Chất lượng không khí ở Hà Nội kém trở lại?

Chiều 21/10, Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) thông tin, chỉ số chất lượng không khí (AQI) đo được trong 24 giờ (tính từ chiều 20/10 đến chiều 21/10) tại 10 trạm quan trắc không khí trên địa bàn thành phố dao động từ 113 đến 151 (thuộc mức kém).

Đến ngày 21/10, chất lượng không khí tại Hà Nội bị kém trở lại. (Ảnh: Zing)

Cụ thể, chỉ số AQI cao nhất tại trạm Minh Khai là 151, Phạm Văn Đồng 146, Hàng Đậu 143, Thành Công 138, Trung Yên 3 là 129, Hoàn Kiếm 121, Mỹ Đình 117, Kim Liên 114, Tây Mỗ 113, Tân Mai 113, theo Hà Nội Mới.

Nguyên nhân gây ra điều này được cho là do thời tiết Hà Nội xuất hiện sương mù ở tầng thấp khiến các chất ô nhiễm trong không khí không thoát được để phát thải và bị giữ lại ở sát mặt đất.

Đứng trước tình trạng ô nhiễm không khí trở lại đang diễn ra tại Hà Nội, Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội đưa ra khuyến cáo với người dân. Theo đó, đối với nhóm nhạy cảm (t.rẻ e.m, người già và những người mắc bệnh hô hấp) cần hạn chế thời gian ở ngoài trời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu phải ra ngoài trời cần đeo khẩu trang đạt chuẩn.

Đồng thời, để làm giảm ô nhiễm không khí, khi tham gia giao thông, mọi người cần tuân thủ triệt để luật giao thông để hạn chế ùn tắc đường. Kết hợp với điều đó, cơ quan chức năng cần tăng cường điều tiết giao thông tại một số khu vực có mật độ giao thông cao; khu vực ngoại thành, người dân hạn chế đốt rác và phụ phẩm nông nghiệp.

Theo ước tính gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí hiện được xem là mối đe dọa sức khỏe môi trường lớn nhất thế giới. Một nửa dân số trên thế giới không được tiếp cận với nhiên liệu hoặc công nghệ sạch, 9/10 người trong số này đang phải hít không khí ô nhiễm, và có đến 7 triệu người bị hại c.hết mỗi năm vì ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí vừa là nguyên nhân hình thành, vừa là yếu tố làm trầm trọng thêm một số bệnh, từ hen suyễn cho đến bệnh tim mạch, ung thư phổi, phì đại tâm thất, bệnh Alzheimer và Parkinson, biến chứng tâm lý, tự kỷ, bệnh võng mạc… Các hạt bụi mịn và siêu mịn – một trong những thành phần chính của không khí ô nhiễm, đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp vào nhóm chất gây ung thư cho con người.

Theo thoidai

Để ung thư không còn là nỗi ám ảnh

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình Globocan, trong những năm qua, tỷ lệ mắc mới và t.ử v.ong do các bệnh lý ác tính tăng liên tục, biến Việt Nam thành một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư và t.ử v.ong do ung thư thuộc nhóm cao trên thế giới.

Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp phát hiện các nguy cơ khởi phát bệnh. Ảnh minh họa.

Tầm soát sớm – tránh ung thư

Rất nhiều trường hợp, bệnh được phát hiện khi đã ở giai đoạn quá muộn và mất đi những cơ hội được điều trị dứt điểm. Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp phát hiện các nguy cơ khởi phát bệnh để có những giải pháp điều trị dự phòng hoặc tiến hành điều trị sớm, tăng cơ hội chữa trị khỏi hoàn toàn cho bệnh nhân.

Đây là nhóm bệnh ác tính với nhiều nguyên nhân và tính chất bệnh lý khác nhau. Hiện nay khoa học vẫn chưa có công cụ hay phương thức đơn lẻ nào cho phép phát hiện và phát hiện sớm tất cả các thể bệnh lý ác tính khác nhau.

Trên thực tế, mỗi một bệnh lý ung thư sẽ có nhưng cách sàng lọc đặc thù nhưng phổ thông hơn cả là các nhóm phương pháp chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, X Quang, chụp CT); Nhóm phương pháp dựa trên các dấu ấn sinh học đặc trưng của bệnh trong các dịch cơ thể (m.áu, nước tiểu, dịch não tuỷ)

Ví dụ, nội soi là phương pháp thường quy áp dụng cho phát hiện sớm ung thư đại tràng, dạ dày, ung thư vòm mũi họng trong khi đó siêu âm là phương pháp đơn giản cho phép phát hiện sớm nhiều thể bệnh ác tính như ung thư vú, ung thư gan, còn CT liều thấp được coi là phương pháp hữu dụng áp dụng trong sàng lọc và lọc sớm ung thư phổi….

Nồng độ AFP cao trong m.áu được coi là một chỉ thị của ung thư gan, trong khi đó đột biến telomerase reverse-transcriptase (Tert mutation) là chỉ thỉ của một số bệnh lý ác tính như ung thư: tuyết giáp, đại trực tràng, hệ thần kinh, não, gan.

Tầm soát di truyền phát hiện gene bệnh lý ung thư

Cho đến nay, ngoài yếu tố môi trường, thói quen sinh hoạt, tính chất di truyền học của mỗi cá thể, mỗi cộng đồng dân cư hay mỗi gia đình là yếu tố có liên quan chặt chẽ đến việc hình thành và phát triển của nhiều bệnh lý ác tính.

Ngoài ra, cộng đồng khoa học cũng thừa nhận, tính chất di truyền học có liên quan đến nhiều bệnh lý khác ngoài ung thư như: tiểu đường, các bệnh lý tim mạch, diễn biến quá trình lão hoá, các bệnh Down, Parkinson, bệnh tự kỷ, bệnh vô sinh, khả năng chuyển hoá thuốc của cơ thể cũng như tính mẫn cảm của cơ thể với một số thực phẩm hoặc dị nguyên từ môi trường sống.

Chính vì tính phức tạp của bệnh, nên để tầm soát bệnh, mỗi người nên đến các cơ sở Y tế có tên t.uổi được trang bị đầy đủ máy móc trang thiết bị và con người để nhận được những lời khuyên, sự tư vấn hữu ích giúp chúng ta có những giải pháp sàng lọc và sàng lọc sớm ung thư phù hợp.

Trên thực tế có khoảng 10-15% ung thư có tính chất di truyền. Hiện tượng di truyền ung thư thường xuất hiện trong những gia đình: có từ 2 cá thể cùng huyết thống mang bệnh; mắc ung thư trẻ t.uổi (dưới 50); mắc nhiều hơn một thể ung thư; mắc các thể ung thư hiếm, hoặc ví dụ bệnh nhân là nam nhưng mắc ung thư vú,…

Chính vì lẽ đó, việc xét nghiệm phát hiện đột biến gene quy định tính chất di truyền ung thư đã được Hiệp hội Di truyền học Y khoa Hoa Kỳ khuyến cáo chỉ định cho những đối tượng hoặc người có quan hệ huyết thống với bệnh nhân đã mắc: Ung thư vú, ung đại trực tràng, ung thư dạ con được phát hiện trước 50 t.uổi; hoặc người mắc trên một thể ung thư; mắc ung thư ở cả 2 cơ quan cặp đôi ví dụ phát hiện khối u ở cả hai bên vú, cả hai bên thận; mắc các thể ung thư đặc biệt như ung thư buồng trứng, ung thư tuyết tiệt di căn, ung thư vú bộ ba âm tính (triple-negative breast cancer), ung thư ống tiêu hoá có trên 10 polyps, hoặc có từ hai thành viên trong gia đinh trở lên mắc ung thư.

Việc sàng lọc gene nhằm tìm kiếm các tổn thương ở mức độ gene sẽ không chỉ giúp tiên lượng sớm nguy cơ mắc các bệnh lý ác tính, các bệnh lý di truyền, lựa chọn đối tác sinh con phù hợp mà còn giúp các bác sĩ cá thể hoá chiến lược điều trị, điều trị dự phòng tối ưu hơn cho mỗi cá nhân, mỗi người bệnh.

Đức Trân

Theo daidoanket

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *