Lạm dụng thuốc, nhiều người trẻ bị đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây giảm thị lực và mù lòa đứng đầu trên thế giới và cả Việt Nam.

Lâu nay nhiều người vẫn nghĩ bệnh đục thủy tinh thể là do quá trình lão hóa tự nhiên, thường gặp ở người già. Thế nhưng có khá nhiều người trẻ, kể cả những người có học vấn cao, làm việc ở những vị trí quan trọng như bác sĩ nhưng khi khám được chẩn đoán là đục thủy tinh thể đều tỏ ra bất ngờ và thắc mắc: “Tại sao tôi còn trẻ như vậy mà lại bị đục thủy tinh thể?”.

Tưởng bị cận hóa ra đục thủy tinh thể

Đang đợi để phẫu thuật thay thủy tinh thể tại Bệnh viện (BV) Mắt Trung ương, ông ĐĐT (50 t.uổi, TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng) cho biết cách đây hơn một năm, mắt của ông có dấu hiệu giảm thị lực rõ rệt. Ngồi xem ti vi ông không còn nhìn rõ, còn đi đường gặp đèn xe máy, ô tô thì ông bị lóa, rất khó chịu. Đi khám, ông giật mình khi bác sĩ thông báo bị đục thủy tinh thể.

“Mới đầu tôi cũng không hiểu tại sao mình lại bị đục thủy tinh thể. Trước đó mắt của tôi vẫn tốt, không bị chấn thương gì. Sau đó bác sĩ hỏi về các bệnh tật khác, quá trình dùng thuốc thì tôi mới biết mình bị đục thủy tinh thể là do tác dụng phụ của thuốc chữa gout. Tôi bị gout đã nhiều năm nay” – ông T. cho hay.

Hoặc như tình trạng của một bệnh nhân là bác sĩ đang công tác tại một BV lớn ở Hà Nội. Chia sẻ với bác sĩ, bệnh nhân này cho biết thường cảm thấy khó chịu, mắt bị lóa khi gặp ánh sáng phản chiếu từ các dụng cụ phẫu thuật bằng inox hắt lên, dẫn đến gặp khó khăn khi thực hiện các ca phẫu thuật. Sau khi kiểm tra, bệnh nhân khá bất ngờ khi bác sĩ kết luận nguyên nhân gây lóa mắt là do đục thủy tinh thể.

Trường hợp cá biệt khác, đó là em bé mới sáu t.uổi (ở Long Biên, Hà Nội). Em bé được mẹ đưa đến BV trong tình trạng mắt nhìn rất kém, thường xuyên kêu nhức, mỏi mắt. Người mẹ tưởng con bị cận do xem điện thoại quá nhiều nhưng sau quá trình thăm khám, kiểm tra thị lực, khai thác bệnh sử, bác sĩ kết luận em bị đục thủy tinh thể và glocom.

Nguyên nhân là trước đó em bị viêm kết mạc dị ứng được điều trị bằng thuốc có chứa corticoid thì khỏi rất nhanh. Từ đó về sau, gia đình cứ theo đơn đó, mỗi lần mắt đau lại đi mua thuốc tự tra, tự chữa cho con. Được vài năm thấy mắt mờ, đưa đi khám thì ngoài đục thủy tinh thể cháu bé còn bị tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp hay còn gọi là bệnh glocom, làm tăng áp lực khiến dây thần kinh bị đè và c.hết khá nhiều.

BS Hoàng Trần Thanh, Trưởng Khoa điều trị mắt và khám chữa bệnh theo yêu cầu, đang khám mắt cho bệnh nhân bị đục thủy tinh thể. Ảnh: AH

Do lạm dụng thuốc

BS Hoàng Trần Thanh, Trưởng Khoa điều trị mắt và khám chữa bệnh theo yêu cầu, BV Mắt Trung ương, cho biết hiện nay bệnh đục thủy tinh thể ở người trẻ đang ngày càng tăng lên. Theo ước tính của BV Mắt Trung ương, trong tổng số ca mắc đục thủy tinh thể ở BV thì tỉ lệ người trẻ mắc chiếm từ 30% đến 40%.

Theo BS Thanh, có nhiều nguyên nhân khiến tỉ lệ người trẻ mắc đục thủy tinh thể ngày càng gia tăng. Đó là do chấn thương trong quá trình hoạt động thể thao, lao động… bị tai nạn ảnh hưởng đến mắt; do lạm dụng các loại thuốc chữa bệnh như thuốc điều trị mắt, điều trị gout, điều trị xương khớp, tai mũi họng; do ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm…

Trong số những nguyên nhân trên thì lạm dụng thuốc là nguyên nhân chủ yếu, chiếm tới 70% các ca bệnh đục thủy tinh thể ở người trẻ. Tỉ lệ này ở nông thôn chiếm khá cao. Ví dụ như có trường hợp người dân tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về điều trị đau mắt, lạm dụng trong thời gian dài mà không có chỉ định của bác sĩ. Hoặc những trường hợp bị viêm khớp, bị gout, viêm tai mũi họng… trong thuốc điều trị có thuốc chống viêm corticoid, sau quá trình điều trị kéo dài cũng gây ra đục thủy tinh thể.

“Ở người già, đục thủy tinh thể là do quá trình chuyển hóa các chất để nuôi dưỡng thủy tinh không còn tốt như khi còn trẻ nhưng tình trạng đục thủy tinh diễn ra từ từ nên không gây nhiều khó chịu. Còn ở người trẻ, khi bị đục thủy tinh thể thì ngoài trường hợp nhìn kém, thị lực giảm thì khi ra nắng hoặc gặp đèn pha ô tô, xe máy chiếu vào mắt bị tán xạ, bị lóa” – BS Thanh nói.

Về phương hướng điều trị, các bác sĩ sẽ điều trị chỉ định theo mức độ ảnh hưởng đến bệnh nhân trong quá trình sinh hoạt và làm việc. Nhưng việc đầu tiên là cắt nguồn thuốc gây ra đục thủy tinh thể để đục thủy tinh thể không lan rộng ra xung quanh. Ngoài ra thay đổi chế độ dinh dưỡng để mắt tốt hơn. Dùng thuốc tăng cường chuyển hóa, nuôi dưỡng thủy tinh thể. Các biện pháp này không làm tiêu được các chấm đục thủy tinh thể nhưng có thể khu trú lại, không làm tăng mức độ đục.

Sau một thời gian, nếu mức độ đục thủy tinh thể nặng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, bệnh nhân không chịu được nữa thì phải mổ thay bằng thủy tinh thể nhân tạo.

Mỗi tháng tiếp nhận 700-800 ca là bệnh nhân trẻ

Các ca đục thủy tinh thể ở người trẻ là những ca từ 30 đến dưới 60 t.uổi. Mỗi tháng, khoa điều trị mắt và khám chữa bệnh theo yêu cầu tiếp nhận khoảng 700-800 bệnh nhân là người trẻ trong độ t.uổi này, tập trung chủ yếu ở giai đoạn 40-50 t.uổi.

BS TRẦN HOÀNG THANH, Trưởng Khoa điều trị mắt và khám chữa bệnh theo yêu cầu, BV Mắt Trung ương

Chi phí mổ thay thủy tinh thể nhân tạo

Hiện có nhiều loại thủy tinh thể nhân tạo như thủy tinh thể đơn tiêu cự (chỉ chỉnh rõ được ở một tiêu cự như nhìn xa tốt hoặc gần tốt hơn), thủy tinh thể đa tiêu cự (điều chỉnh nhìn rõ cả ở gần và ở xa, trung gian) với chi phí dao động khoảng 10-20 triệu đồng/ca, bao gồm cả thủy tinh thể nhân tạo và quá trình phẫu thuật.

AN HIỀN

Theo PLO

Bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận đôi giác mạc của bố đẻ Thiếu tá Lê Hải Ninh

Ngày 10/10, Bệnh viện Mắt Trung ương đã tiếp nhận đôi giác mạc của một người sau khi qua đời tại phường Trung Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

Ảnh minh họa

Đại diện Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình cho biết, đây là trường hợp thứ 341 của tỉnh Ninh Bình tình nguyện hiến giác mạc sau khi qua đời.

Ngày 10/10, sau khi ông Lê Xuân Cựu, 74 t.uổi (tổ 15, phường Trung Sơn, thành phố Tam Điệp) qua đời, thực hiện di nguyện của ông Cựu, gia đình đã thông báo đến Hội Chữ thập đỏ các cấp và Bệnh viện Mắt Trung ương để thực hiện việc tiếp nhận đôi giác mạc hiến tặng.

Theo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình, ông Lê Xuân Cựu là bố đẻ của Thiếu tá Lê Hải Ninh, người đầu tiên của tỉnh Ninh Bình hiến mô, tạng sau khi bị tai nạn c.hết não, nối dài sự sống cho 5 người khác.

Tại buổi hiến tặng, đại diện Hội Chữ thập đỏ các cấp tỉnh Ninh Bình, các bác sỹ của Ngân hàng Mắt – Bệnh viện Mắt Trung ương cùng những người có mặt đã dành một phút mặc niệm người quá cố và tiến hành thủ thuật tiếp nhận đôi giác mạc.

Đại diện Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình ghi nhận tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp của bản thân người hiến và gia đình; đồng thời mong rằng sẽ có thêm nhiều người nữa hiến tặng mô, tạng của mình sau khi qua đời, cứu giúp những người không may mắn bị bệnh, mù lòa được cứu chữa khỏi bệnh, có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Ông Lê Xuân Cựu nguyên là một cán bộ lãnh đạo Hội Nông dân thành phố Tam Điệp. Khi còn sống, ông có tâm nguyện là khi mất được hiến tặng mô, tạng để góp phần cứu chữa cho những người khác khi cần đến. Nối tiếp truyền thống của gia đình, hiện vợ và hai người con gái của ông Cựu đều đã đăng ký hiến tặng mô, tạng cho y học sau khi qua đời.

Đức Phương

Theo TTXVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *