Say caffein và cách ứng phó

Caffein được tìm thấy trong một số loại thực vật bao gồm cà phê, lá chè và cacao. Nó được tiêu thụ trên khắp thế giới với nhiều sản phẩm như cà phê, trà.

Trong khi caffein an toàn cho mọi người, một số người khác lại bị dị ứng với chúng. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc nhận diện các triệu chứng của dị ứng caffein, nguyên nhân và cách điều trị.

Caffein – một loại “thuốc” tự nhiên chứa trong cà phê – có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương. Ngoài vấn đề khẩu vị, đây cũng là một nguyên nhân nhiều người yêu thích, thậm chí, nghiện món đồ uống này. Nhưng caffein sẽ tác động lên cơ thể một người dị ứng với nó như thế nào?

Caffein và các hiệu ứng của nó

Caffein là một chất kích thích tự nhiên ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh trung ương, làm cho người dùng cảm thấy tỉnh táo và tập trung hơn. Nhiều người uống tới vài ly cà phê trong ngày, hay uống trà liên tục vì họ tin rằng nó làm cho họ làm việc hiệu quả hơn.

Hầu hết mọi người có thể an toàn khi dung nạp đến 400 mg caffein mỗi ngày, tương đương với khoảng 4 cốc cà phê. Tuy nhiên, một số người nhạy cảm với chất caffein và sau khi dung nạp một lượng caffein nhất định sẽ có những triệu chứng mà người ta thường gọi là “say cà phê”. Say cà phê có 2 dạng hay 2 mức độ:

Một là không dung nạp caffein. Sau khi ăn uống thực phẩm có chứa caffein có cảm giác: Tim đ.ập loạn nhịp; lo lắng; cáu kỉnh; đau đầu; khó ngủ; đau bụng… Những người gặp các triệu chứng này rất có thể không dung nạp thức ăn, đồ uống có chứa caffein. Triệu chứng gây ra bởi sự nhạy cảm với cà phê thường sẽ biến mất nếu người đó ngừng uống cà phê hay thức ăn, uống chứa caffein.

Những người nhạy cảm với cà phê có thể bị rối loạn đường tiêu hóa hoặc các triệu chứng liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác có thể trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, cà phê có thể làm ợ nóng và các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản tồi tệ hơn. Caffein trong cà phê có thể làm giãn cơ vòng ở đầu dưới của ống thực phẩm, gây ra trào ngược dịch vị dạ dày.

Sự không dung nạp khác với việc bị dị ứng với caffein. Bệnh dị ứng caffein rất hiếm gặp và các triệu chứng của một ca dị ứng caffein nghiêm trọng hơn nhiều. Các triệu chứng dị ứng caffein bao gồm từ nhẹ đến nặng: Phát ban, sưng môi và lưỡi, ngứa ngáy môi và lưỡi; buồn nôn và ói mửa; khó nuốt; hụt hơi hoặc khó thở; ho khan; đau bụng; tiêu chảy; da tái; nhịp tim yếu hoặc giảm huyết áp đột ngột; chóng mặt hoặc mất ý thức.

Nếu một người bị dị ứng với caffein, các triệu chứng này có thể xảy ra trong vòng một giờ sau tiêu thụ caffein. Các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến nhiều vùng trên cơ thể và thường sẽ trở nên tệ hơn theo thời gian.

Một số người có thể bị phản ứng dị ứng trầm trọng là sốc phản vệ (đã được báo cáo trong một số nghiên cứu). Tuy nhiên, may mắn là điều này rất hiếm gặp. Các triệu chứng của sốc phản vệ có thể bao gồm: Sưng mặt nghiêm trọng bao gồm mắt, môi, mặt và lưỡi; khó thở do tình trạng sưng phù mặt; khó nói; thở khò khè; ho; buồn nôn, đau bụng hoặc nôn; tim đ.ập loạn nhịp; chóng mặt… Phản ứng dị ứng trầm trọng có thể dẫn đến chứng quá mẫn, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị.

Nguyên nhân gây dị ứng và không dung nạp caffein

Caffein ảnh hưởng đến những người khác nhau bằng những cách khác nhau. Những ảnh hưởng mà caffein có trên cơ thể của người dị ứng với nó không giống như đối với những người không dung nạp caffein.

Khi một người tiêu thụ caffein, nó được hấp thu vào m.áu qua đường ruột. Trong não, chất caffein ngăn chặn các ảnh hưởng của các chất hóa học thông thường làm cho một người buồn ngủ. Nó cũng có thể làm tăng mức adrenaline trong m.áu, làm cho não và cơ thể hưng phấn, tỉnh táo hơn. Đó là phản ứng cơ thể của người bình thường. Còn đối với người dị ứng caffein, cơ thể xử lý nó như thể nó là một kẻ xâm lược. Hệ thống miễn dịch sau đó đáp ứng với caffein theo một cách tương tự cách nó sẽ phản ứng với các mầm bệnh như vi khuẩn và virus. Nó giải phóng các hợp chất bảo vệ, như histamine, để cô lập và t.iêu d.iệt caffeine xâm nhập. Các triệu chứng của một dị ứng cà phê là kết quả của quá trình này.

Sưng phù mặt do dị ứng caffein là một triệu chứng dị ứng nặng. Ảnh: SKĐS.

Tại sao có phản ứng dị ứng với caffein?

Theo một nghiên cứu năm 2014 cho thấy đáp ứng khác nhau của người với caffein được cho là liên quan đến di truyền. Tuy nhiên, chính xác những gì làm cho cơ thể một số người coi caffein như một chất gây dị ứng chưa được hiểu đầy đủ. Một nghiên cứu gợi ý rằng dị nguyên có thể là các tạp chất bám vào hạt cà phê trước khi rang, chúng có tác động như một chất gây dị ứng. Một nghiên cứu tiếp theo vào năm 2017 cho thấy một loại nấm mốc trên hạt cà phê có thể là nguyên nhân của dị ứng.

Chẩn đoán dị ứng caffein

Cũng như các chứng dị ứng khác, bác sĩ có thể thực hiện test da để chẩn đoán dị ứng caffein. Bác sĩ sẽ đặt một lượng nhỏ chất gây dị ứng trên cánh tay của một người và theo dõi phản ứng của da với chất này. Nếu phát ban xuất hiện, điều này có thể báo hiệu chứng dị ứng.

Các phương pháp điều trị dị ứng với caffein

Các loại thuốc kháng histamin có thể giúp giảm bất kỳ triệu chứng ngứa, sưng hoặc phát ban nào do dị ứng caffein.

Trong những trường hợp hiếm hoi, dị ứng caffein có thể g.ây s.ốc phản vệ. Đây là một cấp cứu khẩn cấp. Bệnh nhân có thể được điều trị bằng tiêm epinephrin. Nếu một người có dấu hiệu của sốc phản vệ, hãy liên hệ ngay với dịch vụ cấp cứu.

Phòng ngừa thế nào?

Khi một người bị dị ứng với caffein hoặc không dung nạp được, cách tốt nhất để ngăn ngừa việc đó là tránh ăn bất cứ thứ gì có chứa caffein. Điều này có thể bao gồm việc loại bỏ ra khỏi khẩu phần hàng ngày: Cà phê, trà, sôcôla, nước tăng lực, bánh kẹo hay bất kỳ đồ ăn thức uống nào trong thành phần có chứa caffein. Vì thế, đọc kỹ nhãn hàng khi sử dụng đối với người bị dị ứng caffein là rất cần thiết trước khi quyết định nạp nó vào cơ thể.

Theo BS Thục Trinh / Sức Khỏe Đời Sống

Lý do thuốc Cetirizin của Công ty Cổ phần Dược phẩm 3/2 bị đình chỉ?

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa có công văn 16912/QLD-CL về việc đình chỉ lưu hành thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đối với thuốc Cetirizin của Công ty Cổ phần Dược phẩm 3/2.

Quyết định thu hồi thuốc Cetirizin này căn cứ Công văn của Viện kiểm nghiệm thuốc TP HCM gửi kèm phiếu kiểm nghiệm số 0595/VKN-KT2019 báo cáo lô thuốc Viên nén dài bao phim Cetirizin (Cetirizine 2HCl 10mg), SĐK: VD-19303-13, s.ố l.ô: 002171, HD: 14/4/2020 do Công ty cổ phần Dược phấm 3/2 sản xuất.

Mẫu thuốc Viên nén dài bao phim Cetirizin (Cetirizine 2HCl 10mg) của Công ty cổ phần Dược phấm 3/2 không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Mẫu thuốc do Viện Kiểm nghiệm thuốc TP HCM lấy tại Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2, 601 Cách Mạng Tháng Tám, P15, Quận 10, TP HCM. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy lô thuốc Cetirizin không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu Độ hòa tan (vi phạm mức độ 3).

Được biết Cetirizin là thuốc kháng histamin mạnh có tác dụng chống dị ứng, thường được sử dụng để điều trị tình trạng ngứa và sưng do viêm mũi dị ứng kéo dài và theo mùa, cảm lạnh, nổi mày đay, phù mạch, phản ứng phản vệ, ngứa, viêm kết mạc dị ứng.

Với kết quả kiểm nghiệm trên, Cục Quản lý Dược thông báo thu hồi toàn quốc lô thuốc Viên nén dài bao phim Cetirizin (Cetirizine 2HCl 10mg), SĐK: VD-19303-13, s.ố l.ô: 002171, HD: 14/4/2020 do Công ty Cổ phần Dược phẩm 3/2 sản xuất. Yêu cầu Công ty Cổ phần Dược phẩm 3/2 phối hợp với nhà phân phối thuốc phải gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng lô thuốc Viên nén dài bao phim Cetirizin nói trên và tiến hành thu hồi toàn bộ lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; và gửi báo cáo thu hồi về Cục Quản lý Dược trong vòng 33 ngày.

Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh thành phố thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thu hồi lô thuốc không đạt chất lượng nêu trên, kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý những đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành; báo cáo về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng có liên quan.

Yêu cầu Sở Y tế TP HCM kiểm tra và giám sát Công ty cổ phần Dược phấm 3/2 thực hiện việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi theo quy định.

An Lê

Theo kienthuc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *