Phụ nữ cắt bỏ tử cung có thể khiến ‘chuyện ấy’ thăng hoa hơn

Sau khi cắt bỏ tử cung để điều trị bệnh, nhiều cặp vợ chồng đã phải ly tan vì sợ không quan hệ t.ình d.ục được hay quan hệ không còn như lúc chưa điều trị.

Vậy thực hư điều này là như thế nào, phụ nữ khi cắt bỏ tử cung khả năng quan hệ t.ình d.ục sẽ ra sao?

Thời gian gần đây có nhiều người trẻ bị mới 19, 20 chưa lập gia đình hay mới lập gia đình bị u xơ tử cung buộc phải cắt bỏ tử cung để chữa trị. Sau đó, không ít người tỏ ra hoang mang trong đời sống “chăn gối”, nhiều cặp vợ chồng đã phải ly tan vì người phụ nữ lo sợ chuyện không còn ham muốn với chồng khi t.uổi đời con rất trẻ.

BS CK2 Nguyễn Văn Tiến – Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết, trong những ngày qua ông nhận rất nhiều lời “tâm tư” của những phụ nữ bị cắt bỏ tử cung thắc mắc về “chuyện ấy”. Có nhiều trường hợp các cặp vợ chồng đã phải ly tan vì sợ không quan hệ t.ình d.ục được hay quan hệ không còn như lúc chưa điều trị.

Theo bác sĩ Tiến, các “tâm tư” mà các phụ nữ này chia sẻ đều cho rằng sau khi phẫu thuật cắt tử cung thì hứng thú sinh hoạt vợ chồng sẽ giảm hay mất đi, do độ bôi trơn của â.m đ.ạo giảm, do đau đớn khi quan hệ… Hơn thế nữa, không ít người còn nói chức năng t.ình d.ục và sinh sản là một, vì người phụ nữ không thể sinh con thì cuộc sống không có gì hứng thú cả.

Một số chị em lại nói rằng sau khi cắt bỏ tử cung thì k.inh n.guyệt sẽ hết, mà k.inh n.guyệt hết thì cũng giống như bước vào thời kỳ mãn kinh, nhu cầu t.ình d.ục sẽ chấm dứt. Từ những “tâm tư” ấy, nhiều phụ nữ hoang mang cho đời sống t.ình d.ục của mình. Có không ít trường hợp đã phải chia tay chồng, chấm dứt những tháng năm mặn nồng.

Bác sĩ Tiến cho rằng những lo lắng trên của các chị em phụ nữ không may bị cắt bỏ tử cung, buồng trứng là thiếu cơ sở khoa học.Theo bác sĩ Tiến, các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh điều ngược lại, đó là phụ nữ cắt bỏ tử cung có thể làm đời sống vợ chồng thăng hoa hơn.

Một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên tạp chí của Hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) cho thấy, chức năng t.ình d.ục được cải thiện tổng thể sau phẫu thuật cắt tử cung, nhất là cảm giác đau khi quan hệ giảm đi đáng kể.

Trong 2 năm, các nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland đã theo dõi đều đặn chức năng t.ình d.ục của những phụ nữ sau cắt tử cung. Hai năm sau cuộc phẫu thuật có 76,7% phụ nữ có quan hệ t.ình d.ục, so với 70,5% phụ nữ trước khi phẫu thuật. Số người báo cáo đau khi quan hệ t.ình d.ục giảm từ 18,6% xuống 3,6%; không có khả năng đạt được cực khoái giảm từ 7,6 xuống 4,9% và ham muốn thấp giảm từ 10,4% xuống 6,2%.

Xa hơn, một nghiên cứu từ năm 1999 đến 2015 cho thấy hầu hết các rối loạn t.ình d.ục do bệnh lý lành tính của tử cung đều được cải thiện sau cuộc phẫu thuật. Những bệnh nhân nào có cuộc sống vợ chồng bình thường trước đó đều cảm thấy việc sinh hoạt t.ình d.ục sau mổ tương đương hoặc tốt hơn.

“Thực tế tử cung chỉ là cơ quan nuôi dưỡng thai nhi, buồng trứng mới là cơ quan s.inh d.ục quan trọng của nữ giới. Đó là cơ quan nội tiết quan trọng để duy trì tính dục của nữ giới và có chức năng điều hoà hệ thống nội tiết của toàn cơ thể, trong đó có nội tiết chi phối cảm giác t.ình d.ục. Buồng trứng mỗi tháng tiết ra chất kích thích thụ thai, hormon nữ theo chu kỳ để rụng trứng và duy trì k.inh n.guyệt.

Sau khi cắt bỏ tử cung, việc sản xuất hormon vẫn diễn ra bình thường vì vậy không ảnh hưởng đến đời sống t.ình d.ục. Ngoài ra, việc điều trị phẫu thuật có thể giải phóng được nỗi khổ của của các bệnh nhân do u xơ tử cung gây đau, mất m.áu kéo dài, lo lắng sợ mang thai hoặc là lo sợ bị ung thư tử cung… Sau khi cắt tử cung, không còn những nguy hiểm và lo lắng nữa, sức khỏe được cải thiện nên họ cảm thấy hứng thú t.ình d.ục tăng lên và cảm giác dễ chịu khi quan hệ t.ình d.ục cũng tăng lên”, bác sĩ Tiến lý giải.

Bác sĩ Tiến cũng chia sẻ những lo lắng của phụ nữ sau khi cắt bỏ tử cung dẫn đến những tiêu cực đối với quá trình điều trị, dễ nảy sinh lo lắng trước khi phẫu thuật và thời kỳ suy nhược kéo dài sau khi phẫu thuật. Bên cạnh đó, các chị em còn mặc cảm vì cho rằng mất đi tử cung sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và nữ tính. Chính tâm lý không ổn định đã chi phối tâm lý t.ình d.ục.

“Các bác sĩ cần tư vấn và hướng dẫn cả 2 vợ chồng trước và sau khi phẫu thuật cắt bỏ tử cung, nói rõ phương thức và chi tiết của việc phẫu thuật cũng như những biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật và cách khắc phục. Việc này nhằm giúp họ đối mặt với những thay đổi sau cuộc phẫu thuật. Quan trọng hơn nữa là người chồng cần thông cảm và giúp vợ mình vượt qua mặt cảm về tâm lý”, bác sĩ Tiến khuyến cáo.

Hồ Quang

Theo motthegioi

Mẹ Hà Nội và lần mổ đẻ “thập tử nhất sinh”: M.áu c.hảy lênh láng khắp giường, phải cắt bỏ tử cung vì biến chứng nguy hiểm

Dù đã bình an sau ca sinh nở kinh hoàng, nhưng chị Nhạn (sống tại Hà Nội) vẫn hay gặp ác mộng mình phải đi cấp cứu, và m.áu cứ tuôn chảy không ngừng.

Mang thai và sinh con là niềm hạnh phúc của nhiều phụ nữ. Thế nhưng không thể phủ nhận rằng trong thời gian này, nhiều mẹ sẽ gặp phải những biến chứng vô cùng kinh hoàng và có thể còn m.ất m.ạng nữa. Bởi thế, nhiều người vẫn thường nói rằng “cửa sinh là cửa tử”. Điều này vô cùng đúng với trường hợp của chị Nguyễn Thị Nhạn, 33 t.uổi (sống tại Hà Nội), vì khi mang thai bé thứ 3, chị bị nhau t.iền đạo và phải cắt bỏ cả tử cung.

Chia sẻ về câu chuyện sinh nở của mình, chị Nhạn cho biết cả 3 lần mang thai, chị đều được chỉ định mổ. 2 lần đầu tiên là do thai to, đến lần mang thai thứ 3 chị bị nhau t.iền đạo nên cũng bắt buộc phải mổ: “Trước đó trong quá trình mang thai mình hoàn toàn bình thường, vẫn làm việc và đi du lịch. Đến tuần 22, bác sĩ có nói rau bám thấp và lan vào cổ tử cung nên hạn chế vận động mạnh, nên mình không đi nữa. Khi ở tuần 28 mình đi siêu âm thì được báo bị nhau t.iền đạo”.

Chị Nhạn bên chồng con, lúc này chị đang mang bầu bé thứ 3 được 3 tháng.

Chỉ 2 tuần sau đó, khi đang ở nhà chị Nhạn bỗng bị m.áu c.hảy ra ướt hết quần và ga giường. Khi vào nhà vệ sinh thay đồ, chị thấy một cục m.áu đông to bằng lòng bàn tay chảy ra, nên đã vào viện cấp cứu. Lúc đầu chị Nhạn định vào viện mà mình đã đăng kí, nhưng về sau lại chuyển sang viện khác và được nằm theo dõi ở đấy từ tuần 30 đến 36: ” Khi vào viện, các bác sĩ bảo em bé trong bụng mới 30 tuần, có khả năng giữ được thêm nên cho mình uống thuốc và nằm theo dõi trên khoa sản. Trong 6 tuần nằm viện thì mình bị ra m.áu 8 lần luôn, nhưng sau khi khám bác sĩ đều nói cầm m.áu, rồi nằm chạy máy theo dõi. Nếu ổn lại về phòng dưỡng thai nằm giữ tiếp”, bà mẹ 3 con kể lại.

Hồi mang bầu bé thứ 3 chị Nhạn vẫn đi du lịch như bình thường, đến khi biết bị nhau t.iền đạo thì chị hạn chế di chuyển nhiều.

Thế nhưng chỉ 1 tuần sau, vào tầm khoảng 6h sáng, chị Nhạn lại bị c.hảy m.áu không ngừng, nên phải mổ cấp cứu luôn. Thai nhi lúc đấy còn có biểu hiện suy thai, tim thai yếu. Còn chị bị huyết áp thấp và phải viết giấy đồng ý cắt bỏ tử cung cũng như chấp nhận mọi rủi ro.

May mắn là sau ca sinh mổ “thập tử nhất sinh” đó, con trai chị Nhạn đã chào đời bình an, khỏe mạnh ở tuần thứ 37. Còn chị cũng được về phòng nằm truyền nước, truyền kháng sinh. Thế nhưng 2 ngày sau chị lại phải cấp cứu tiếp vì thiếu m.áu. “Ngày đầu tiên mình được nằm truyền nước, giảm đau, kháng sinh và không có chuyện gì cả. Đến ngày thứ 2, bác sĩ khuyên dậy tập đi, mình vừa đứng lên được thì ngất lịm luôn, và lại phải cấp cứu tiếp vì bị choáng do thiếu m.áu. Bây giờ sức khỏe của mình đã ổn, nhưng đêm nào mình cũng mơ bị đẩy đi cấp cứu và m.áu cứ tuôn ra không ngừng”.

Bé Ken hiện đã được 2 tuần t.uổi, trộm vía sức khỏe rất tốt.

Tuy phải trải qua ca sinh nở đầy nguy hiểm. Thế nhưng bà mẹ 3 con cho biết chị vẫn còn may mắn, vì nhiều mẹ khác còn không giữ được em bé, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nặng nề: “Suốt từ tuần 30 đến 36 mình nằm ở khoa sản và chứng kiến rất nhiều sản phụ bị giống mình, nhiều mẹ ra m.áu không cầm được ở tuần 22 – 24 – 27 – 30… Các mẹ vẫn bị cấp cứu, vẫn bị mổ đau mà lại thêm nỗi đau tinh thần vì mất con. Thương lắm!”, chị Nhạn trải lòng.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *