Mẹ có biết: Vắc xin viêm não Nhật Bản loại mới có thể tiêm cho bé từ 9 tháng t.uổi, chỉ tiêm 2 mũi thay vì 3 mũi như vắc xin cũ

Nếu như những năm trước đây, trẻ 12 tháng t.uổi trở lên mới đủ t.uổi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản thì hiện nay, với loại vắc xin viêm não Nhật Bản mới, trẻ từ 9 tháng t.uổi đã có thể tiêm chủng.

Viêm não Nhật Bản dễ khiến trẻ t.ử v.ong

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm virus cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương. Bệnh thường gặp ở t.rẻ e.m dưới 15 t.uổi, chủ yếu lây truyền qua đường muỗi đốt. Đây là bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong cao (25-35%) và dù có qua khỏi, bệnh cũng sẽ để lại di chứng nặng nề như loạn tâm thần, rối loạn vận động, suy giảm khả năng giao tiếp.

Ở Miền Nam, bệnh rải rác quanh năm, ở Miền Bắc, bệnh thường hay gặp vào mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10), cao điểm là khoảng tháng 6 – tháng 7 hàng năm.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, cứ 10 ca mắc viêm não Nhật Bản nhập viện sẽ có 3 ca t.ử v.ong. Trong khi đó hiện nay lại chưa có cách điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm não Nhật Bản. Vì thế, đây là một trong những căn bệnh khiến bố mẹ nuôi con nhỏ hết sức lo lắng. Tuy nhiên, tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất mà bố mẹ có thể chủ động.

2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản

Hiện nay, tại Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản là Jevax 1ml và Imojev 0.5 ml.

1. Vắc xin Jevax

Đây là vắc xin bất hoạt, được sản xuất theo quy trình công nghệ của Viện BIKEN, trường Đại học Osaka, Nhật Bản do Vibiotech (Việt Nam) sản xuất. Vắc xin là một dung dịch trong, không màu, được chỉ định tiêm cho trẻ từ 1 t.uổi trở lên đến dưới 15 t.uổi theo phác đồ như sau:

– Mũi 1 khi trẻ 12 tháng t.uổi.

– Mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần.

– Mũi 3 sau mũi 2 một năm.

Sau đó, cứ mỗi 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 t.uổi.

Các chuyên gia cho biết, nếu chỉ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Jevax 1 mũi thì không có hiệu lực bảo vệ. Tiêm đủ 2 mũi thì hiệu lực bảo vệ có thể đạt trên 80%. Khi tiêm đủ 3 mũi thì hiệu quả đạt tới 90-95% trong khoảng 3 năm. Do đó trẻ cần phải được tiêm nhắc lại mỗi 3 – 4 năm.

Hiện nay, vắc xin Jevax đang triển khai tiêm chủng miễn phí cho trẻ từ 1-5 t.uổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia tại các trạm y tế xã, phường.

2. Vắc xin Imojev

Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Imojev 0.5ml là vắc xin sống, giảm độc lực, do Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất. Vắc xin được chỉ định phòng ngừa viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 9 tháng t.uổi trở lên. Phác đồ tiêm như sau:

– Mũi 1: Trẻ đủ 9 tháng trở lên.

– Mũi 2: Cách mũi 1 12 – 24 tháng.

Như vậy, so với vắc xin Jevax, tiêm vắc xin Imojev, trẻ sẽ phải tiêm ít mũi hơn. Tuy nhiên vắc xin này không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nếu muốn tiêm bố mẹ phải đưa con đến các điểm tiêm chủng dịch vụ. Giá 1 liều vắc xin Imojev khoảng gần 700.000 đồng.

Trẻ đã tiêm vắc xin Jevax, muốn chuyển sang tiêm Imojev

– Nếu đã tiêm 1 mũi Jevax: Tiêm 2 mũi Imojev, trong đó mũi Imojev đầu tiên cách mũi Jevax đã tiêm tối thiểu 2 tuần.

– Nếu đã tiêm 2 mũi Jevax: Tiêm 1 mũi Imojev cách mũi cuối Jevax tối thiểu 1 năm.

– Nếu đã tiêm 3 mũi Jevax: Tiêm 1 mũi Imojev cách mũi cuối Jevax tối thiểu 3 năm.

Không tiêm nhắc Jevax sau khi tiêm Imojev.

Bình Nguyên

Theo toquoc

Chỉ vì một vết muỗi cắn, cô gái 20 t.uổi phải nằm viện chăm sóc đặc biệt tới 11 tháng

Mùa hè tới cũng là thời điểm dịch sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản hoành hành nên bạn cần chủ động phòng tránh bệnh ở xung quanh môi trường sống của mình.

Vào mùa hè, những cơn nắng nóng gay gắt, kèm theo mưa bất chợt sẽ tạo điều kiện cho muỗi sản sinh nhiều hơn. Chính vì vậy, việc đề phòng các bệnh dịch do muỗi đốt trong mùa hè là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, vẫn có những người không biết cách phòng tránh bệnh nên lây truyền dịch vào cơ thể. Điển hình như trường hợp một cô gái người Trung Quốc sau đây đã mắc bệnh viêm não Nhật Bản sau khi bị muỗi đốt.

Ảnh minh họa

Cô gái này tên Vương Diễn Linh (20 t.uổi), đã trở về nhà trong kỳ nghỉ hè vào tháng 7/2018. Đến đầu tháng 8, Diễn Linh bị sốt cao và tình trạng này kéo dài nhiều ngày dù cô đã uống thuốc sau đó. Vì vậy, cô quyết định đi khám ở một trung tâm y tế trong thị trấn nhưng bác sĩ khuyên cô nên tới bệnh viện lớn để kiểm tra.

Tại bệnh viện, Diễn Linh được chẩn đoán bị n.hiễm t.rùng hệ thần kinh trung ương, viêm não do virus. Cuối cùng, khi có kết quả, bác sĩ thông báo Diễn Linh đã mắc bệnh viêm não Nhật Bản do muỗi dịch đốt ở quê nhà. Sau đó, Diễn Linh phải nhập viện và ở phòng chăm sóc đặc biệt điều trị đến nay đã được 11 tháng.

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh như thế nào?

Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường m.áu, do virus viêm não B gây ra. Bệnh thường phát triển chủ yếu trong mùa hạ sang thu, từ khoảng tháng 7 đến tháng 9. Phương tiên truyền bệnh là muỗi và nguồn lây nhiễm là từ động vật như lợn, chim, bò… tại các vùng quê.

Đa phần bệnh này thường xuất hiện phổ biến ở t.rẻ e.m, nhưng không loại trừ khả năng người lớn cũng có nguy cơ mắc phải. Sau khi mắc viêm não Nhật Bản, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, nhiệt độ cơ thể lên tới 39 – 40 độ C, kèm theo hiện tượng nhức đầu, tinh thần mệt mỏi, uể oải. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng của hệ thần kinh dần trở nên rõ rệt, đặc trưng là bị cứng cổ, nôn và rối loạn ý thức, co giật, thậm chí còn hôn mê, suy hô hấp, suy giảm hoạt động thể chất…

Để phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế khuyến cáo:

– Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.

– Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho t.rẻ e.m chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.

– Tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tiêm chủng với 3 liều cơ bản:

Mũi 1 lúc trẻ được 1 t.uổi.

Mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.

Mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 t.uổi.

– Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Source (Nguồn): Sohu, Bộ Y tế

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *