Chớ “thần thánh” thuốc bổ não

Tình trạng người dân tự ý dùng thuốc bổ não ngày càng phổ biến. Vậy thuốc bổ não có thực sự bổ như mọi người vẫn nghĩ?

Cần sử dụng đúng chỉ định

Chỉ cần vào Google gõ cụm từ “thuốc bổ não”, cho chúng ta hàng loạt kết quả về tên của các loại thuốc với những công dụng khác nhau như: thuốc bổ não giúp tăng cường trí nhớ, trị rối loạn giấc ngủ, điều trị các triệu chứng của thiếu m.áu não như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Tin theo lời quảng cáo này, nhiều người đã tự kê đơn cho mình mà không biết thực hư công dụng của những loại thuốc đó ra sao.

Việc lạm dụng thuốc bổ não có thể gây hại cho sức khỏe (ảnh minh họa: Hà Nguyên)

Chị Nguyễn Thị Lan, 53 t.uổi ở Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, tối nào chị cũng đi bộ và ăn uống điều độ, nhưng công việc làm máy tính và sổ sách nhiều nên hay mắc chứng nhớ nhớ quên quên. Nghe bạn bè mách, mỗi năm chị duy trì tiêm 1 đợt thuốc bổ não nên công việc cũng đỡ nhầm lẫn. Còn chị Lan Anh, 46 t.uổi ở Long Biên, Hà Nội cũng hay bị chóng mặt, mất ngủ. Chị ra hiệu thuốc tả triệu chứng, nhân viên bán cho chị mấy loại thuốc bổ não mà tình trạng không thấy cải thiện. Đến khi chóng mặt, ù tai, ngủ dậy nhìn trần nhà quay tít, chị đi khám mới biết bị t.iền đình, phải điều trị 2 tháng mới khỏi. “Trước kia, mỗi lần mệt mỏi, hay mất ngủ tôi uống thuốc hoạt huyết dưỡng não thấy đỡ và ngủ tốt. Gần đây, cũng triệu chứng đấy mà tôi uống mãi thuốc này chẳng thấy đỡ. Nghe người ta mách phải tiêm thuốc bổ não thì mới tốt nhưng tôi chưa kịp dùng đã phát hiện bị t.iền đình”, chị Lan Anh cho hay.

Trao đổi về vấn đề người dân lạm dụng thuốc bổ não, TS. BS Nguyễn Hồng Quân – Phó Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, thuốc bổ não hay còn gọi là thuốc dưỡng não, thuốc bảo vệ thần kinh là một nhóm thuốc có thể bảo vệ được cấu trúc của thần kinh đã bị tổn thương qua quá trình ô-xy hóa, quá trình viêm, do quá trình thiếu ô-xy, nhiễm độc… Thuốc này có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động lên các tế bào thần kinh. Tuy nhiên, nó là thuốc cho nên chúng ta cần sử dụng nó đúng chỉ định và đúng mục đích.

“Người dân nên hiểu thuốc dưỡng não hay bất kể loại thuốc nào khác, ngoài tác dụng điều trị bệnh nó cũng có tác dụng không mong muốn từ nhẹ cho đến rất nặng, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Cho nên, khi sử dụng thuốc bổ não cần thăm khám để có chỉ định sử dụng thuốc đúng bệnh, đúng liều, đúng thời gian quy định”.

TS.BS Nguyễn Hồng Quân

Hiệu quả thuốc bổ não vẫn chưa được chứng minh

Triệu chứng chóng mặt, đau đầu, stress… là những bệnh lý ít liên quan đến việc chỉ định dùng thuốc dưỡng não, mà những bệnh lý này phần lớn sẽ chỉ định với thuốc khác. Ví dụ: Bệnh nhân chóng mặt thì phần lớn là do các bệnh lý của cơ quan t.iền đình ngoại vi. Khi ấy phải điều trị bệnh gây rối loạn t.iền đình chứ không phải thuốc dưỡng năo. Đau đầu cũng vậy, đây là một biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau như bệnh đau đầu Migraine (hay gặp ở người trẻ t.uổi), trầm cảm, do bệnh lý cột sống cổ, do bệnh nội khoa khác (tăng huyết áp…). Khi đấy sẽ sử dụng thuốc để điều trị bệnh chứ không dùng thuốc dưỡng não, bởi nếu dùng rất có thể sẽ đi sai hướng.

“Thuốc bổ não có rất nhiều loại và có chỉ định khác nhau. Các thuốc dưỡng não có thể sử dụng trong một số bệnh có tổn thương của tế bào não, hay một số bệnh lý về thoái hóa thần kinh như bệnh lý về sa sút trí tuệ: alzheimer, parkinson, đột quỵ não, chấn thương sọ não. Tuy nhiên các chỉ định này cần phải sử dụng thuốc hợp lý, với một thời gian nhất định. Nhưng việc chứng minh hiệu quả của thuốc này thực hư thế nào hiện còn là vấn đề tranh cãi”, TS.BS Nguyễn Hồng Quân nhấn mạnh.

Bác sĩ Quân cho biết, thuốc luôn là con dao hai lưỡi: Nó có thể chữa được bệnh nhưng cũng có thể gây hại kể cả đó là thuốc bổ. Các thuốc dưỡng não phần lớn tính an toàn tương đối cao, tuy nhiên tính hiệu quả vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng. Việc tự ý sử dụng thuốc bổ não đôi khi còn làm cho bệnh lý trầm trọng hơn. Bởi người bệnh khi thấy triệu chứng khác thường, nên đi khám ở cơ sở y tế để được điều trị đúng, nhưng người dân cứ mải mê dùng thực phẩm chức năng và uống thuốc bổ đã làm mất đi cơ hội điều trị sớm.

“Nếu lạm dụng nó thì thứ nhất sẽ mất t.iền, thứ hai sẽ mất thời gian do tự ý dùng thuốc ở nhà không đi khám để được điều trị đúng bệnh, thứ ba người bệnh sẽ có nguy cơ bị tác dụng phụ do chính thuốc đó gây ra như: đau đầu, rối loạn tiêu hóa, hoặc có thể có dị ứng… Đặc biệt, với những BN không dung nạp thuốc hoặc bị dị ứng thuốc có thể có những biến chứng từ nhẹ đến vô cùng nặng”, bác sĩ Quân cảnh báo.

TS.BS Nguyễn Hồng Quân cũng lưu ý, việc thay đổi lối sống như loại bỏ thói quen xấu, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh, cho trí não hoạt động một cách hợp lý để tránh stress là những yếu tố rất quan trọng để giảm thiểu bệnh tật, nhất là các bệnh lý của não./.

Theo Lưu Hường/Báo TNVN

Tùy tiện dùng thuốc bổ não làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Theo TS. Nguyễn Doãn Phương – Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) – lưu ý về tình trạng lạm dụng thuốc bổ não hiện nay.

Khi có dấu hiệu suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị

Nhiều người khi thấy triệu chứng giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ… đều tự ý mua thuốc bổ não trên thị trường về sử dụng mà không có đơn của bác sỹ. Con cái thấy bố mẹ có biểu hiện sa sút trí tuệ, thường mua các loại thuốc bổ não, bổ thần kinh cho uống, mà không đưa bố mẹ đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời. Vì vậy, có tới 90% bệnh nhân đến viện đã trong tình trạng sa sút trí tuệ nặng, càng khó khăn cho việc điều trị.

Theo TS. Trần Thị Hà An – Trưởng phòng Điều trị người già (Viện Sức khỏe tâm thần), cũng cho biết, những người lạm dụng thuốc nhiều nhất là các cụ già. Các cụ cứ nghĩ thuốc bổ não giúp không bị đau đầu, tinh thần minh mẫn… nên tự đi mua về uống.

Thực tế, theo các bác sỹ, bất cứ thuốc nào, thuốc bổ não hay các loại thuốc bổ khác, đều có khả năng gây tai biến, thậm chí t.ử v.ong, nếu dùng không đúng cách. Việc tùy tiện sử dụng thuốc bổ, không riêng gì thuốc bổ não, hiện phổ biến ở mọi lứa t.uổi. Đa số những người mua thuốc bổ về dùng đều không cần bác sĩ tư vấn, mà dùng theo kiểu truyền miệng và tin rằng đã là thuốc bổ thì không có tác dụng phụ, hay độc tố.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Doãn Phương cho biết, một số loại thuốc bổ thần kinh, bổ não, nếu dùng lâu ngày có thể gây rối loạn hành vi, hoang tưởng, suy gan, suy thận v.v… Vì vậy, các loại thuốc bổ não có tác dụng tăng cường trí nhớ, chủ yếu điều trị cho người già, sa sút trí tuệ hoặc các di chứng bệnh nhưng phải được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Nếu tự uống và lạm dụng thuốc lâu dài sẽ có hại cho sức khỏe, sinh hoang tưởng, thậm chí gây tác dụng ngược, nếu mua phải những loại thuốc kích thích thần kinh đang bị cấm, hoặc thuốc ít có tác dụng bổ não, tăng cường trí nhớ. Nhiều loại thuốc bổ, bổ sung vitamin, chất khoáng và các chất bổ khác thường ở dạng viên sủi bọt chứa ion natri mà lạm dụng, sẽ hấp thu nhiều natri, dẫn đến không có lợi cho sức khỏe, nhất là người đang điều trị bệnh tăng huyết áp có thể bị tăng vọt huyết áp, gây nguy hiểm. Do đó, khi cần sử dụng các loại thuốc, nhất định phải có sự tư vấn của bác sĩ.

“Khi thấy người cao t.uổi trong gia đình có biểu hiện của sa sút trí tuệ, như: suy giảm trí nhớ, thay đổi nhân cách, dễ kích động, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng, cần đưa đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị; hoặc chăm sóc toàn diện sẽ giúp làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh” – TS. Phương khuyến cáo.

Những thông tin này rất đáng lưu tâm trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào quá trình già hóa dân số, với số người trên 65 t.uổi tăng nhanh, kéo theo các bệnh liên quan đến t.uổi già, trong đó có tình trạng sa sút trí tuệ. Đặc biệt, khi việc khảo sát cũng cho thấy chính những người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ hay bị ốm hơn, nguy cơ trầm cảm cao hơn những người bình thường. “Vì thế ở Viện chúng tôi, bác sĩ chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ một, thì cũng phải tư vấn, hỗ trợ người chăm sóc hai” – TS. Nguyễn Doãn Phương chia sẻ.

Theo viettimes

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *