Thời tiết vào thu sẽ trở nên mát mẻ nhưng lại hanh khô hơn, không chỉ khiến da dẻ khô, cảm thấy ngứa mà mắt cũng rất dễ như vậy. Biểu hiện ngứa mắt có thể là triệu chứng của 4 vấn đề mắt sau đây.
1. Viêm kết mạc dị ứng
Kết mạc là một lớp màng niêm mạc che phủ lòng trắng của mắt. Viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi mắt bạn tiếp xúc với các chất dị ứng hay phấn hoa, cây cỏ, nấm mốc…
Khi vào thu, quả bắt đầu chín dần, còn hoa, lá bắt đầu rụng xuống kết hợp với không khí hanh khô, nhiều gió rất dễ khiến mắt bị nhiễm bụi bẩn, tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Bởi vậy, viêm kết mạc dị ứng xuất hiện theo mùa và thường vào mùa thu.
Mắt khi bị viêm kết mạc dị ứng bị đỏ và ngứa.
Phản ứng đầu tiên của chúng ta khi bị ngứa mắt là lấy tay dụi và điều này không nên một chút nào. Nếu dụi mắt như vậy rất dễ làm bệnh thêm nặng, có thể dẫn đến n.hiễm t.rùng. Đồng thời, nếu có cảm giác mắt nóng lên, cảm nhận được có dị vật và dịch tiết ở mắt tăng lên, cần phải đi kiểm tra để có cách điều trị kịp thời.
2. Bệnh khô mắt
Mùa thu là một mùa rất hanh khô. Lúc này, mắt rất cần nước để duy trì độ ẩm. Nếu cơ thể nói chung, mắt nói riêng bị mất nước cùng với việc hoạt động mắt quá lâu, chúng ta rất dễ bị bệnh khô mắt.
Bề mặt mắt của chúng ta được bao phủ bởi một lớp màng có tác dụng giữ ẩm, khử trùng, đồng thời loại bỏ những dị vật ra khỏi mắt. Toàn bộ quá trình đó được thực hiện chỉ trong một cái nháy mắt.
Khi số lần chớp mắt quá ít, sự bài tiết của tuyến lệ giảm xuống, sự hoạt động của bề mặt mắt không ổn định, bệnh khô mắt cũng có thể xảy ra. Mắt lúc đó sẽ bị đỏ, ngứa ngáy và sợ ánh sáng.
3. Viêm mũi dị ứng
Hãy chú ý đến viêm mũi dị ứng rất dễ xảy ra khi mùa thu đến.
Mùa thu rất khô nên cát, bụi cũng sẽ lưu thông dày đặc hơn trong không khí. Viêm mũi dị ứng cũng xảy ra theo thời tiết, thường xảy ra vào đầu mùa lạnh như mùa thu.
Ngoài các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi… nó sẽ kèm theo các triệu chứng cay mắt, đỏ mắt, ngứa mắt bởi vì xung huyết kết mạc bất thường.
4. Cảm mạo
Vì chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm vào mùa thu là rất lớn, nếu bạn không chú ý giữ ấm cơ thể, thời tiết này rất dễ khiến bạn bị cảm. Cảm mạo có thể làm đường hô hấp bị tắc nghẽn, gây khó thở.
Bên cạnh đó, niêm mạc mắt cũng bị ảnh hưởng, gây kích ứng dây thần kinh xung quanh mắt, khiến mắt bị ngứa ngáy, khó chịu.
Bởi vậy, khi ra ngoài đường nên sử dụng khẩu trang để tránh cảm mạo. Bên cạnh đó, nên thông gió trong nhà mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn trong không khí.
Một số mẹo giúp bảo vệ đôi mắt vào mùa thu
– Không nên dụi mắt, chà xát mắt nếu bị ngứa; có thể đắp khăn hoặc giấy lạnh lên mắt khi đang nhắm sẽ giúp bớt ngứa; nhỏ nước muối sinh lý hằng ngày không chỉ giúp mắt bớt ngứa mà còn tạo thêm ẩm cho mắt.
– Hạn chế sử dụng các thiết bị sưởi ấm nhân tạo và máy sấy tóc.
– Khi ra ngoài đường nên đeo kính hoặc kính râm để bảo vệ mắt khỏi những tác nhân gây dị ứng. Chúng ta vẫn nên đeo kính râm kể cả khi trời ít nắng (trời râm, có mây) bởi tia UV vẫn có thể xuyên qua các đám mây và gây tổn thương tới đôi mắt.
Kính là một vật dụng giúp bảo vệ mắt tối ưu nhất.
– Cẩn thận khi sử dụng kính áp tròng: Tự ý mua kính áp tròng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro vì nó có thể chưa được vô trùng. Điều này có thể gây n.hiễm t.rùng, làm mờ mắt. Vì vậy, khi chọn kính áp tròng, nên đi khám bác sĩ để họ giúp bạn lựa chọn sản phẩm nào là phù hợp nhất với đôi mắt của bản thân.
– Chú ý đến dinh dưỡng: Nên ăn nhiều trái cây, rau quả như: táo, lựu, lê, bí ngô, bí đao, củ cải,… để tăng cường vitamin C, vitamin A và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho đôi mắt.
Nguồn (Source): QQ, Milaneyecenter, Allaboutvison
Theo Helino
Thực sự điều hòa có thể khiến bạn bị ốm hay không?
Bạn đang tự hỏi liệu điều hòa có thể khiến bạn bị ốm hay không? Câu trả lời sẽ làm bạn ngạc nhiên đấy!
Bạn có thể không mong đợi điều này, nhưng câu trả lời là không. Không khí lạnh phát ra từ điều hòa không thể làm bạn ốm.
Máy điều hòa hút không khí nóng từ bên ngoài và sau đó thổi khí lạnh vào phòng sau khi đi qua bộ giảm xóc. Không khí ấm áp ngưng tụ trên bộ điều khiển van gió, sau đó không khí khô, mát được thổi ra, vào phòng. Thêm vào đó, máy điều hòa lọc không khí nóng đi vào thiết bị. Bởi vì thế phấn hoa và các chất gây ô nhiễm khác được giữ bên ngoài.
Theo như một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Yale, sử dụng sử dụng điều hòa không khí có thể làm giảm nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến tim mạch. Nhưng nếu máy điều hòa không được bảo trì đúng cách sẽ bị tắc bộ lọc, tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi không khí thoát ra khỏi điều hòa có chất lượng kém, bạn có thể bị cảm lạnh, đau họng, cúm, chảy nước mắt và khó thở. Bệnh nhân hen suyễn cũng có thể gặp vấn đề về hô hấp.
Job Nievaart – bác sĩ đa khoa người Hà Lan đã giải thích rằng điều đó chủ yếu liên quan đến việc bạn có mang theo virus hay vi khuẩn hay không tại thời điểm bạn bước vào phòng điều hòa. Máy lạnh không thể làm cho bạn bị bệnh. Nhưng nếu bạn đã mang theo một thứ gì đó, chẳng hạn như cảm lạnh, thì virus có thể lây lan nhanh hơn do không khí mát mẻ trong phòng. Điều này cũng đúng khi bạn di chuyển từ một căn phòng mát mẻ vào không khí nóng bên ngoài. Nó sẽ không gây cảm lạnh cho bạn trừ khi bạn đã mang vi-rút hoặc vi khuẩn. Trong trường hợp đó, bạn có thể bị bệnh nhanh hơn.
Ngọc Huyền
Theo Tips-and-tricks/emdep