Khoảng 130 triệu trẻ dưới 5 t.uổi t.ử v.ong trên thế giới kể từ năm 2000

Mỗi ngày ở thế giới đang phát triển có trên 15.000 t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi t.ử v.ong, với chênh lệch tỷ lệ t.ử v.ong rất lớn giữa các quốc gia và ngay trong mỗi nước.

T.rẻ e.m bị suy dinh dưỡng do thiếu lương thực điều trị tại một bệnh viện ở Baidoa, Somalia. Ảnh: AFP/TTXVN

Đây là nội dung trong nghiên cứu mới đ.ánh giá chi tiết về tình hình t.ử v.ong t.rẻ e.m được công bố trên tạp chí Nature ngày 16/10.

Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên mở động đ.ánh giá tình tình t.ử v.ong ở trẻ tới cấp quận huyện ở các nước. Theo đó, từ năm 2000 đến cuối 2017, có tới 123 triệu trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi t.ử v.ong tại 99 quốc gia thu nhập thấp và trung bình, chiếm hơn 90% số ca t.ử v.ong ở trẻ dưới 5 t.uổi.

Nếu tính thêm các số liệu sơ bộ năm 2018 đối với các quốc gia không bao gồm Trung Quốc, Mexico, Brazil và Malaysia, tổng số t.rẻ e.m chết yểu tăng lên 130 triệu trường hợp trong 2 thập kỷ đầu của thế kỷ 21.

Nghiên cứu do hàng trăm chuyên gia tham gia đ.ánh giá, cho biết nguyên nhân t.ử v.ong ở trẻ khác nhau tùy thuộc độ t.uổi. Sinh non là tác nhân lớn nhất cướp đi sinh mạng của trẻ dưới 1 t.uổi. Trong khi đó, trẻ từ 2 – 4 t.uổi chủ yếu t.ử v.ong do không qua khỏi các căn bệnh sốt rét, tiêu chảy và một số ít hơn mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như viêm phổi.

Nguy cơ t.ử v.ong ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi chênh lệch 10 lần giữa các quốc gia và thậm chí 40 lần giữa các khu vực. Chẳng hạn năm 2017, trung bình 4 trẻ trong 1.000 trẻ tại Santa Clara của Cuba không có cơ hội đón sinh nhật lần thứ 5, trong khi tỷ lệ này tại huyện Garki của Nigeria lên tới 195/1.000 trẻ.

Quan chức lâu năm tại Viện nghiên cứu Đo lường và Đ.ánh giá sức khỏe tại bang Washington (Mỹ), ông Simon Hay cho rằng thế giới cần đặt ra các biện pháp mục tiêu rõ ràng để bảo vệ tính mạng của trẻ nhỏ, chẳng hạn như tiêm vaccine. Ông cho biết thêm các phát hiện do một nhóm nghiên cứu của ông phụ trách đã cung cấp nền tảng cho các bộ trưởng y tế, đội ngũ y bác sĩ và giới nghiên cứu tại các quốc gia, giúp cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Trên quy mô toàn cầu, số ca t.ử v.ong ở trẻ dưới 5 t.uổi đã giảm gần một nửa, từ gần 10 triệu trẻ năm 2000 xuống 5,4 triệu trẻ vào năm 2017. Tuy chưa có thống kê chính xác của năm 2018, song tổng số trẻ t.ử v.ong dưới 5 t.uổi trong thời gian này ước khoảng 5 triệu trẻ.

Cũng theo nghiên cứu, tiến bộ mà một số quốc gia đạt được trong hơn 18 năm qua cho thấy các mục tiêu giảm số ca t.ử v.ong ở trẻ là “trong tầm tay”. Việc tăng cơ hội tiếp cận bảo hiểm y tế và sự gia tăng số lượng các nhân viên y tế tại những khu vực nghèo là 2 trong nhiều yếu tố góp phần đạt được tiến bộ trên.

Tuy nhiên, Cao ủy Liên hợp quốc về Nhân quyền Michelle Bachelet nhấn mạnh cơ hội tiếp cận điều trị y tế chỉ là một yếu tố, trong khi nghèo đói, quyền lợi không được đảm bảo, sự kỳ thị và bất công là những yếu tố khác cản trở việc chữa trị bệnh cho trẻ, từ đó dẫn tới các ca t.ử v.ong.

Bà Michelle Bachelet nêu rõ giải quyết vấn đề t.ử v.ong ở trẻ nhỏ đòi hỏi nhiều nỗ lực của tất cả các bộ ngành trong chính phủ các nước trên thế giới.

Minh Tâm

Theo TTXVN

Quả khế có 1 loại độc chất: Bác sĩ chỉ rõ nhóm người tuyệt đối không được ăn khế vì sẽ bị ngộ độc nặng, có thể t.ử v.ong

Thuộc nhóm người này thì tốt nhất bạn không nên ăn khế kẻo có thể nhập viện vì ngộ độc, thậm chí t.ử v.ong.

Tháng 1 đầu năm nay, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp nhận bệnh nhân T.V.Q, 65 t.uổi, không có t.iền sử về bệnh. Theo lời kể, nghe theo chỉ dẫn trên internet, người bệnh đã mua 1kg khế ép lấy nước uống cho sức khỏe được tốt hơn. Tuy nhên, 1 tiếng sau khi uống hết số nước ép khế thì người bệnh bị bị nôn ói, mệt, tiểu ít, nước tiểu đỏ sậm và phải nhập cấp cứu. Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán bị tổn thương thận cấp do nước ép khế, được chỉ định chạy thận nhân tạo. Sau một thời gian điều trị, bệnh nhân sau đó được xuất viện khi chức năng thận hồi phục.

Trường hợp của bệnh nhân T.V.Q đã rất may mắn được cấp cứu kịp thời, bởi trong thực tế đã có những người đã gặp nguy kịch vì ăn khế.

Một trường hợp khác được ghi nhận vào tháng 5/2018, bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark tiếp nhận bệnh nhân N.T.Q (70 t.uổi, ngụ xã Suối Trầu, H.Long Thành, Đồng Nai) trong tình trạng co giật, người tím tái và hôn mê sâu. Theo chia sẻ của người nhà, ông Q. đã ăn 4 quả khế, khoảng 30 phút sau thì có triệu chứng buồn nôn, vật vã co giật nên đưa đi cấp cứu. Được biết, ông Q. đang bị suy thận phải chạy thận định kỳ. Sau khi làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân hôn mê vì bị ngộ độc caramboxin do ăn khế. Sau đó ông được làm thủ tục chuyển lên BV Chợ Rẫy (TP.HCM) để tiếp tục điều trị.

Người bình thường ăn khế thì không sao, nhưng những người bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo có thể bị ngộ độc sau khi ăn khế, với các triệu chứng nấc cụt, nôn mửa, co giật, động kinh, tâm thần hoảng loạn… Thủ phạm chính là chất caramboxin có trong khế.

Caramboxin không được xem là chất phản dinh dưỡng mà đó là một độc chất thần kinh. Không hề có thuốc giải độc cho nên bệnh nhân mắc bệnh thận không được phép ăn khế.

Theo dữ liệu về thực vật độc hại của FDA Hoa Kỳ vào năm 1998 và 2003, đã có các báo cáo về độc tính của quả khế trên thận và thần kinh của bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

Bác sĩ LV Jianru của bệnh viện Đào Viên (Đài Loan) cho biết, trong quả khế có chứa một số chất kích thích thần kinh não. Sau khi ăn, nó sẽ gây ra phản ứng độc tố thần kinh, có thể dẫn đến mất ngủ, bồn chồn… Từ đó dẫn đến hôn mê, tê liệt và thậm chí là t.ử v.ong. Tuy nhiên, miễn là người có chức năng thận bình thường, ăn vừa đủ và đúng cách sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo ông Wei Quianhui, một y tá khoa chăm sóc đặc biệt, chế độ ăn của người mắc bệnh thận nên nắm chắc nguyên tắc “4 thấp”, đó là: Protein thấp, natri thấp, kali thấp, phốt pho thấp.

Bởi protein trong thực phẩm sẽ tạo ra chất thải chứa nitơ sau khi p.hân h.ủy, gây ra gánh nặng cho thận. Uống quá nhiều natri có thể làm tăng tích tụ nước, dẫn đến phù nề. Uống quá nhiều ion kali, có thể gây hại cho thận.

Khi thận suy yếu, cơ quan này sẽ không thể bài tiết phốt pho trong cơ thể, do đó người bệnh cần phải chú ý giảm tải thực phẩm chứa phố pho.

Còn theo bác sĩ Lv Jianru, chế độ ăn của bệnh nhân mắc bệnh thận nên giảm sử dụng dưa chua và các loại gia vị. Cần tránh ăn các loại trái cây có hàm lượng kali cao, như chuối và cam.

Ngoài ra, thận không thể bài tiết phốt pho, nên cần hạn chế việc hấp thụ phốt pho nếu không có thể gây ra các triệu chứng như tổn thương xương và xơ cứng động mạch. Đặc biệt, dù khế là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, nó phù hợp với sức nóng mùa hè, nhưng bệnh nhân bị bệnh thận phải tránh vì chúng giàu ion kali.

Chia sẻ trên trang Trí Thức Trẻ, chuyên gia Vũ Thế Thành cho biết: Đúng là có rắc rối giữa việc ăn khế và những người bị thận. Người bình thường ăn khế thì không sao, nhưng những người bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo có thể bị ngộ độc sau khi ăn khế, với các triệu chứng nấc cụt, nôn mửa, co giật, động kinh, tâm thần hoảng loạn… Thủ phạm đã được xác nhận. Đó là do chất caramboxin có trong khế. Cơ chế gây ngộ độc chưa được làm rõ, do phát hiện còn quá mới, chỉ cách nay vài năm thôi.

Caramboxin không được xem chất phản dinh dưỡng mà đó là một độc chất thần kinh. Ngoài ra, trong khế cũng có hàm lượng acid oxalic khá cao so với các loại trái cây khác. Acid oxalic mới được xem là chất phản dinh dưỡng. Những người bị sạn thận không nên ăn khế quá nhiều, vì với hàm lượng cao oxalic như thế, sỏi thận dễ tái phát.

Theo afamily

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *