hiện hành, người điều khiển ô tô nồng độ cồn phải bằng 0 và người điều khiển xe máy vẫn có ngưỡng cho phép. Nhưng Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định nồng độ cồn trong m.áu và hơi thở bằng 0 với tất cả những người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này đồng nghĩa, con số 33 triệu xe máy – tương ứng là số người đi xe máy phải thay đổi về mặt hành vi.
“Đây là quy định đầy “thách thức” và những người chịu thách thức nhiều nhất là lực lượng chức năng của ngành giao thông, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia…”, bà Trang nói.
Cũng theo Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), có thực tế là sử dụng một số thực phẩm có đường dễ lên men hoặc các sản phẩm trái cây như nho, sầu riêng… dễ tạo hàm lượng cồn nhất định. Tuy nhiên, nồng độ cồn tự nhiên thấp, không đáng kể. Điều này sẽ được Bộ Y tế phổ biến để lực lượng chức năng xử lý hợp lý.
Luật sẽ bảo vệ giới trẻ khỏi tác động của rượu bia
Sau 7 năm nghiên cứu, xây dựng, ngày 14/6/2019, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đã được Quốc hội khóa XIV thông qua. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một đạo luật điều chỉnh đầy đủ, hoàn chỉnh đối với vấn đề phòng, chống tác hại của rượu, bia. Đồng thời, Luật đã được Tổ chức Y tế thế giới đ.ánh giá cao vì có những quy định mạnh mẽ.
Trưởng Văn phòng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, ông Kidong Park khẳng định: “Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của luật là bảo vệ người dân, đặc biệt là giới trẻ khỏi những tác động của rượu bia. Luật sẽ cấm việc khuyến khích, ép buộc người khác sử dụng rượu bia, bán rượu bia và sử dụng rượu bia như sản phẩm khuyến mại cho người dưới 18 t.uổi, cấm sử dụng rượu bia khi điều khiển các phương tiện giao thông”.
Về một số điểm mới của Luật, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Trần Thị Trang cũng cho biết, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia có 7 chương và 36 điều, gồm những biện pháp cơ bản để quản lý, cũng như giảm thiểu tác hại của rượu bia tới sức khỏe, kinh tế và xã hội. Trong đó, có 5 nội dung cần phải triển khai là các biện pháp để giảm mức tiêu thụ rượu bia cao ở Việt Nam (80% người dân có sử dụng rượu bia); giảm 44% nam giới uống rượu bia ở mức có hại; quản lý việc cung cấp rượu bia, như hạn chế tính sẵn có và quá dễ tiếp cận.
Với việc giảm tính sẵn có của rượu bia, Luật đang quy định một số điểm không được bán rượu, bia là các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, cơ sở vui chơi, các địa điểm công cộng giải trí, cơ sở cai nghiện, bảo trợ xã hội, nơi làm việc của các cơ quan… Tuy nhiên, theo bà Trang, hiện nay Chính phủ đang đề xuất sẽ có thêm khoảng hai điểm nữa sẽ bị cấm bán rượu bia là rạp chiếu phim và công viên./.
Theo VOV
Không khí ô nhiễm, người Hà Nội có muôn kiểu “bảo vệ đường thở”
Đối phó với khí thải của các phương tiện và ô nhiễm không khí, mỗi khi ra đường người dân Hà Nội nghĩ ra nhiều cách để bảo vệ sức khỏe
Tuần qua, mức độ ô nhiễm không khí Hà Nội liên tục ở mức cảnh báo nguy hiểm cho sức khoẻ.
Nhất là đối với người già trẻ nhỏ, người mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Nhiều thời điểm, chất lượng không khí suy giảm tới ngưỡng kém và xấu.
Để đối phó với khói bụi bảo vệ sức khỏe, nhiều người dân ra đường ý thức mang khẩu trang. Có người còn lồng 2 khẩu trang để tránh bụi.
Chị Minh Hường (45 t.uổi) ở Thái Hà cho biết, phải đi làm xa cơ quan mãi tận phố Lý Thường Kiệt. Quãng đường đi về sáng chiều đều ùn ứ các phương tiện. Phương tiện ùn ứ càng xả thải nhiều. “Bản thân cơ địa yếu mỗi lần hít khói xăng dầu cộng với 2 lần khẩu trang khiến tôi nhiều lúc ngộp thở”
Vào những thời điểm chất lượng không khí kém, tần suất bệnh nhân nhập viện do các căn nguyên tim mạch, hô hấp cũng tăng cao.
Ghi nhân tại nút giao Xã Đàn hàng trăm phương tiện dừng chờ đèn đỏ. Dù cho đèn chờ 90 giây nhưng các phương tiện không hề tắt máy.
Chưa kể nhiều phương tiện đã cũ xả khói đen kịt.
Ngã tư Kim Liên khi tàu hỏa chạy qua.
Đại diện ngành môi trường Hà Nội cho biết, khí thải của các phương tiện giao thông là 1/12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội.
Đường Đại Cồ Việt.
Người phụ nữ đợi xe công nghệ, khẩu trang bịt kín mặt trước dòng xe cộ ùn tắc đang nhả khói trên đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng.
Nút thắt đường lên cầu vượt Đại Cồ Việt khiến phương tiện ùn ứ.
Người đi đường sử dụng nhiều loại khẩu trang khác nhau nhằm hạn chế thấp nhất việc hít khói.
Bảo vệ đường thở bằng nhiều lớp.
Dòng phương tiện trên phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm.
Trước đây, nam giới ngại đeo khẩu trang ra đường. Nay tỷ lệ nam giới tự trang bị khẩu trang bảo vệ sức khỏe tăng mạnh.
Nam thanh niên ship hàng cho hay, “Đặc thù công việc hít khói bụi cả ngày. Lúc nghỉ ngơi thấy cổ họng khô đặc, mồm miệng đắng ngắt. Biết là do hít bụi nhiều nhưng chưa tìm được việc tốt nên tôi vẫn phải gắn bó với mặt đường”.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhiễm không khí liên quan tới 30% ca t.ử v.ong do ung thư phổi, 25% các ca đột quỵ não và bệnh tim mạch. Riêng bệnh về hô hấp, có đến 435 ca t.ử v.ong do bệnh lý hô hấp liên quan tới ô nhiễm không khí./.
H.La/VOV.VN