Nếu thấy một người buồn bã hoặc ủ rũ quá mức; có vấn đề về giấc ngủ; đột nhiên trở nên bình tĩnh; thay đổi tính cách hoặc ngoại hình; có các dấu hiệu “dọn dẹp” như sắp xếp công việc cá nhân, lập di chúc, dọn phòng ở… mọi người hãy tác động để ngăn ngừa nguy cơ t.ự t.ử của đối tượng này.
Bản thân t.ự t.ử không phải là một bệnh tâm thần, mà là hậu quả nghiêm trọng của một số rối loạn tâm thần có thể điều trị được, bao gồm trầm cảm nặng, rối loạn lưỡng cực, rối loạn stress hậu chấn thương, rối loạn nhân cách giới hạn, tâm thần phân liệt, rối loạn sử dụng chất gây nghiện và rối loạn lo âu như chứng cuồng ăn và chứng chán ăn.
Các dấu hiệu cảnh báo t.ự t.ử
Bất kỳ điều nào sau đây đều có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ t.ự t.ử:
Buồn bã hoặc ủ rũ quá mức: Buồn bã kéo dài, thay đổi tâm trạng và cơn thịnh nộ bất ngờ.
Tuyệt vọng: Cảm giác tuyệt vọng sâu sắc về tương lai, với rất ít hy vọng rằng hoàn cảnh có thể cải thiện.
Các vấn đề về giấc ngủ.
Độ nhiên bình tĩnh: Đột nhiên trở nên bình tĩnh sau một thời gian trầm cảm hoặc ủ rũ có thể là dấu hiệu cho thấy người đó đã đưa ra quyết định kết thúc cuộc sống của mình.
Khép kín: Chọn ở một mình và tránh bạn bè hoặc các hoạt động xã hội cũng có thể là những triệu chứng của trầm cảm, một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến t.ự t.ử. Tình trạng này bao gồm mất hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động mà trước đó người ấy rất thích.
Thay đổi về tính cách và/hoặc ngoại hình: Một người đang nghĩ đến việc t.ự t.ử có thể thể hiện sự thay đổi trong thái độ hoặc hành vi, chẳng hạn như nói hoặc di chuyển với tốc độ nhanh hoặc chậm bất thường. Ngoài ra, người đó có thể đột nhiên trở nên ít quan tâm đến ngoại hình của mình.
Hành vi nguy hiểm hoặc tự gây hại: Hành vi nguy hiểm tiềm tàng, như lái xe liều lĩnh, quan hệ t.ình d.ục không an toàn, và sử dụng m.a t.úy và/hoặc rượu có thể cho thấy người đó không còn coi trọng mạng sống của mình.
Chấn thương hoặc khủng hoảng cuộc sống gần đây: Khủng hoảng lớn trong cuộc sống có thể kích hoạt nỗ lực t.ự s.át. Khủng hoảng bao gồm cái c.hết của người thân hoặc thú cưng, ly hôn hoặc tan vỡ mối quan hệ, chẩn đoán bệnh nặng, mất việc hoặc các vấn đề tài chính nghiêm trọng.
Chuẩn bị: Thông thường, một người nghĩ tới việc t.ự t.ử sẽ bắt đầu sắp xếp lại công việc cá nhân của mình. Điều này có thể bao gồm đi thăm bạn bè và người thân, cho đi tài sản cá nhân, lập di chúc và dọn dẹp phòng hoặc nhà của mình. Một số người sẽ viết thư tuyệt mệnh trước khi t.ự t.ử. Một số người sẽ mua phương tiện để t.ự t.ử.
Đe dọa t.ự t.ử: Từ 50% đến 75% những người cân nhắc t.ự t.ử sẽ cho ai đó – bạn bè hoặc người thân – dấu hiệu cảnh báo. Tuy nhiên, không phải ai đang nghĩ đến t.ự t.ử cũng sẽ nói như vậy và không phải ai đe dọa t.ự t.ử cũng sẽ làm theo. Mọi mối đe dọa t.ự t.ử đều tần được tiếp nhận một cách nghiêm túc.
Những người nào dễ t.ự t.ử nhất?
Tỷ lệ t.ự t.ử cao nhất là ở thiếu niên, thanh niên và người già. Nguy cơ t.ự t.ử cũng cao hơn trong các nhóm sau:
Người già mất vợ hoặc chồng do qua đời hoặc ly hôn
Những người đã từng t.ự t.ử
Người có t.iền sử t.ự t.ử trong gia đình.
Những người có bạn bè hoặc đồng nghiệp đã t.ự t.ử
Người có t.iền sử bị lạm dụng thể chất, cảm xúc hoặc t.ình d.ục
Những người chưa lập gia đình, không có kỹ năng hoặc thất nghiệp
Người bị đau dài ngày, bị tàn tật hoặc mắc bệnh nan y
Những người dễ có hành vi bạo lực hoặc bốc đồng
Những người mới được xuất viện tâm thần (Đây thường là giai đoạn chuyển tiếp rất đáng sợ.)
Những người trong một số ngành nghề nhất định, chẳng hạn như cảnh sát và nhân viên y tế làm việc với bệnh nhân bị bệnh giai đoạn cuối
Người có vấn đề về lạm dụng chất gây nghiện
Mặc dù phụ nữ có khả năng t.ự t.ử cao gấp ba lần, nhưng đàn ông có nhiều khả năng hoàn thành hành động này.
Có thể phòng ngừa được t.ự t.ử không?
Không thể phòng ngừa được t.ự t.ử một cách chắc chắn, nhưng thường có thể giảm được nguy cơ nếu can thiệp kịp thời. Nghiên cứu cho thấy cách tốt nhất để ngăn ngừa t.ự t.ử là biết về các yếu tố nguy cơ, cảnh giác với các dấu hiệu trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác, nhận ra các dấu hiệu cảnh báo t.ự t.ử và can thiệp trước khi người đó có thể hoàn thành quá trình tự lấy đi mạng sống của mình.
Nên làm gì nếu bạn nghĩ ai định t.ự t.ử?
Những người nhận được sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình và những người được tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe tâm thần ít hành động theo các thôi thúc t.ự t.ử của họ hơn so với những người bị cô lập về mặt xã hội. Nếu ai đó mà bạn biết đang có dấu hiệu cảnh báo t.ự t.ử, thì:
Đừng ngại hỏi liệu người đó có bị trầm cảm hay suy nghĩ về việc t.ự t.ử hay không.
Hỏi xem người đó có đang gặp bác sĩ trị liệu hay đang dùng thuốc không.
Thay vì cố gắng khuyên người đó đừng t.ự t.ử, hãy cho người đó biết rằng trầm cảm là tạm thời và có thể điều trị được.
Trong một số trường hợp, người đó chỉ cần biết rằng có người quan tâm và đang tìm cơ hội để nói về cảm xúc của mình. Sau đó, bạn có thể khuyến khích người đó tìm kiếm sự giúp đỡ từ người có chuyên môn.
Nên làm gì nếu nhìn thấy các dấu hiệu cảnh báo t.ự t.ử?
Nếu bạn tin rằng ai đó mà bạn biết có nguy cơ sẽ t.ự t.ử ngay lập tức:
Đừng để người đó một mình. Nếu có thể, hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ bạn bè hoặc các thành viên khác trong gia đình.
Đề nghị người đó đưa cho bạn bất kỳ vũ khí nào mà người đó có thể có. Lấy đi hoặc loại bỏ các vật sắc nhọn hoặc bất cứ thứ gì khác mà người đó có thể sử dụng để làm tổn thương chính mình.
Nếu người đó đang điều trị tâm thần, hãy giúp họ liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu để được hướng dẫn và giúp đỡ.
Cố gắng giữ cho người đó bình tĩnh nhất có thể.
Gọi cơ quan chức năng hoặc đưa người đó đến phòng cấp cứu.
Cẩm Tú
Theo WebMD/Dân Trí
Cứ 40 giây lại có một người c.hết vì t.ự t.ử
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ mỗi 40 giây, trên thế giới lại có một người c.hết vì t.ự t.ử. Thông tin trên được đưa ra nhân Ngày Thế giới ngăn ngừa t.ự t.ử – 10/9 hằng năm.
Theo Vnews