Béo phì là điều mà bất cứ ai cũng không hề mong muốn, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà con người mắc phải căn bệnh béo phì này.
Thế nhưng ở Nhật Bản, dù muốn hay không muốn, “béo phì” vẫn bị coi là phạm pháp và đã bị chính phủ ban hành luật cấm.
Kỳ thị với người “béo phì”
Theo số liệu thống kê năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì 25 quốc gia có dân số béo phì cao nhất thế giới. Nguyên nhân đơn giản là người ta ngày càng ăn nhiều hơn và ít vận động hơn. Nền công nghiệp thực phẩm toàn cầu đang cung cấp quá nhiều thức uống soda, khoai tây chiên, thịt và bơ so với những bữa ăn truyền thống chỉ dựa vào thực phẩm ít calorie và chất béo. Tình hình càng xấu thêm khi mà thức ăn nhanh ngày nay lại có giá rẻ hơn rau và trái cây.
Chính phủ Nhật Bản rất lo ngại vấn đề này. Bởi béo phì hiển nhiên gây ra nhiều bất lợi, trước tiên là đối với người dân, sau đó là ảnh hưởng đến đất nước. Hiện tại, Nhật Bản là nước có dân số già đi nhanh chóng, tỷ lệ sinh thấp và t.uổi thọ cao, béo phì sẽ dẫn đến số lượng người mắc bệnh tiểu đường tăng và phát sinh thêm nhiều bệnh khác nữa.
Nhật Bản đang áp dụng nhiều biện pháp để kiểm soát béo phì (Ảnh minh họa)
Thậm chí, theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế nghiên cứu, béo phì làm tăng nguy cơ mắc 13 bệnh ung thư, trong đó có 8 loại bệnh ung thư dễ bị mắc nhất khi bị thừa cân. Nếu như vào năm 1997, mới chỉ có 6,9 triệu người mắc bệnh thì đến năm 2007, con số này đã tăng lên tới 8,9 triệu người. Dự kiến, chi phí chăm sóc y tế sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020.
Phải nói rằng, người Nhật có thái độ kỳ thị đối với người bị béo phì. Ví dụ điển hình là vào năm 2016, một nhà hàng k.hỏa t.hân đầu tiên ở Nhật có tên là Amrita ở Tokyo đã đặt ra tiêu chí đón tiếp khách hàng riêng. Theo đó, khách đến nhà hàng phải nằm trong độ t.uổi từ 18-60, không hình xăm và đặc biệt là cân nặng không được vượt quá 15kg so với trong lượng trung bình, tương ứng với chiều cao của họ.
Những người không may mắn có được thân hình chữ “S” sẽ có cuộc sống khổ sở cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. Đặc biệt, đối với nữ giới. Họ khó có thể kiếm được người yêu, thường xuyên bị trêu chọc, thậm chí là xa lánh, miệt thị.
Bên cạnh đó, nếu một người có chỉ số vòng eo quá lớn, vượt quá tiêu chuẩn sẽ có cuộc sống không mấy dễ dàng, nhất là trong chuyện xin việc. Bởi các công ty khi tuyển dụng nhân sự không đ.ánh giá cao những người béo phì và thường sẽ loại họ ngay từ “vòng gửi xe”. Người ta coi họ là những người “không có kỷ luật” với bản thân, lười biếng, chậm chạp và kém năng động.
Cấm để đẩy lùi bệnh tật cho người dân
Năm 2008, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã giới thiệu “ Luật Metabo”, trong đó yêu cầu nam giới và phụ nữ ở độ t.uổi từ 40-74 phải đo vòng eo hàng năm. Điều này có nghĩa là vòng eo của hơn 56 triệu người, tương đương khoảng 44% dân số, sẽ được đo. Giới hạn chu vi vòng eo là 33,5 inch (85cm) đối với nam và 35,4 inch (90cm) đối với nữ. Chỉ số này được các nhà lập pháp Nhật Bản đưa ra dựa trên hướng dẫn của Ủy ban Phòng chống tiểu đường quốc tế nhằm đẩy lùi những căn bệnh nguy hiểm và các bệnh liên quan đến cân nặng.
Được biết, Luật Metabo được đặt tên theo Hội chứng Chuyển hóa (metabolic syndrome), là nhóm tình trạng xảy ra cùng lúc, bao gồm huyết áp cao, lượng đường trong m.áu cao, mỡ cơ thể dư thừa quanh eo và mức cholesterol cao bất thường, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.
Điều khác lạ ở đạo luật chống béo phì của Nhật Bản là không nhằm phạt các cá nhân mà lại là các công ty, địa phương có người thừa cân, dư vòng eo. Theo yêu cầu về chăm sóc y tế ở Nhật Bản, các công ty tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát cho nhân viên hàng năm. Những người thừa cân và eo lớn hơn so với quy định chỉ phải áp dụng chế độ dinh dưỡng của các nhà chức trách đưa ra và sau 6 tháng kể từ chế độ ăn kiêng, nếu trọng lượng vẫn không giảm họ tiếp tục phải đào tạo lại cho đến khi đạt chuẩn mới thôi.
Tuy nhiên, không giống như cá nhân, các công ty và chính quyền địa phương có thể bị phạt hành chính nếu người dân thuộc quyền quản lý của họ không đáp ứng tiêu chuẩn của chính phủ. Theo “Luật Metabo”, nếu những công ty nào không kéo giảm được số nhân viên thừa cân xuống thì họ buộc phải chi t.iền nhiều hơn cho chương trình chăm sóc y tế dành cho người già. Với các công ty có đông nhân viên thì khoản t.iền nộp phạt không hề nhỏ, có thể lên tới hàng chục triệu USD.
Thêm nữa, những người hoạt động kinh doanh và buôn bán nhỏ lẻ cũng không thoát khỏi “bản án” nếu dư cân và thừa vòng eo. Còn với địa phương, đơn vị này phải quản thúc người dân của mình. Nếu người dân vẫn thừa cân thì chính quyền phải nộp phạt cho nhà nước.
Với đạo luật và cách xử phạt đ.ánh nặng vào tài chính, vì vậy mà người dân rất ý thức trong việc giảm béo và giữ gìn vóc dáng của mình. Rất nhiều mẹo vặt để giảm cân của người Nhật đã trở thành bí quyết của nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Ông James Kondo (Chủ tịch Viện Chính sách về sức khoẻ Nhật Bản – HPIJ), một tổ chức cố vấn độc lập, nhận xét: “Nhờ biện pháp kiểm tra sức khoẻ tổng quát mà vấn đề béo phì và hội chứng chuyển hóa được cảnh báo”.
Tuy nhiên luật này cũng gặp phải sự phản đối gay gắt từ người dân. Một số người cho rằng, những chỉ số về cân nặng và vòng eo tiêu chuẩn đưa ra là quá khắt khe. Trong khi, một số người khác nói, luật này vi phạm nhân quyền, can thiệp quá sâu vào đời sông tự do của người dân.
Được biết, sau 4 năm thực hiện luật, kết quả phụ nữ Nhật trở nên quá gầy và vẫn muốn gầy hơn nữa. Theo các bác sĩ và chuyên gia về sức khoẻ nói, quy định giới hạn kích thước vòng eo của Nhật Bản mâu thuẫn với những nguyên tắc đặt ra của IDF. Bởi vì tiêu chuẩn vòng eo mới của IDF là 90cm đối với nam giới và 80cm cho phụ nữ. Tuy nhiên, dân thường Nhật Bản thường xuyên tập thể dục, tham gia câu lạc bộ thể hình và cố gắng bằng mọi cách để giảm cân, cho dù bác sĩ có cảnh báo họ đã quá gầy.
Kiểm soát số đo vòng eo là một biện pháp chống béo phì tại Nhật Bản
Ông Yoichi Ogushi (Giáo sư khoa Y, Đại học Tokai) thì cho rằng người Nhật không cần thiết phải giảm cân. Ông đưa ra so sánh: “Tôi không nghĩ rằng chiến lược giảm cân này là điều tích cực. Hiện tại, nếu luật này được áp dụng tại Mỹ thì sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Vì ở đó, cứ 3 người sẽ có 1 người thừa cân. Nhưng người Nhật lại nhẹ hơn nhiều, cứ 20 người Nhật mới có 1 người thừa cân nên không cần thiết phải giảm cân”.
Mặc dù chiến lược này vấp phải một số chỉ trích, tuy nhiên Chính phủ Nhật Bản đã thể hiện sự cứng rắn và lập trường khi đứng trước thách thức lớn về sức khỏe người dân. Giờ đây, chế độ ăn uống truyền thống gồm cá, rau và gạo kết hợp với văn hóa đi bộ ở đô thị và tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng cao là nguyên nhân giúp người Nhật thoát khỏi béo phì. Hiện tại, Nhật Bản là một trong những nước có tỷ lệ béo phì thấp nhất thế giới, chỉ chiếm 5%.
Thu Minh
Theo baophapluat
Những lý do làm người uống rượu càng lúc càng béo phì
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa chứng nghiện rượu và béo phì. Tuy nhiên, cũng cần nhiều nghiên cứu hơn để cho thấy mối liên hệ này.
Các nghiên cứu được thực hiện tại Trường Y Washington – St Louis (Mỹ) đã xem xét dữ liệu từ hai cuộc điều tra về nghiện rượu lớn. Trong khi cuộc khảo sát đầu tiên chưa thấy mối liên hệ nào giữa béo phì và t.iền sử gia đình nghiện rượu, cuộc khảo sát thứ hai đã chỉ ra rằng những người có t.iền sử gia đình nghiện rượu có nhiều khả năng bị béo phì.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa chứng nghiện rượu và béo phì. Ảnh: Internet
Các nhà nghiên cứu cho rằng liên kết này có thể là kết quả của các yếu tố môi trường, lối sống ngày càng ít vận động và tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh, theo Health24.
Dưới đây là một số yếu tố có thể dẫn đến tăng cân và béo phì nếu chúng ta uống nhiều rượu:
Rượu chứa nhiều calo và không có dinh dưỡng.
Không phải tất cả calo đều giống nhau. Trong khi một số calo cung cấp dinh dưỡng có lợi, thì calo trong rượu không có giá trị dinh dưỡng. Một số đồ uống có cồn cũng thường chứa đường, đặc biệt nếu ai thích cocktail hoặc rượu mạnh pha với nước ngọt. Nếu uống quá nhiều thì lượng calo tăng lên khá nhanh. Khi cơ thể nhận quá nhiều năng lượng từ rượu sẽ không được sử dụng và cuối cùng được lưu trữ dưới dạng chất béo.
Rượu làm cho chúng ta có nhiều khả năng ăn không lành mạnh.
Khi uống rượu, chúng ta có nhiều khả năng quên tất cả về chế độ ăn uống lành mạnh và chọn bữa ăn nhiều dầu mỡ nhất trong thực đơn. Nếu chúng ta tiêu thụ nhiều những thực phẩm này, chắc chắn sẽ dẫn đến tăng cân.
Rượu có thể làm cản trở việc tập luyện thể dục.
Nếu thường xuyên uống rượu, chúng sẽ cảm thấy uể oải và sẽ dễ dàng bỏ qua buổi tập thể dục. Chính vì thói quen này sẽ khiến chúng ta trở nên thừa cân.
Rượu có thể làm thay đổi não bộ.
Theo nghiên cứu, ethanol kích hoạt não để báo hiệu chế độ đói, có thể dẫn đến sự thèm ăn. Chính vì thèm ăn nên người uống rượu sẽ ăn quá nhiều, điều này dẫn đến thừa cân.
CHÂU NGUYÊN
Theo PLO