Ứng dụng điều trị tâm thần bằng kích thích từ xuyên sọ, điện não video…

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các bệnh nhân sức khỏe tâm thần, gần đây, Viện Sức khỏe Tâm thần đã triển khai ứng dụng nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trên thế giới như: Kích thích từ xuyên sọ, Điện não Video, các liệu pháp hóa dược…

Viện Sức khỏe Tâm thần đón nhận Bằng khen của Bộ Y tế nhân kỷ niệm 50 năm thành lập

Ngày 18-9, Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm thành lập và Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 11. Tại đây, nhiều ca bệnh đặc biệt, nhiều kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực điều trị sức khỏe tâm thần đã được các bác sĩ Viện Sức khỏe Tâm thần cũng như các chuyên gia trên thế giới chia sẻ.

Chẳng hạn, mới đây, Viện Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận điều trị cho một phụ nữ 30 t.uổi, lất chồng đã 2 năm nhưng luôn sợ hãi, không dám “gần gũi” chồng dù được chồng hết mực chiều chuộng, nhà chồng cũng yêu quý. Cũng vì thế, sau 2 năm, chị vẫn không mang thai. Tình trạng này kéo dài khiến cô rơi vào trầm cảm.

Tại bệnh viện, chị được chỉ định làm các xét nghiệm gene, nội tiết, khám tâm thần… nhưng tất cả đều cho kết quả bình thường. Cuối cùng, khai thác kỹ t.iền sử, bác sĩ mới phát hiện nguyên nhân là khi còn trẻ, bệnh nhân này từng bị lạm dụng t.ình d.ục. Chính điều này khiến cô hoàn toàn không có cảm xúc và luôn ám ảnh khi “gần gũi” đàn ông.

Sau khi được điều trị bằng các liệu pháp hóa dược kèm liệu pháp tâm lý, chị đã hồi phục hoàn toàn, có đời sống t.ình d.ục bình thường.

Trước đó, phát biểu khai mạc lễ kỷ niệm, PGS.TS. Nguyễn Quốc Anh – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nêu rõ, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Viện Sức khỏe Tâm thần hiện nay đã trở thành một cơ sở thực hành hàng đầu về chuyên ngành Tâm thần của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học y tế cả trong và ngoài nước.

Đặc biệt, những năm gần đây, Viện đã đẩy mạnh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; nắm bắt kịp thời những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trên thế giới như: Kích thích từ xuyên sọ, Điện não Video, ứng dụng trong điều trị cho bệnh nhân tâm thần bằng các liệu pháp hóa dược, liệu pháp tâm lý, thư giãn luyện tập… vào điều trị.

Số lượng bệnh nhân đến điều trị nội trú tại Viện ngày càng tăng, đặc biệt công tác khám và tái khám đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người bệnh (trung bình 300 lượt khám/ngày).

Theo anninhthudo

Chữa khỏi lao không còn là giấc mơ

Bị lao phổi mà không biết, người đàn ông đã lây bệnh cho hai con trai của mình. Nhưng nếu biết và điều trị sớm, việc chữa khỏi lao không còn là giấc mơ.

“Lời trăn trối day dứt của người cha”

Ông T. (Cà Mau) có cuộc sống viên mãn, quây quần bên con cháu khi ở t.uổi 80. Ông T. có ba người con trai sống gần nhau và cứ sáu tháng, ông lại chuyển tới ở cùng gia đình một người con theo lịch chăm sóc định kỳ mà gia đình đã thống nhất.

Với ông T. cuộc sống ở t.uổi xế chiều rất viên mãn, ngoại trừ việc ông bị ho thường xuyên, mà ông và cả gia đình tin rằng đó là hậu quả của hơn 60 năm hút thuốc. Do vậy, ông chưa nghĩ đến việc đi khám hay tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe.

Cán bộ y tế tiến hành sàng lọc, xét nghiệm lap tại các hộ gia đình.

Chỉ đến một ngày, ông T. ho ra rất nhiều m.áu và được đưa đi khám, cả gia đình mới biết ông đã bị lao phổi, với tổn thương nặng nề. Và chỉ 1 tuần sau đó, 2 trong số 3 người con trai của ông cũng được chẩn đoán lao phổi theo chương trình sàng lọc người tiếp xúc.

Đến khi nói lời từ biệt cuối cùng với con cháu, ông T. chỉ dặn lại rằng: “Giá như cha biết về căn bệnh này và đi khám bác sĩ sớm hơn. Các con đừng giống như cha”.

Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, bệnh lao có thể dễ dàng chẩn đoán và chữa khỏi. Tuy nhiên, nhận thức về bệnh lao của nhiều người dân, như gia đình ông T. còn vô cùng hạn chế.

Chữa khỏi lao không còn là giấc mơ

Mỗi năm, có 10 triệu người mắc lao trên toàn thế giới, trong đó, tại Việt Nam ghi nhận hơn 120.000 ca. Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra, có thể lây truyền qua đường hô hấp khi người lành hít phải vi khuẩn bị phát tán trong không khí. Lao chủ yếu gây bệnh ở phổi, nhưng cũng có thể gây bệnh ở cơ quan khác như hạch, xương, màng não… Mặc dù vaccine BCG được sử dụng rộng rãi trên thế giới, vaccine này chỉ bảo vệ được trẻ nhỏ khỏi các bệnh lao thể nặng.

Chủ tịch Hội lao và bệnh phổi quốc tế, Trưởng nhóm nghiên cứu Hô hấp và Dịch tễ môi trường của Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock, GS. Guy Marks cảnh báo: “Không khám và điều trị sớm, bệnh có thể lây lan như cách mà ông T. đã lây cho 2 con trai, làm tăng nguy cơ t.ử v.ong, giảm sức lao động và gây ra gánh nặng kinh tế lớn cho gia đình người bệnh. Ước tính trên thế giới mỗi năm có 1,8 triệu người c.hết vì lao, nhiều hơn bất cứ căn bệnh lây nhiễm nào khác”.

GS. Guy Marks (giữa) trong chuyến công tác tại Cà Mau.

Bắt tay với PGS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam, GS. Guy Marks đã tham gia dự án có tên “ACT3” đầy tham vọng từ năm 2014 tại Việt Nam. Theo đó, triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, chủ động sàng lọc phát hiện bệnh lao tại cộng đồng sử dụng xét nghiệm Xpert có độ nhậy và độ đặc hiệu cao.

PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết: “Cán bộ y tế tiến hành sàng lọc tại hộ gia đình, hỏi về triệu chứng và xét nghiệm đờm sử dụng kỹ thuật của sinh học phân tử cho tất cả mọi người dân mỗi năm một lần. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc sàng lọc và điều trị lao trong 3 năm liên tục đã làm giảm tỷ lệ hiện mắc lao ở người lớn và tỷ lệ mới nhiễm lao ở t.rẻ e.m giảm gần 50%”.

Kết quả nghiên cứu ACT3 được đăng tải trên tạp chí New England Journal of Medicine, cung cấp bằng chứng khoa học xác đáng khẳng định việc các quốc gia có thể giảm tỷ lệ mắc lao hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao bằng cách ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại với phương pháp tiếp cận chủ động.

“Kết quả nghiên cứu này đã truyền cảm hứng cho cộng đồng chống lao toàn thế giới, mở ra một hướng đi mang tính đột phá cho chiến lược chấm dứt bệnh lao không chỉ cho Việt Nam mà còn cho các nước có gánh nặng bệnh lao cao trên thế giới”, GS. Guy Marks khẳng định./.

Theo VOV

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *