Làm sao để bỏ thói quen bóc da tay?

Bóc, l.ột d.a trên ngón tay là một thói quen khó bỏ. Nhưng sự kiên trì và những biện pháp hỗ trợ sau đây sẽ làm tăng khả năng chấm dứt hành vi này.

Nhiều người khổ sở vì đầu bảo không muốn bóc nhưng tay lại vô thức bóc, l.ột d.a tay – Shutterstock

Bóc, l.ột d.a trên ngón tay là một thói quen vô thức hoặc một hành vi khi bạn căng thẳng hoặc buồn bã. Nhìn qua thì có vẻ đây chỉ là hành động lành tính nhưng nó cũng có thể trở thành một vấn đề y tế trong một số trường hợp như vết thương hở trên tay bị vi khuẩn tấn công, bị n.hiễm t.rùng. Thói quen như thế này dần ăn sâu và rất khó bỏ. Nhưng sự kiên trì và những biện pháp hỗ trợ sau đây làm tăng khả năng chấm dứt hành vi này, theo LS.

Bước 1

Thêm rào cản vật lý nhằm khiến việc bóc da, l.ột d.a tay khó khăn hơn. Hãy đeo găng tay trong thời gian mà bạn có khả năng tăng tần suất thói quen này. Hoặc băng ngón tay lại nếu găng tay cản trở các hoạt động bình thường của bạn như nấu ăn hoặc viết.

Bước 2

Viết nhật ký chi tiết về cảm giác lo lắng, trầm cảm, đặt câu hỏi về giá trị bản thân… Song song đó, hãy viết bạn nhận ra mình đang bóc da tay trong các trường hợp nào liên quan đến các vấn đề trên. Psychology Today giải thích rằng nhiều hành vi cưỡng chế được kích hoạt bởi sự lo lắng và những cảm xúc tiêu cực khác.

Hãy cân nhắc đến việc nói chuyện với chuyên gia tâm lý để giải quyết vấn đề sức khỏe cảm xúc như là một bước để ngăn chặn sự cưỡng chế ấy.

Bước 3

Luôn bận rộn để tăng cường sự tự chủ. KidsHealth gợi ý rằng bạn nên đ.ánh lạc hướng bản thân khi nhận thấy bản thân đắm chìm trong một thói quen xấu. Hãy đứng dậy và đi dạo, tham gia vào một hoạt động đòi hỏi phải sử dụng tay hoặc trò chuyện với bạn bè. Sự nhàm chán cũng có thể là nguyên nhân của thói quen xấu như l.ột d.a tay.

Bước 4

Đặt mục tiêu hoặc p.hần t.hưởng cho bản thân sẽ giúp bạn đi đúng hướng và giúp bạn thêm động lực bỏ thói quen. Thiết lập mục tiêu làm tăng cảm giác có giá trị của bản thân và truyền cảm hứng để bạn tích cực làm việc hướng tới p.hần t.hưởng.

Bước 5

Yêu cầu vợ/chồng, người yêu, bạn bè… nói cho bạn biết mỗi khi họ thấy bạn bóc da tay để giúp bạn ý thức và có trách nhiệm với hành vi của mình. Không chọn người làm quá trình chữa bệnh trở nên khó khăn hơn bằng cách phản ứng gay gắt và tiêu cực mỗi khi họ để ý đến hành vi của bạn. Hãy nhờ người bình tĩnh và trung lập, theo LS.

Theo thanhnien

Công dụng phổ biến của nước hoa hồng

Nước hoa hồng là dung dịch được chưng cất từ những cánh hoa hồng, và từ lâu đã nổi tiếng với các công dụng y học và làm đẹp.

Chăm sóc da: Nước hoa hồng có tác dụng dưỡng ẩm, kháng viêm và kháng khuẩn giúp làm dịu da mụn; đồng thời chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da khỏi tia UV và các chất ô nhiễm.

Điều trị cảm lạnh và cảm cúm: Nước hoa hồng giúp làm dịu cơn đau họng và các triệu chứng hô hấp như ho và ngạt mũi. Hơi nước hoa hồng giúp giảm các chứng viêm hô hấp mãn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Chữa lành vết thương hở: Hoa hồng chứa các thành phần giúp chống lại 15 dòng vi khuẩn, bao gồm E.coli và S.aureus. Nước hoa hồng còn chứa thành phần chống nấm và kháng khuẩn, có lợi trong điều trị các vết thương sâu.

Cải thiện tâm trạng và sức khỏe của thần kinh: Người ta dùng hơi nước hoa hồng hoặc uống nước hoa hồng để cải thiện tâm trạng và điều trị trầm cảm, stress và căng thẳng. Nước hoa hồng thậm chí có thể giúp điều trị bệnh Alzheimer và các chứng suy giảm trí nhớ khác.

Dùng trong nấu nướng: Nước hoa hồng tạo mùi hương cho các loại bánh nướng và các món ăn ngọt khác. Nước hoa hồng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm đầy hơi, giảm trào ngược axit và giúp nhuận tràng.

Kháng HIV: Nghiên cứu cho thấy tinh dầu hoa hồng và nước cất hoa hồng có tác dụng kháng HIV. Nước hoa hồng giúp chống lại virus HIV ở các giai đoạn khác nhau và ngăn virus lan rộng.

Điều trị tiểu đường: Nhờ chứa các thành phần sát trùng, kháng khuẩn, kháng virus và nấm, nước hoa hồng được dùng trong điều trị nhiều loại bệnh. Nước hoa hồng còn chứa methanol giúp tăng hiệu quả insulin và ổn định đường huyết ở người mắc tiểu đường.

Tăng cường hệ miễn dịch: Nước hoa hồng giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ các thành phần chống oxy hóa và flanovoid. Các chất này bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương do gốc tự do.

Chăm sóc tóc: Nước hoa hồng chứa các chất dinh dưỡng giúp tóc chắc khỏe và cải thiện lưu thông m.áu đến tóc, đồng thời chứa các chất chống oxy hóa bảo vệ tóc khỏi tia UV.

Điều trị động kinh: Nước hoa hồng chứa các chất giúp cải thiện dẫn truyền thần kinh và tạo hiệu ứng thôi miên nhẹ. Các chất này chứa thành phần chống co giật, đồng thời tăng cường hiệu quả của các loại thuốc chống động kinh./.

CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)

Facty

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *