Dậy sớm buổi sáng kiểu này còn nguy hại hơn thức khuya

Nghiên cứu mới cho thấy sự thay đổi từ việc nghỉ ngơi cuối tuần sang dậy sớm vào sáng hôm sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.

Hầu hết chúng ta đều cảm thấy buồn chán khi ngày Chủ Nhật kết thúc, nhưng khoảnh khắc phải thức dậy vào sáng sớm thứ Hai thậm chí còn tệ hơn như thế. Những nghiên cứu mới cho thấy, sự thay đổi từ việc nghỉ ngơi cuối tuần sang dậy sớm vào sáng hôm sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường và bệnh tim.

Nghiên cứu trước đây từng chứng minh mối liên hệ giữa căng thẳng sinh học (như làm việc ca đêm) với sự gia tăng rủi ro của quá trình trao đổi chất. Giấc ngủ bị gián đoạn gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Tuy nhiên, phát hiện mới của các nhà khoa học tại Đại học Pittsburgh, Mỹ chỉ ra rằng, khi giấc ngủ thường ngày thay đổi – dù có vẻ vô hại như thức dậy sớm để làm việc, cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn trao đổi chất. Kết quả này từng được công bố trên tạp chí Nội tiết lâm sàng và Chuyển hóa.

(Ảnh minh họa)

Nhóm nghiên cứu kiểm tra các kiểu ngủ và nguy cơ trong sự chuyển hóa của tim (mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc đột quỵ) của 447 người khỏe mạnh từ 30 đến 54 t.uổi, làm việc ít nhất 25 giờ một tuần. Để đo chuyển động và giấc ngủ, họ đeo dây đo trên cổ tay suốt một tuần. Ngoài ra, họ còn được yêu cầu điền vào bảng khảo sát về chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục.

Vào ngày rảnh rỗi, 85% số người tham gia có chu kì giấc ngủ trễ hơn là khi đi làm. Ngay cả khi tính đến những hoạt động thể chất và hấp thụ calo, những người có sự chênh lệch giờ giấc lớn nhất sẽ có chỉ số cân nặng cao hơn, chu vi vòng eo tăng, insulin nhịn ăn cũng tăng và ít cholesterol hơn bình thường.

Mặc dù nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa việc sắp xếp giờ giấc ngủ không khoa học với nguy cơ tiềm ẩn các bệnh chuyển hóa, nhưng chúng ta cũng nên xem xét để thấy rằng công việc và trách nhiệm xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của chúng ta như thế nào, đặc biệt nếu các nghiên cứu trong tương lai cũng cho ra kết quả tương tự trên.

“Các can thiệp lâm sàng tập trung vào chữa trị rối loạn sinh học, hoặc giáo dục dành cho nhân viên tại nơi làm việc để giúp họ đưa ra sự thay đổi sáng suốt trong lịch trình làm việc hàng ngày, cùng các chính sách khuyến khích nhà tuyển dụng xem xét các vấn đề này cho ứng viên… là những biện pháp giải quyết tình trạng này một cách hiệu quả”, nhà nghiên cứu Patricia M. Wong cho biết.

Theo Realsimple/VTC

Sự khác biệt giữa việc dậy lúc 6 giờ và 8 giờ: Cơ thể sở hữu thêm 5 lợi ích không loại thuốc nào làm được

Dậy sớm là một liều thuốc bổ tốt cho cả tinh thần lẫn thể chất, nhưng ít ai biết thức giấc lúc 6 giờ sáng thì cơ thể lại sở hữu thêm 5 lợi ích này so với việc dậy vào 8 – 9 giờ.

Nhiều người thường có thói quen thức thật khuya và “ngủ nướng” đến tận trưa, nếu sớm hơn thì cũng nằm trong khoảng 8 – 9 giờ sáng. Và dĩ nhiên dậy quá muộn rất có hại cho sức khỏe, bởi nó gây ra các bệnh lý về da, cân nặng, bệnh tim lẫn các vấn đề tâm lý.

Đối với một số người lớn t.uổi thì họ thường dậy lúc 4 – 5 giờ sáng, tuy nhiên đây cũng không phải là thời gian lý tưởng để bắt đầu ngày mới. Nói một cách khoa học, dậy quá sớm cũng gây ra các vấn đề về huyết áp và mạch m.áu. Tóm lại, dậy muộn quá hoặc sớm quá đều cấu thành nên các bệnh lý ngoài ý muốn.

Dậy quá muộn hay quá sớm đều không tốt, liệu đâu là thời điểm tốt nhất để bắt đầu ngày mới?

Vậy đâu là thời điểm hợp lý để thức dậy? Theo các chuyên gia, mọi người nên thức dậy trong khoảng 6 – 7 giờ. Với điều kiện là phải ngủ đúng giờ đúng giấc vào đêm hôm trước nhằm đảm bảo sức khỏe. Nếu cảm thấy mệt mỏi khi phải dậy sớm, hãy ngủ bù vào buổi trưa để lấy lại năng lượng nhanh nhất.

Vậy sự khác biệt giữa thức dậy đúng 6 – 7 giờ so với khác khung giờ khác là gì? Chính là việc cơ thể sẽ sở hữu thêm 5 lợi ích sau đây:

1. Tăng cường khả năng miễn dịch

Đối với những người có thói quen dậy sớm, họ cũng hình thành luôn thói quen đi ngủ sớm. Và nếu duy trì được nó trong một thời gian dài, các cơ quan của cơ thể cũng ngày càng hoạt động đúng nhịp sinh học và tăng cường khả năng miễn dịch sự tấn công của virus gây bệnh.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các môn thể thao để khởi động cơ thể trước khi đi làm. Dậy sớm chạy bộ là lựa chọn hoàn hảo, giúp bạn có được sức khỏe thật tốt để theo đuổi hoài bão và một tinh thần lạc quan tràn đầy hứng khởi.

2. Duy trì cân nặng ổn định

Theo một thống kê cho thấy, những người dậy muộn thường có xu hướng béo phì hơn so với những người hay dậy sớm bởi họ có một cơ thể mạnh khỏe. Đối với những người đang trong thời kỳ giảm cân thì cần phải dậy sớm, và hãy dùng thời gian này để tập thể dục.

Hơn thế nữa, những người dậy muộn hay bỏ qua bữa sáng để ăn trưa. Điều này không chỉ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, mà còn làm tăng cảm giác thèm ăn hơn vào buổi trưa. Khi đó họ sẽ ăn nhiều hơn, thậm chí gấp 2 hoặc 3 lần buổi sáng để lấp đầy cơn đói.

Vậy nên dậy sớm ăn sáng cũng là cách để giữ cho một cơ thể cân đối và tránh các bệnh nguy hiểm, bao gồm béo phì.

3. Tăng sự tập trung

Với một số người có thói quen dậy sớm, các tế bào não và tế bào thần kinh của họ sẽ hoạt động mạnh mẽ và năng suất hơn nếu ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, ngủ sớm dậy sớm còn cải thiện sự tập trung và trí nhớ của não bộ.

Theo một nghiên cứu nhỏ, với những sinh viên thường xuyên dậy sớm, kết quả học tập của họ cao hơn so với những sinh viên bình thường. Hơn thế nữa, cuộc sống của họ sẽ diễn ra đúng theo khuôn khổ nhịp sinh học, sự tập trung cũng tốt hơn và năng suất học tập của họ sẽ tốt hơn.

4. Ngập tràn cảm giác hạnh phúc hơn

Theo các nhà nghiên cứu, khi ngủ nướng liên tục sẽ xuất hiện hiện tượng mệt mỏi, tâm trí lảo đảo và có cảm giác không thỏa mãn vì thèm ngủ. Những người dậy sớm theo đồng hồ sinh học có thể tận hưởng ánh nắng mặt trời, làm việc một cách có trật tự và khoa học hơn. Vì vậy dẫn đến một tâm trạng đầy lạc quan và hạnh phúc.

5. Giảm nguy cơ trầm cảm

Dậy sớm bạn sẽ có thêm thời gian để chuẩn bị bữa sáng, nghe tin tức, thong thả tắm táp hay ngồi thiền. Rất nhiều người có con nhỏ cảm thấy sáng sớm đúng là khoảng thời gian duy nhất trong ngày được nhâm nhi tách cà phê hoặc thư giãn trước khi bắt đầu một ngày mới.

Vậy nên đối với những người này, họ hiếm khi có nhiều điều phải lo toan và vội vã, dần dần lo lắng và muộn phiền sẽ biến mất, kéo theo trầm cảm cũng phải “cuốn gói” khỏi bạn.

Tốt nhất hãy tập thói quen đi ngủ sớm để ngày mai có thể dậy sớm, hãy nhắm mắt trong khoảng 10 – 11 giờ tối để có thể thức giấc đúng 6 giờ như ý muốn. Nếu bạn không ngủ được thì có thể thử những cách sau để giúp đi vào giấc ngủ nhanh và ngon hơn nhé:

– Tạo một không gian ngủ phù hợp

– Tắt hết đèn

– Không dùng các thiết bị điện tử

– Đi vệ sinh trước khi ngủ

– Nói không với stress

– Thay đổi tư thế ngủ

– Không ăn trước khi ngủ

Theo aboluowang/Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *