Chuyên gia cảnh báo: Căn bệnh X bí ẩn có thể cướp đi mạng sống 80 triệu người và lây lan toàn cầu chỉ trong 36-50 giờ

Theo WHO, một đợt bùng phát của căn bệnh được các nhà khoa học đặt tên là Bệnh X ( Disease X) sẽ sớm xảy ra với con số thương vong về người lên tới 80 triệu.

Hiện các nhà khoa học đang nỗ lực tìm kiếm loại vắc-xin có thể chống lại căn bệnh n.hiễm t.rùng vẫn chưa được xác định rõ này.

Vào tháng trước, một hội đồng do cựu giám đốc WHO đứng đầu đã phát đi cảnh báo về hiểm họa của một mầm bệnh ở đường hô hấp có khả năng làm t.hiệt m.ạng từ 50-80 triệu người.

15 nhà lãnh đạo các cơ quan y tế trên thế giới đã chỉ trích “chu kỳ hoảng loạn và thờ ơ” mà theo họ đã trở thành đặc trưng cho kiểu phản ứng trước các trường hợp y tế khẩn cấp.

Tìm kiếm vắc-xin phòng bệnh X

Mới đây, CEPI – cơ quan chuyên các giải pháp về vắc-xin nhằm đối phó với các dịch bệnh – cho biết, họ đang tìm kiếm nguồn tài chính để tạo ra các nền tảng đủ năng lực phát triển vắc-xin ngừa bệnh X.

Richar Hatchett, giám đốc điều hành CEPI, cho biết: “Chúng tôi có thể chắc chắn rằng nhân loại sẽ sớm phải đối mặt với một dịch bệnh nữa. Vấn đề không phải là có dịch bệnh xảy ra hay không mà vấn đề là khi nào nó xảy ra.

Chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng. Chúng ta cần đầu tư vào các công nghệ nền tảng để có thể nhanh chóng ứng phó với sự xuất hiện của mầm bệnh tiềm ẩn nguy cơ thành dịch.

Đó là lý do CEPI đang thúc đẩy các nguồn tài chính dành cho những công nghệ nền tảng được dùng để chế tạo vắc-xin cũng như các biện pháp phòng ngừa bằng vắc-xin khác trong khoảng thời gian vài tuần và vài tháng, thay vì vài năm”.

Kể từ năm 1980, các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm đã tăng từ 1.000 lên 3.000 trường hợp vào năm 2010.

Giám đốc điều hành CEPI tiết lộ thêm: “Các tiêu chí của chúng tôi rất rộng và lần kêu gọi này mở suốt 12 tháng. Chúng tôi hi vọng có thể thu hút những ý tưởng tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới. Nếu thành công, chúng ta có thể trang bị cho loài người công cụ để chống lại Bệnh X và tạo ra một thế giới mà các dịch bệnh không còn là mối đe doạ nữa”.

Nguy hiểm c.hết người hơn cả bệnh Ebola

Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại Bệnh X – căn bệnh tương tự cúm – vào diện gây nguy hiểm cho tính mạng con người còn hơn Ebola và sốt Lassa.

Theo một báo cáo mới đây của tổ chức Global Preparedness Monitoring Board, một dịch bệnh như vậy có thể xoá sổ 50-80 triệu người cũng như 5% nền kinh tế toàn cầu.

Bản báo cáo cho biết thêm, khi thế giới ngày càng trở nên kết nối với nhau, một mầm bệnh nguy hiểm như Bệnh X có thể lây lan toàn cầu chỉ trong vòng 36-50 giờ đồng hồ.

Một điểm đáng lưu ý nữa là trong khi một số cơ quan và chính phủ đã nỗ lực để chuẩn bị đối phó với đợt bùng phát Bệnh X kể từ sự kiện Ebola 2014-2016 ở Tây Phi khiến hơn 10.000 người t.hiệt m.ạng, những nỗ lực này vẫn được coi là “chưa đủ hiệu quả thực sự”.

Trong trường hợp một đại dịch, nhiều hệ thống y tế quốc gia – đặc biệt ở các nước ngoài – sẽ sụp đổ. Hồi đầu năm nay, WHO cũng cảnh báo rằng, một đại dịch cúm – do virus lây lan trong không khí gây ra – là không thể tránh khỏi và nhấn mạnh thế giới nên chuẩn bị sẵn sàng đối mặt.

Vào năm 1918, đại dịch “cúm Tây Ban Nha” đã gây ra cái c.hết của khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới. Nghiên cứu sau đó chỉ ra phần lớn các ca t.ử v.ong rơi vào nhóm người dưới 65 t.uổi. Virus cúm này được cho là sử dụng chính hệ miễn dịch của cơ thể làm vũ khí tấn công lợi hại của mình, từ đó dẫn đến hội chứng “bão cytokine” nguy hiểm c.hết người ở nạn nhân. Bão cytokine là tình trạng sản sinh quá nhiều tế bào miễn dịch khiến cơ thể bị quá tải.

Hệ miễn dịch càng khỏe thì hậu quả của bệnh cúm Tây Ban Nha tới người bệnh càng trở nên thảm khốc. Nếu Bệnh X bắt nguồn từ một chủng cúm, nó có thể gây ra các tác hại thảm khốc tương tự lên nhóm dân số trẻ hơn.

Có tới 50 triệu người đã c.hết trên toàn thế giới do hậu quả của dịch cúm Tây Ban Nha tàn khốc vào năm 1918. Ảnh: Everett Collection Historical / Alamy Stock Photo

Các bệnh mới xuất hiện ở các lục địa trên thế giới

Châu Âu

– Bệnh đường ruột do ký sinh trùng cryptosporidiosis gây ra

– E.coli O1O4:H4 – một chủng vi khuẩn gây đợt bùng phát dịch bệnh ở Đức năm 2011

– Bệnh Creutzfeldt-Jakob Disease biến thể (vCJD) – bệnh về não do ăn thịt bò nhiễm bệnh gây ra.

Bắc Mỹ

– Enterovirus D68 – nhóm virus có thể gây bệnh bại liệt và chân – tay – miệng

– Virus heartland – bệnh do virus lây lan bởi các vết ve cắn mang mầm bệnh.

– Hội chứng phổi do vi rút Hanta (HPS) – bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng và đôi khi nguy hiểm tính mạng do các loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh gây ra.

– Bệnh đường ruột do ký sinh trùng cryptosporidiosis gây ra

– Cúm H3N2v – chủng cúm bắt nguồn từ lợn

– Cyclosporiasis – bệnh đường ruột do ký sinh trùng siêu nhỏ gây ra.

– E.coli O157:H7 – một dạng vi khuẩn

– Vúm H1N1 2019 – cúm lợn

– Virus Bourbon – được hiểu là lây lan qua các vết cắn của ve hoặc côn trùng.

Nam Mỹ

– Hội chứng phổi do virus Hanta (HPS) – bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng và đôi khi nguy hiểm tính mạng do các loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh gây ra.

Châu Phi

– Bệnh đậu mùa khỉ ở người – tương tự bệnh đầu mùa được truyền từ thú gặm nhấm hoặc các loài linh trưởng.

– Virus Ebola

– Virus Zika

– HIV

– Viêm gan C

Châu Á

– Virus Akhmeta (AKMV) – một dạng của virus đậu mùa

– Hội chứng hô hấp Trung Đông do virus Corona (MERS-CoV) – bệnh hô hấp do virus, đôi khi được biết đến với tên gọi cúm lạc đà.

– Sốt nghiêm trọng do hội chứng giảm cầu mà nguyên nhân là virus Bunya – một dạng sốt xuất huyết.

– E.coli O157:H7 – một chủng vi khuẩn

– Cúm H5N6 – một chủng cúm gia cầm

– Cúm H1ON8 – một chủng cúm gia cầm

– Cúm H5N1 – một chủng cúm gia cầm

– Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) – bùng phát năm 2002 và 2004.

– Virus Nipah – lây truyền từ động vật, thực phẩm nhiễm bẩn hoặc trực tiếp từ người bệnh.

Australia

– Bệnh do virus Hendra – loại virus có thể gây bệnh ở loài dơi quạ lớn, từ đó truyền sang ngựa và người.

Huyền Nguyễn

Theo baodansinh

5 điều mẹ cần biết để tăng cường sức đề kháng cho bé

Những ngày giao mùa khi thời tiết hanh khô và khói bụi, bé sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ nhiễm bệnh khiến mẹ không khỏi lo lắng.

Tuy rằng việc trẻ ốm vặt, cảm cúm là không thể tránh khỏi trong quá trình khôn lớn, nhưng một hệ miễn dịch tốt sẽ giúp bé khỏe mạnh từ bên trong, chống lại những yếu tố gây hại từ môi trường.

Dưới đây là 5 điều mẹ cần biết để xây dựng sức đề kháng khỏe mạnh cho con ngay từ những năm tháng đầu đời.

Hệ miễn dịch của bé hoạt động thế nào?

Đây có lẽ là câu hỏi đầu tiên của mẹ khi nói về chủ đề sức đề kháng của trẻ. Mẹ có biết, trẻ luôn có hai “hàng rào” bảo vệ là hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch đáp ứng. Miễn dịch bẩm sinh chính là lớp lá chắn đầu tiên, có tính chất phản ứng tức thì và được hình thành tự nhiên khi bé chào đời. Bên cạnh đó, miễn dịch đáp ứng là lớp bảo vệ thứ hai, được phát triển theo thời gian khi trẻ lớn lên nhờ việc thích ứng dần với các tác nhân gây bệnh và tạo ra trí nhớ miễn dịch.

Hệ miễn dịch giống như một vòng tay che chở, giúp bé tránh được nhiều bệnh n.hiễm t.rùng, từ đó khỏe mạnh và năng động, tăng khả năng học hỏi để phát triển trí não hoàn thiện.

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột sẽ đem đến hệ miễn dịch tốt hơn

Trong đường ruột của bé, một số loại vi khuẩn có hại có thể gây ra n.hiễm t.rùng và bệnh, nhưng sẽ luôn tồn tại các vi khuẩn có lợi cho việc tăng cường khả năng miễn dịch và cải thiện hệ tiêu hóa.

Mẹ cần lưu ý rằng 70% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột. Việc nuôi dưỡng và duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột với nhiều lợi khuẩn là quá trình không thể thiếu để con khôn lớn. Từ đó, mẹ có thể yên tâm con được duy trì một hệ miễn dịch tốt để chống lại những nguy cơ lây nhiễm bệnh.

HMO giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi để bé khỏe mạnh hơn mỗi ngày

Quan sát thấy trẻ bú sữa mẹ thường ít ốm và có sức đề kháng tốt hơn, các nhà khoa học đã dành nhiều tâm huyết để đi tìm lời giải cho câu hỏi “Điều gì trong sữa mẹ đã khiến hệ miễn dịch của trẻ được tăng cường tốt như vậy?”

Trải qua nhiều thập kỉ nghiên cứu, câu trả lời đã được giải mã và bí mật của điều kỳ diệu đó mang tên HMO. Việc công bố những lợi ích của HMO đã đặt nền móng thu hút nhiều nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu về dưỡng chất này đối với sức khỏe tổng quát của t.rẻ e.m.

HMO là “người hùng” thầm lặng nuôi dưỡng hệ miễn dịch của trẻ

Tiến sĩ Rachael Buck – Trưởng nhóm nghiên cứu sức khỏe đường ruột toàn cầu tại Abbott cho biết: “HMO là đại dưỡng chất nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chiếm 10% và thậm chí còn nhiều hơn cả protein. Kỳ lạ thay, HMO không bị tiêu hóa cho đến khi tới ruột và tại đây, chúng đóng vai trò là prebiotics đặc biệt, là thức ăn nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong đường ruột của bé. Điều thú vị là các vi khuẩn có hại lại không thể ăn HMO. Việc này giống như một sự chọn lọc của tạo hóa để dưỡng chất này nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi, góp phần tác động tích cực đến sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột và giúp xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh”.

Sữa công thức bổ sung HMO nuôi dưỡng hệ miễn dịch

Hiểu được tầm quan trọng của HMO đối với hệ miễn dịch của bé, các nhà khoa hoc tại Abbott đã dành hơn một thập kỷ để nghiên cứu về dưỡng chất này và tìm cách đem được lợi ích nuôi dưỡng miễn dịch của HMO vào sữa công thức.

Tin vui cho mẹ là HMO đã được các nhà khoa học tại Abbott đã tiên phong nghiên cứu bổ sung thành công vào Similac để mang đến cơ hội phát triển toàn diện cho mọi t.rẻ e.m. Một kết quả nghiên cứu của Abbott đã chỉ ra rằng nhóm trẻ dùng sữa công thức bổ sung HMO có 5 dấu hiệu nhận biết về hệ miễn dịch chính gần như hoàn toàn giống với trẻ bú sữa mẹ.

Với một sức đề kháng khỏe mạnh được nuôi dưỡng từ bên trong, trẻ sẽ ít ốm vặt bởi những tác nhân ngoài môi trường xung quanh. Qua đó, mẹ có thể yên tâm rằng con yêu có thể duy trì nền tảng sức khỏe tốt để không bỏ lỡ cơ hội học tập, vui chơi và khám phá.

Sáng kiến này đã mang lại cho Abbott G.iải t.hưởng Chicago Innovation Award vào năm 2017 và được giới chuyên gia đ.ánh giá như cuộc cách mạng thứ ba trong dinh dưỡng nhi, sau sự thành công của hai cuộc cách mạng trước đó là việc bổ sung sắt (1959) và DHA (2014) vào sữa công thức.

Hãy để bé tự do khám phá thế giới xung quanh

Thực tế cho thấy rằng có những điều cha mẹ không ngờ tới như cho trẻ tương tác an toàn với thú nuôi, cho con chơi đùa ngoài trời lại có tác dụng với sức khỏe miễn dịch tổng thể. Việc tương tác với môi trường bên ngoài sẽ tạo điều kiện để hệ miễn dịch đáp ứng của bé được làm quen với đa dạng loại vi khuẩn và hình thành “tấm khiên” mạnh mẽ hơn giúp bé chống lại các bệnh lây nhiễm. Vậy nên mẹ hãy nhớ khuyến khích bé hoạt động thể chất tối thiểu 60 phút mỗi ngày và để bé tự do khám phá thế giới mẹ nhé./.

Hải Hòa

Theo VOV

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *