Trong gia đình nếu có bà, mẹ hay chị, em gái mắc ung thư vú thì nguy cơ mắc ung thư này ở phụ nữ cao hơn. Ngoài ra, những trường hợp sau cũng dễ mắc ung thư vú.
Ung thư vú là ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Theo thống kê của Ghi nhận ung thư năm 2018, mỗi năm ở nước ta co 164.671 sô ca măc mơi ung thư, trong đo ung thư vu chiếm là 15.229 trường hợp; khoảng 6.000 trường hợp t.ử v.ong (trên 41 người mắc mới và hơn 16 trường hợp t.ử v.ong mỗi ngày).
Theo TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K TƯ, mọi phụ nữ đều có thể bị ung thư vú. Tuy nhiên những trường hợp dưới đây, nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Mỗi ngày ở nước ta có trên 41 trường hợp ung thư vú mới được phát hiện
– Độ t.uổi : Ung thư vú có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, đặc biệt là những phụ nữ trên 40 t.uổi. Ngoài ra, những phụ nữ không sinh con và sinh con đầu lòng sau độ t.uổi 30 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường.
– Mắc bệnh lý về tuyến vú bao gồm xơ vú, áp- xe vú… nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục ở vùng vú và dễ tiến triển thành ung thư.
– Yếu tố di truyền : Trong gia đình nếu có bà, mẹ hay chị, em gái mắc ung thư vú thì tỷ lệ mắc ung thư vú của cá nhân đó sẽ cao hơn. Phần lớn trường hợp ung thư vú do di truyền thường từ 2 gene BRCA1 và BRCA2. Những phụ nữ có đột biến gene BRCA1 hoặc BRCA2 có thể có đến 80% nguy cơ mắc bệnh.
– Dậy thì sớm (trước 12 t.uổi) và mãn kinh muộn (sau 55 t.uổi) cũng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người khác. Nguyên nhân là do những phụ nữ này chịu tác động lâu dài của hormone estrogen và progesterone.
– Béo phìcũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nguyên nhân là do phụ nữ béo phì thường sản sinh ra nhiều estrogen hơn so với phụ nữ khác. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư vú mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ m.áu và các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư gan…
– Lối sống và sinh hoạt thiếu khoa học: Chế độ ăn uống nhiều calo trong khi cơ thể lười vận động sẽ làm lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng cao dẫn đến béo phì và làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
– Hút t.huốc l.á, uống nhiều rượu biacũng dễ dẫn đến ung thư vú.
– Phơi nhiễm phóng xạ: Tuy lượng phơi nhiễm từ tia X là rất thấp nhưng nữ giới cũng cần hạn chế tiếp xúc với môi trường phóng xạ để tránh nguy cơ mắc bệnh.
Cách phòng ngừa ung thư vú
Cũng theo TS Trần Văn Thuấn, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, chị em cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, khám vú thường xuyên và chủ động tầm soát sớm bệnh. Cụ thể, chị em nên ăn nhiều rau củ quả; giảm một số chất béo như bánh ngọt, bánh pizza, xúc xích… bởi những đồ ăn này thường chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Hạn chế rượu, bia và đồ uống có còn là một trong những biện pháp phòng ngừa ung thư vú
Ngoài ra, chị em nên hạn chế đồ uống có cồn như rượu bia, đồ uống có ga, vì việc tiêu thụ nhiều thức uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Lí do, lượng cồn tăng cao sẽ tăng kích thích sản xuất estrogen, tạo thuận lợi cho sự phân chia tế bào.
Để phòng ngừa ung thư vú, chị em cần tránh hút t.huốc l.á và hít phải khói t.huốc l.á thụ động. Đặc biệt chị em nên đi khám sức khỏe định kỳ và tầm soát phát hiện sớm ung thư để có thể phát hiện bệnh điều trị kịp thời.
Thúy Quỳnh
Theo phunuvietnam
Bệnh viện K đưa vào khu khám bệnh mới đáp ứng 400 bệnh nhân mỗi ngày
Cơ sở khám mới của bệnh viện K gồm 12 tầng, 8 phòng khám và khu vực điều trị có thể đáp ứng 400 – 600 lượt bệnh nhân tới khám mỗi ngày.
Sáng 8/5, Bệnh viện K cơ sở 1 tại số 9A – 9B Phan Chu Trinh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã chính thức hoạt động. Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K, cơ sở mới này đi vào hoạt động vừa giảm tải cho cơ sở 1 tại Quán Sứ, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về khám và điều trị các bệnh ung bướu của nhân dân, trong bối cảnh ung thư đang là vấn đề lớn của xã hội.
Người bệnh khám tại cơ sở mới của BV K sáng 8/5.
Theo thống kê của Globocan (Tổ chức Ung thư toàn cầu)năm 2018, trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca ung thư mới mắc hàng năm và có khoảng 8,2 triệu người t.ử v.ong mỗi năm vì căn bệnh này; trong đó có tới 2/3 là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tại Việt Nam, có gần 165.000 trường hợp mới mắc bệnh ung thư, gần 115.000 trường hợp t.ử v.ong và hơn 300.000 người bệnh đang phải chiến đấu với ung thư.
Năm 2018, Bệnh viện K đã tổ chức khám bệnh cho hơn 417.000 lượt người dân, 22.000 ca phẫu thuật, 24.000 lượt bệnh nhân hóa trị và hơn 13.000 lượt bệnh nhân xạ trị.
TS Nguyễn Tiến Quang, Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Phụ trách cơ sở Quán Sứ cho biết, việc đưa vào hoạt động cơ sở mới với trang thiết bị y tế hiện đại ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, đội ngũ cán bộ chuyên môn đầu ngành ung bướu sẽ đáp ứng hơn nữa nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Đặc biệt BV K sẽ tập trung vào việc khám, sàng lọc sớm phát hiện ung thư, mở các gói sàng lọc ung thư sớm cho cả nam, nữ. “Bệnh ung thư nếu phát hiện sớm, có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn, giảm chi phí điều trị. Nhưng thực tế còn đến 70% bệnh nhân đến viện giai đoạn muộn dẫn đến hiệu quả điều trị kém, chi phí tốn kém. Vì thế, việc phát hiện sớm sẽ được ưu tiên để người bệnh được tiếp cận điều trị sớm nhất, nâng cao hiệu quả điều trị, chất lượng sống cho bệnh nhân”, TS Quang cho biết.
Hồng Hải
Theo Dân trí