Vụ nước sông Đà nhiễm dầu thải: Cần giám sát thường xuyên, bảo vệ nguồn nước cấp

Sự cố ô nhiễm dầu thải trong nước sinh hoạt ơ Ha Nôi vẫn chưa thể khắc phục hoàn toàn. Tiên si sức khỏe môi trường Trần Thị Tuyết Hạnh đã cung cấp thêm những thông tin về mức độ độc hại của các chất có trong dầu thải cũng như khuyến cáo cac giải pháp ứng phó với sự cố này.

– Chị co thê cho biết trong dầu thải chứa những chất độc hại gì ngoài styren và ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

TS. Trần Thị Tuyết Hạnh:Dầu thải là chất thải nguy hại và thành phần có nhiều chất độc hại, ví dụ các Hydrocacbon thơm như Benzen, Toluen, Etylbenzen, Xylen, Styren, Benzo(a)pyren và mỗi chất đều có giá trị giới hạn riêng trong nước. Ví dụ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) thì nồng độ tối đa cho phép của Benzen là 10 g/l, Toluen là 700 g/l, Xylen là 500 g/l, Etylbenzen là 300 g/l, Styren là 20 g/l, Benzo(a)pyren là 0,7 g/l. Ngoài các Hydrocacbon thơm, dầu thải đã qua sử dụng trong máy móc, ô tô, xe máy thường chứa các kim loại nặng như chì, cadimi, đồng, kẽm, sắt. Do đó, ngoài styren thì cũng cần xem nồng độ các chất này có đảm bảo theo Quy chuẩn hay không. Khi thải vào nước, các chất trong dầu thải nhẹ hơn nước thì nổi phía trên tạo thành lớp màng trên bề mặt, còn các chất nặng hơn nước thì chìm xuống dưới tích tụ trong bùn,trầm tích dưới đáy các ao, hồ, sông, suối nên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, đặc biệt là cá và sinh vật ở tầng đáy. Vì thế, khi thải một lượng lớn dầu thải vào nguồn nước thì làm ô nhiễm nước, trầm tích và có nguy cở ảnh hưởng tiêu cực tới hệ sinh thái trong thời gian dài. Việc xử lý ô nhiễm dầu là một việc làm không dễ dàng, tốn nhiều thời gian và kinh phí.

Tiên si Trần Thị Tuyêt Hạnh

– Anh hưởng của các chất độc hại này đến sức khỏe con người cấp tính cũng như lâu dài thê nao?

TS. Trần Thị Tuyết Hạnh: Trong dầu nhớt có các chất độc hại khác nhau nồng độ tối đa cho phép đối với các chất này trong nước uống cũng khác nhau như tôi đã lấy ví dụ ở trên. Ngoài ra, mỗi chất có mức tiêu thụ hàng ngày chịu đựng được (còn gọi là TDI, nghĩa là mức ăn, uống, hít thở vào mỗi ngày mà không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ) rất khác nhau. Do đó, khó có thể đưa ra một nhận định về ảnh hưởng sức khoẻ của tất cả các chất này. Tùy vào nồng độ của từng chất ở trong nước, thời gian phơi nhiễm, lượng phơi nhiễm mỗi ngày, đối tượng phơi nhiễm là t.rẻ e.m hay người lớn, người khoẻ mạnh hay người đang có sức khoẻ kém mà có những ảnh hưởng khác nhau.

Tuy nhiên, nhìn chung mỗi chất này đều có thể gây ra những ảnh hưởng sức khoẻ cấp tính và mãn tính. Ví dụ, benzen, toluene, xylene, chì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của con người. Nếu tiếp xúc trong một thời gian dài, tổn thương vĩnh viễn cho hệ thống thần kinh trung ương có thể xảy ra. Nếu phơi nhiễm đủ cao có thể gây t.ử v.ong.

Trong dầu thải còn chứa một số chất chất đã được chứng minh có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư như benzen đã được chứng minh là gây ung thư ( bệnh bạch cầu) ở người và được cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phân vào nhóm 1 (chất gây ung thư ở người). Hợp chất khác như styrenđược coi là có thể gây ung thư cho người (nhóm 2A).

Ví dụ nếu xét riêng chất styren có thể gây ra những ảnh hưởng sức khoẻ cấp tính và mãn tính. Tiếp xúc nghề nghiệp với styrene có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương. Phơi nhiễm cấp tính ở nồng độ cao có thể gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng và hệ thống hô hấp, cảm giác đau đầu, suy nhược, chóng mặt, lú lẫn, buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, da nhạy cảm, viêm da, hen suyễn, trầm cảm…

Tiếp xúc lâu dài có thể gây ra bệnh não, tổn thương gan, tổn thương mô thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng thận, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, thính giác và thị giác kém.

Phơi nhiễm mãn tính với styren gây ung thư phổi ở chuột nhắt và ung thư vú ở chuột. Styrene-7,8-oxide (một sản phẩm oxy hoá từ styren) gây ung thư dạ dày ở chuột và chuột nhắt cũng như ung thư gan ở chuột nhắt. Một số nghiên cứu dịch tễ học cho thấy công nhân sản xuất styren có tỉ lệ mới mắc và tỉ lệ t.ử v.ong do ung thư bạnh cầu cao hơn nhóm không bị phơi nhiễm với styren. Một số bằng chứng gợi ý về phơi nhiễm với styren và ung thư tuyến tuỵ, ung thư thực quản.

Cuôc sông cua nhiêu ngươi dân Ha Nôi bi đao lôn vi thiêu nươc sach

– Vừa qua có thông tin mức độ ô nhiễm styren trong nước chỉ vượt quá 1,3 – 3,6 lần giới hạn cho phép của chất styrene là 20mg/l, tuy nhiên tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) thì giơi hạn cho phép là 20 g/l. Điều đó đồng nghĩa hàm lượng styrene không phải chỉ vượt hơn 3 lần mà có thể cao gâp nhiêu lần hơn. Xin chị cho biết quan điểm về vấn đề này?

TS. Trần Thị Tuyết Hạnh: Tôi chưa trực tiếp xem bản in kết quả xét nghiệm gốc nên xin phép không bình luận. Nhưng đúng là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) là 20 g/l. Tổ chức Y tế thế giới cũng đưa ra giá trị hướng dẫn về hàm lượng cho phép của styren trong nước ăn uống là 20 g/l. Bất cứ sự so sánh nào về ngưỡng an toàn cho sức khỏe con người cần phải so sánh với giơi hạn này.

Nước đầu nguồn ô nhiễm vì dầu thải

– Theo chị, trong khi cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận cụ thể về chất lượng nước, trước mắt người dân có thể làm gì để tự bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình? Cách nhận biết khi nào nước thực sự an toàn?

TS. Trần Thị Tuyết Hạnh:Trước mắt, người dân ở các quận tai Ha Nôi đang sử dụng nguồn nước do Nhà máy Nước sạch sông Đà cấp thì tạm thời tìm nguồn nước khác thay thế để ăn, uống cho đến khi Cơ quan chức năng khẳng định nguồn nước đã đảm bảo an toàn. Súc rửa các bể chứa nước trước khi có nguồn nước sạch đảm bảo an toàn. Tắm giặt và vệ sinh thì ít nguy cơ hơn vì nồng độ styren mặc dù vượt quy chuẩn cho phép nhưng không quá cao, tuy nhiên mùi nước bị nhiễm styren thường khó chịu. Các thiết bị lọc nước ở hộ gia đình có sử dụng than hoạt tính cũng giúp xử lý nước nhiễm styren.

Bằng mắt thường, không ai có thể xác định được nguồn nước đã thực sự an toàn hay chưa vì có tới 109 tiêu chí đ.ánh giá chất lượng nước ăn uống, trong đó rất nhiều tiêu chí ở nồng độ rất nhỏ, với đơn vị là g/l (phần tỉ) nên cần được đ.ánh giá bằng các xét nghiệm với máy móc rất hiện đại trong labo. Việc công nhận một nguồn nước thực sự an toàn hay chưa cần được thực hiện bởi cơ quan chức năng. Tuy nhiên, người dân cũng có thể sử dụng dịch vụ xét nghiệm chất lượng nước và hiện nay ở Hà Nội có rất nhiều đơn vị thực hiện dịch vụ này, nhưng việc này là khá tốn kém.

– Các nhà máy nước ở nước ngoài xử lý như thế nào với những sự cố tương tự, đặc biệt là việc khắc phục hậu quả?

TS. Trần Thị Tuyết Hạnh:Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm nguồn nước xảy ra ở khá nhiều nơi trên thế giới, nhưng thường là do sự cố ngoài ý muốn chứ không phải do ai đó cố tình đổ trộm dầu thải vào nguồn nước như sự cố vừa rồi ở Hoa Binh. Ví dụ tôi tìm hiểu sự kiện hồi tháng 7/2016 xảy ra sự cố tràn dầu làm ô nhiễm sông Bắc Saskatchewan ở Canada và ước tính khoảng 200.000 đến 250.000 lít dầu thô đã chảy vào sông từ đường ống bị vỡ.

Nhà máy xử lý nước ở trung tâm thị trấn ngay lập tức ngừng lấy nước từ sông và chuyển sang dùng nước ngầm để xử lý. Thành phố Prince Albert với khoảng 35.000 dân bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Nhà chức trách thông báo họ có nước sạch dự trữ đủ dùng trong 48 giờ và khuyến cáo tất cả người dân tiết kiệm nước tối đa trong thời gian nhà máy đưa hệ thống xử lý nước từ nguồn nước dự phòng đi vào hoạt động. Ngoài ra các ngày tiếp theo họ cũng chủ động lắp đặt thêm một hệ thống đường ống lấy nước tạm thời từ sông Nam Saskatchewan,trong thời gian chờ xử lý ô nhiễm nước ở sông Bắc Saskatchewan.

Như vậy có thể thấy để tránh các sự cố tương tự trong thời gian tới, các nhà máy nước nên áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn theo cách tiếp cận đ.ánh giá và quản lý nguy cơ đảm bảo an toàn trong tất cả các bước của quy trình cấp nước.

Nên xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn nước, cần giám sát thường xuyên để theo dõi và kịp thời phát hiện xử lý những sự cố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp. Khi phát hiện sự cố, cần đặt sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng lên trên hết vì đó cũng chính là uy tín, tương lai của doanh nghiệp và cũng tránh gây đảo lộn cuộc sống của hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu người.

– Xin cảm ơn chị!

Tiểu Di

Theo phunuvietnam

Vụ nước sạch ở Hà Nội nhiễm độc: Chuyên gia khẳng định mùi khét của nước không phải là Styren có trong dầu thải

Chuyên gia khẳng định, Styren là chất không màu, không mùi. Mùi khét có trong nước chủ yếu là kim loại nặng bị bào mòn trong quá trình thiết bị, máy móc vận hành.

Liên quan đến kết quả và các mẫu xét nghiệm nước nhiễm dầu thải có hàm lượng Styren cao cấp từ 1,3 đến 3,65 lần theo quy định vừa được công bố, PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) về bản chất của dầu thải và mức độ độc hại của các chất có trong dầu thải.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định: “Styren là hợp chất không màu, không mùi, không vị. Khi hòa tan với nước, Styren không gây phản ứng hóa học.

Hàm lượng Styren trong Tiêu chuẩn của Bộ Y tế năm 2018 là cực thấp, không đáng được gọi và đáng chú ý trong an toàn thực phẩm, an toàn nguồn nước. Có thể nói chất này là vô nghĩa”.

Nhiều tảng dầu thải được phát hiện trên vách suối, cách Nhà máy nước mặt sông Đà khoảng 800m.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải: “Lượng Styren có trong dầu khuếch tán ra rất ít. Khi khuếch tán, Styren có công thức hóa học là từ poly-styren sau đó phân giải thành Mono-styren và hàm lượng Styren này rất ít. Giả sử Styren có trong nước thì bản chất chất này không màu, không mùi, không vị và không gây phản ứng hóa học với nước thì lấy cớ gì để người dân ngửi thấy Styren trong nước? Rõ ràng nguyên nhân gây mùi không phải là do Styren. Hơn nữa, bản thân Styren không phải là chỉ số đ.ánh giá chất lượng nguồn nước”.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lập luận: “Dầu nhớt ban đầu là hợp chất hữu cơ (Carbon Hydro-no), có màu vàng nhẹ, trong và sánh. Trong quá trình bôi trơn thiết bị vận hành thì dầu máy bị đốt cháy thành chất hóa học. Lúc này, dầu nhớt màu vàng trong sẽ biến thành hóa chất hỗn hợp màu đen đặc. Dầu nhớt bị đen đặc này chính là chất độc, khi cho xuống nước thì thủy sinh c.hết.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội).

Thứ hai, trong quá trình thiết bị máy móc vận hành, các kim loại, hợp kim cấu thành nên thiết bị đó sẽ bị bào mòn và hòa vào dầu. Trong kim loại bị mòn ra đó có rất nhiều kim loại nặng như sắt, thiếc, chì, asen, thủy ngân… Điều này đồng nghĩa, dầu thải luôn chứa rất nhiều kim loại nặng.

Khi dầu này hòa vào nước thì một bộ phận dầu sẽ bổi trên bề mặt nước, còn một bộ phận chất độc là kim loại nặng đang hòa tan và khuếch tán trong nước. Đã hòa tan vào nước thì không thể xử lý được. Dầu có thể vớt được nhưng cũng không thể triệt để. Chúng ta có thể tự chứng minh bằng cách vớt dầu trên bề mặt nồi canh. Chắc chắn là không thể vớt hết được”.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định, mùi khét chúng ta ngửi được chính là mùi khét của kim loại nặng bị bào mòn trong quá trình vận hành, đây là chất độc. Nếu như nước ăn có dầu thải máy vào là gây độc, bất luận dầu nào đều gây độc, mà đã gây độc là phải loại.

“Tiêu chuẩn đ.ánh giá của nước bằng cảm quan là không vị, không màu, không mùi. Khi nước đã có màu hoặc có mùi thì chắc chắn là ô nhiễm. Chúng ta không thể cho rằng đây là mùi Clo. Vì Clo có mùi hắc nhưng không khét. Clo là chất cần thiết dùng để sát trùng, trong sát trùng nước thì luôn cho dư so với năng lực sát trùng của Clo. Ví dụ cho 0,5mgr Clo/lít là đủ để sát trùng. Trong vụ việc, Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà sử dụng lượng Clo cao hơn nữa cũng không sao nhưng mùi hắc khét trong nước chắc chắn không phải Clo, bởi Clo bay hơi rất nhanh. Đặc biệt khi đun nóng, Clo nhanh chóng trở về trạng thái không màu không mùi và không vị”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, trong kim loại bị mòn ra đó có rất nhiều kim loại nặng như sắt, thiếc, chì, asen, thủy ngân… Điều này đồng nghĩa, dầu thải luôn chứa rất nhiều kim loại nặng.

Đồng quan điểm, Th.S Đỗ Thanh Bái, chuyên gia môi trường, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Hoá học Việt Nam cho biết: “Dầu thải có rất nhiều chất khác nhau, có những chất không tan trong nước và có những chất tan trong nước, có những chất tạo mùi nhưng có chất khác tạo vị lạ”.

Th.S Đỗ Thanh Bái khẳng định: “Bản thân dầu là độc rồi, nhưng đây là dầu thải đã qua bôi trơn động cơ nên tính động mạnh và tính độc rất đa dạng. Có nhiều loại độc khác nhau. Không chỉ có chất Styren mà có rất nhiều chất độc khác nhau như Benzen, Xylenes, Sturen… rất nhiều chất tạo ra mùi khét. Tuy nhiên, có thể trong quá trình phân tích thì cấu trúc các chất này có thể gần giống với cấu trúc của Styren nên quy vào Styren. Bởi vì tính độc Styren không bằng những chất khác và Styren cũng không có màu, không mùi, không tan trong nước”.

Bảo Loan

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *