Vạch trần 17 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và cách khắc phục “một phát ăn ngay” của mẹ trẻ Hà Thành

Con biếng ăn có lẽ là một trong những nỗi khổ tâm lớn nhất của mẹ. Con càng gầy, mẹ càng lo lắng. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm và vốn kiến thức học hỏi được từ hành trình nuôi con, chị Thương (26 t.uổi, sống tại Hà Nội) đã đối diện và giải quyết vấn đề một cách rất khoa học khiến con ngoan, mẹ nhàn nhã.

Chị Thương chia sẻ, biếng ăn là tình trạng không muốn ăn, uể oải, hoặc tiêu dùng lượng thức ăn thấp hơn mức bình thường. Hiện tượng này khá phổ biến với t.rẻ e.m dưới 12 t.uổi.

Chị Thương và con gái (Ảnh: NVCC)

“Khi thấy con ít ăn, các mẹ hay rỉ tai những phương pháp “chung” mà bản thân thấy “có tác dụng” như la mắng, để con chơi smartphone… Thực tế là các cách ấy không thể khắc phục cho mọi trường hợp.

Vì biếng ăn xảy ra do nhiều nguyên nhân, như tâm-sinh-bệnh lý và mỗi trường hợp cần một cách xử lý riêng biệt. Biếng ăn do tâm lý là nguyên nhân khá phổ biến. Con có thể hoảng sợ khi bị ép ăn quá nhiều so với nhu cầu, bị bắt ăn nhanh, quát nạt khi đang ăn, lừa trộn thuốc đắng vào đồ ăn hay để người lạ cho ăn,.. con phản ứng với nỗi sợ bằng cách từ chối, bỏ chạy khỏi bữa cơm.

Tóm lại, con biếng ăn là biểu hiện của một vấn đề gì đó sâu xa hơn, ví như bị mất cân bằng hệ tiêu hóa. Để hiểu được, mẹ hãy dành thời gian ở bên con để lắng nghe nhu cầu ăn uống và chú ý đến sức khỏe hệ tiêu hóa của con”, chị Thương nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, bà mẹ trẻ cũng cho hay, về cơ bản, con sẽ muốn ăn khi cảm thấy bụng đói. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp con tiêu hóa thức ăn tốt và thấy đói đúng bữa. Vì thế, trị biếng ăn bằng cách giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là cách tốt nhất cho mẹ.Vì vậy nên, cha mẹ cần thực sự kiên trì và kiên nhẫn đối với việc biếng ăn của con, tránh nóng vội, quát mắng, la hét dẫn đến sôi hỏng bỏng không.

Theo đó, chị Thương đưa ra chi tiết 17 nguyên nhân chính gây biếng ăn ở trẻ, đồng thời đưa ra cách khắc phục như sau:

Trẻ biếng ăn do đang bị bệnh

Khi trẻ bị bệnh, cơ thể thường rất yếu, mệt mỏi nên trẻ sẽ có cảm giác chán ăn… Cha mẹ cần đặc biệt quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng, cho trẻ uống thêm sữa để giúp bổ sung các vi chất bị thiếu hụt do biếng ăn. Đặc biệt, đối với các bệnh về loạn khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn đường hô hấp như ho, sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… cần đặc biệt quan tâm tới sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ để điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp.

Cách khắc phục:

Hãy cho trẻ ăn những món yêu thích, mùi vị thơm ngon để kích thích, ăn được nhiều hơn trong những ngày mắc bệnh. Nên chế biến thức ăn dạng lỏng và mềm hơn giúp tiêu hóa dễ dàng.

Khi hết bệnh, mẹ sẽ bổ sung lại dinh dưỡng cho bé nên cũng đừng quá lo lắng. Cho bé uống đủ nước, mẹ cũng có thể cho uống thêm các loại nước trái cây. Việc uống thêm sữa sẽ giúp trẻ suy dinh dưỡng được bổ sung năng lượng, vitamin và khoáng chất… giúp tăng cường sức đề kháng, nhanh khỏi bệnh hơn.

Trẻ biếng ăn vì sai lầm trong chế biến món ăn

Một trong những lý do chính khiến trẻ biếng ăn là thực đơn nhàm chán, ít thay đổi. Liên tục cho trẻ ăn món hầm, các loại rau củ như: khoai tây, cà rốt, súp lơ, củ dền… trong nhiều ngày khiến trẻ thấy ngán. Chỉ cho ăn nước thịt, nước rau… mà không cho ăn phần bã hay ăn trực tiếp cũng dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, chất xơ.

Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, xay nhuyễn nghiền nát thức ăn dù con đã 2-3 t.uổi cũng là một trong những sai lầm nhiều mẹ mắc phải.

Cách khắc phục:

Tùy vào từng giai đoạn phát triển của trẻ mà bạn lựa chọn đồ ăn và cách chế biến cho phù hợp. Tránh tình trạng cho bé ăn đi ăn lại một món trong thời gian dài, mà phải thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm, cũng như cách chế biến món ăn. Tốt nhất là nên dùng thức ăn tươi để chế biến món ăn, tránh dùng các thực phẩm chế biến sẵn, phơi khô hoặc bảo quản đông lạnh lâu ngày sẽ không tốt cho bé.

Chế độ ăn mất cân đối, thiếu các vi chất

Ăn quá nhiều trong mỗi bữa hoặc ăn quá nhiều bữa trong ngày, dẫn đến tình trạng ức chế bài tiết các men tiêu hóa, đồng thời làm trẻ sợ ăn. Việc thiếu các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C… các vi khoáng như kẽm, sắt, đồng, selen cũng khiến trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng.

Cách khắc phục:

Mẹ nên chọn thực phẩm cho khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng 4 nhóm chất: đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, cần thực đơn đa dạng, đổi món thường xuyên để cân đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng.

Trẻ biếng ăn sinh lý

Rất nhiều trường hợp cha mẹ sẽ thấy trẻ vẫn khỏe mạnh, nhưng tự nhiên lại ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần… mà không nguyên nhân vì sao? Câu trả lời chỉ có thể à biếng ăn sinh lý, xảy ra theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Cách khắc phục:

Với trường hợp này, cha mẹ nên theo dõi quá trình phát triển của trẻ theo từng giai đoạn, để nắm bắt được nguyên nhân trẻ biếng ăn. Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn để cơ thể bé vẫn được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, tránh bị còi, suy dinh dưỡng.

Trẻ biếng ăn do rối loạn tiêu hoá

Hệ tiêu hóa còn non nớt, trẻ rất dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, khiến trẻ ăn uống không được ngon miệng như bình thường.

Khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa, sẽ có cảm giác buồn nôn, đau bụng, nặng hơn là tiêu chảy, táo bón… Những triệu chứng này khiến trẻ mệt mỏi và không muốn ăn.

Cách khắc phục:

Đa số các trẻ sẽ ăn trở lại bình thường sau một vài ngày và không quá một tuần khi hết tình trạng rối loạn tiêu hóa. Mẹnênbổ sung men vi sinh đường ruột giúp tăn lượng vi khuẩn có lợi để cân bằng tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn ở mức 85:15.

Trẻ biếng ăn do tâm lý của cha mẹ

Khi thấy con ăn ít hơn so với các bé cùng lứa t.uổi, nhiều mẹ đã nghĩ ngay đến việc con bị biếng ăn, mặc dù cân nặng và chiều cao của bé vẫn tăng đều đặn. Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm!

Cách khắc phục:

Cần cung cấp cho trẻ khẩu phần ăn đa dạng, ăn bao nhiêu phụ thuộc vào cơ thể của trẻ có hấp thu được hay không, nên nhớ rằng trẻ chỉ ăn lượng thức ăn phù hợp với khả năng hấp thu của mình. Mọi sự ép buộc có thể dẫn tới các tác động ngược lại mà bạn không lường trước được.

Trẻ biếng ăn do sợ ăn, bị ép ăn

Đây là nguyên nhân gây biếng ăn phổ biến nhất. Cảm giác sợ ăn, bị ép ăn khiến cho trẻ càng lười ăn. Nhiều mẹ đã không nhận ra được, chính bản thân mình đã tạo ra tâm lý lo lắng cho trẻ.

Bạn đi làm để trẻ cho người khác chăm sóc, cho ăn; bị ép phải mang khăn ăn, phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn.

Cách khắc phục:

Những món ăn lạ, chưa quen hoặc không hợp khẩu vị của con, mẹ hãy kiên trì tập cho con làm quen dần dần, từ ít đến nhiều trong các bữa ăn. Khi con đã ăn đủ no, không nên ép ăn thêm để tránh làm bé sợ hãi. Tránh các hành vi ép buộc như đè bé đổ thức ăn, bóp mũi cho bé nuốt, đ.ánh cho bé khóc để bé nuốt…

Trẻ biếng ăn do dùng thuốc

Biếng ăn có thể gặp khi bé dùng thuốc, sử dụng kháng sinh kéo dài, uống viên sắt, uống vitamin A, D quá liều. Đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh dễ gây nên tác dụng phụ.

Cách khắc phục:

Cho trẻ ăn nhiều bữa, chế biến thức ăn dạng lỏng và mềm hơn, giúp dễ dàng tiêu hóa, mùi vị thơm ngon hấp dẫn.

Trẻ biếng ăn do thói quen ăn vặt

Không ít mẹ có quan niệm rằng, cho trẻ ăn vặt sẽ giúp bù lại lượng dinh dưỡng chưa cung cấp đủ trong các bữa ăn chính mà không biết rằng: đó chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Hơn nữa, việc này còn gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Cách khắc phục:

Hạn chế cho trẻ ăn vặt trước giờ ăn, nên tránh các đồ ăn có nhiều chất phụ gia, chiên rán, nhiều dầu mỡ,…

Trẻ biếng ăn do không tập trung ăn uống

Nhiều mẹ dụ bé bằng đồ chơi, để bé vừa ăn vừa chơi; hoặc vừa ăn vừa xem tivi hay điện thoại, iPad, hoặc cho bé đi thong dong khắp xóm trong lúc ăn. Tuy nhiên, việc này không những không giúp bé ăn nhanh hơn mà còn khiến bé mất tập trung khiến bữa ăn dài thêm, thức ăn nguội lạnh khiến bé càng chán ăn.

Cách khắc phục:

Nên cho trẻ ngồi vào bàn và tập trung ăn. Không nên vừa ăn vừa chơi, hay bế bé đi ăn rong… tạo thói quen xấu cho bé sau này rất khó thay đổi.

Trẻ ăn “tuỳ hứng” không theo bữa

Cho ăn không đúng bữa, ăn bất kể lúc nào bé thích là thói quen không tốt. Bởi việc ăn không đúng bữa, bé sẽ ăn không được nhiều và không có cảm giác ngon miệng, bé cũng không quan tâm đến bữa ăn chính nữa.

Cách khắc phục:

Nên lập thời gian biểu cho bé, các giờ ăn trong ngày nên cố định để tạo lập thói quen. Khi đến giờ bé sẽ thấy đói, việc cho bé ăn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Trẻ biếng ăn do không tiêu hoá hết thức ăn

Đây là một trong những nguyên nhân rất quan trọng gây ra tâm lý biếng ăn, sợ ăn của trẻ. Lượng thức ăn quá nhiều khiến các cơ quan tiêu hóa hoạt động hết công suất nhưng vẫn không tiêu hóa hết thức ăn, dẫn đến cảm giác no không muốn ăn.

Cách khắc phục:

Chỉ nên cho trẻ ăn uống với lượng thức ăn hợp lí, bên cạnh đó bổ sung men vi sinh chứa các vi khuẩn có lợi (Probiotics) và chất xơ hòa tan (Prebiotics).

Trẻ biếng ăn do nuông chiêu, chỉ cho ăn những gì bé thích

Cho ăn những món bé thích sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn, nhưng nếu cứ nuông chiều chỉ cho ăn những món bé thích thì cơ thể sẽ không hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng.

Cách khắc phục:

Nên biến tấu, chế biến thành các món ăn khác nhau từ các thực phẩm mà bé thích ăn. Kết hợp với những loại thực phẩm khác để đa dạng hóa món ăn; đồng thời tìm ra được nhiều món mà trẻ thích giúp phong phú cho thực đơn mỗi ngày của trẻ.

Trẻ biếng ăn do không được tham gia ăn cùng gia đinh

Nhiều mẹ cho bé ăn riêng mà không cho ăn cùng các thành viên trong gia đình. Việc ăn trước bữa ăn của gia đình khiến bé không học được thói quen ăn uống của người lớn, không cảm thấy không khí vui vẻ, ấm cúng của bữa ăn gia đình.

Cách khắc phục:

Hãy sắp xếp cho bé ăn cùng với các thành viên trong gia đình để cảm nhận không khí ấm áp. Có thể thi đua ăn uống giúp trẻ phấn chấn, ăn ngon miệng hơn so với việc chỉ cho trẻ ăn một mình.

Trẻ biếng ăn bẩm sinh

Theo thống kê, có khoảng 5% trẻ biếng ăn bẩm sinh. Các bé này từ khi sinh ra đã biếng ăn, chỉ thích ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú hay đòi ăn.

Cách khắc phục:

Với các trường hợp bé biếng ăn bẩm sinh, các mẹ nên đưa bé tới bác sĩ dinh dưỡng để thăm khám trực tiếp và áp dụng chế độ dinh dưỡng, chăm sóc đặc biệt theo hướng dẫn của bác sĩ, bên cạnh đó nên chủ động cho ăn, tránh để trẻ quá đói, khi quá mệt mỏi lại càng không muốn ăn.

Ngoài ra, chị Thương cũng nhấn mạnh rằng: “Nếu loại bỏ tất cả các nguyên nhân trẻ biếng ăn ở trên mà con bạn vẫn lười ăn… thì có khả năng hệ tiêu hóa của bé chưa tốt, thiếu các lợi khuẩn… lúc này mẹ có thể bổ sung men tiêu hóa giúp hấp thụ tốt thức ăn.

Men vi sinh giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn tự nhiên và cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng, giúp trẻ hấp thu tối đa dinh dưỡng”.

Người mẹ là người bạn đồng hành quan trọng nhất của con trong những năm đầu đời, có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tâm lý, trí tuệ của con trẻ, vì vậy mỗi người mẹ hãy học cách lắng nghe, tìm tòi và học hỏi để trở thành những bà mẹ bỉm sữa thông thái, người bạn đồng hành tuyệt vời của các con yêu.

Văn Anh

Theo emdep

Giải quyết nỗi lo trẻ biếng ăn giúp con nhanh lớn, mẹ nhàn tênh

Trẻ biếng ăn ảnh hưởng lớn đến phát triển thể chất. Tuy nhiên, ép ăn không phải là giải pháp tốt bởi sẽ khiến trẻ càng không muốn ăn. Làm thế nào để trẻ hết biếng ăn?

Trẻ biếng ăn là nỗi lo của không ít các bậc phụ huynh

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Ăn uống không hợp lý

Nhiều trẻ được mẹ cho ăn dặm bột, cháo quá sớm nên lượng tinh bột cùng glycoprotein có trong thức ăn không được tiêu hóa hết do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt nên đã sinh ra ứ hơi nhiều trong ruột, trẻ cảm thấy rất khó chịu, bỏ ăn, chậm tăng cân.

Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong 1 bữa, gây ra sự ức chế thần kinh, trẻ sẽ có phản ứng chống lại khiến mỗi bữa ăn trở thành một “cuộc chiến”. Nên cho trẻ ăn nhiều bữa, ăn theo nhu cầu, không nên ép ăn quá nhiều.

Thói quen làm sẵn thức ăn sau đó để ngoài hoặc để tủ lạnh quá lâu và cho trẻ ăn dần dễ khiến thức ăn bị hỏng, ôi thiu, biến chất. Khi các con ăn phải thức ăn không đủ tươi ngon, chứa nhiều loại vi khuẩn dễ khiến trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng…

Cho trẻ ăn nhiều đồ nếp như bánh chưng, xôi hay thức ăn nhiều dầu mỡ cũng sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé phải làm việc vất vả hơn.

Mắc bệnh đường ruột

Các bệnh lý giảm nhu động ruột cùng hội chứng ruột kích thích khiến trẻ thường xuyên bị đau bụng, không muốn ăn. Ngoài ra, phình đại tràng bẩm sinh cũng là một trong những bệnh làm giảm khả năng bài tiết của trẻ.

Ngoài những nguyên nhân trên, việc trẻ bị nhiễm kí sinh trùng trong đường ruột, bất dung nạp lactose cũng sẽ khiến trẻ ăn không tiêu, đầy bụng.

Khi bị tiêu chảy, trẻ bị mất điện giải nhiều qua đường phân (điển hình trong đó là kali) sẽ gây ra hiện tượng chướng bụng đầy hơi, dẫn đến sự chèn ép giữa các cơ hoành gây ói nhiều, khiến cho bụng trẻ luôn khó chịu. Hậu quả là trẻ thường ăn kém, biếng ăn.

Táo bón gây ra tình trạng ứ đọng phân làm cho vi trùng có cơ hội sinh hơi trong đại tràng khiến trẻ đầy bụng, là nguyên nhân thường thấy ở trẻ biếng ăn.

Giải quyết nỗi lo trẻ biếng ăn

Chỉ ăn dặm khi đủ t.uổi

Ăn dặm quá sớm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ. Dạ dày của trẻ ở giai đoạn 4 – 5 tháng còn rất yếu và nhỏ. Chưa kể, dịch vị dạ dày trẻ lúc này không nhiều nên rất khó tiêu hóa các thức ăn đặc. Vì vậy, cho trẻ ăn dặm sớm sẽ khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, quấy khóc thường xuyên. Bởi vậy, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi đã đủ 6 tháng t.uổi hoặc khi trẻ đã có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm.

Chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng t.uổi

Bổ sung thực phẩm giàu xơ

Trẻ nhỏ thường không thích ăn rau. Tuy vậy, đây lại là thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và tăng cường khả năng thải độc của cơ thể. Bởi vậy, bạn nên cho trẻ ăn rau củ quả thường xuyên, có thể sáng tạo nhiều cách chế biến rau củ để trẻ thích thú hơn.

Thực hiện nguyên tắc 5

Không trên bàn ăn

Để tạo dựng thói quen ăn uống lành mạnh, ngay từ sớm, bạn nên thiết lập nguyên tắc khi trẻ ngồi bàn ăn. Nguyên tắc 5 Không được nhiều mẹ áp dụng là: Không xem tivi, không xem điện thoại khi ăn; Không ăn rong; Không chơi đồ chơi khi ăn; Không nô nghịch khi ăn; Không ép ăn.

Chuẩn bị món ăn hấp dẫn

Với những trẻ ăn ít, kén ăn hay biếng ăn, bạn hãy thử chuẩn bị món ăn đẹp mắt, nhiều màu sắc để kích thích bé. Để tạo thêm hứng thú, bạn có thể rủ bé cùng làm bếp với mình, như cùng nhặt rau, rửa rau củ. Chắc chắn, bé sẽ thích ăn những món do chính mình làm và sẽ ăn được nhiều hơn.

Bổ sung men vi sinh để hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Để giúp bụng con luôn khỏe và ăn uống tốt hơn, bổ sung men vi sinh là giải pháp được nhiều mẹ tin chọn. Men vi sinh có chứa những vi khuẩn tốt, giúp ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do vậy, bổ sung men vi sinh sẽ giúp hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống… Đặc biệt, sản phẩm phát huy tác dụng tốt với những trẻ tiêu hóa kém, bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh dài ngày, trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, biếng ăn.

Cách lựa chọn loại men vi sinh chất lượng, an toàn và hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm men vi sinh trên thị trường với rất nhiều chủng lợi khuẩn khác nhau. Bạn nên chọn sản phẩm có chứa bào tử Bacillus clausii để đảm bảo số lượng lớn lợi khuẩn xuống đến ruột non và phát huy công dụng tốt. Bởi bào tử chính là dạng “ngủ đông” của lợi khuẩn, nằm trong những chiếc kén để dễ dàng vượt qua hàng rào dịch vị và acid dạ dày một cách an toàn, không bị t.iêu d.iệt như đa số các dạng lợi khuẩn bình thường. Nhờ vậy, bào tử Bacillus clausii sẽ xuống đến ruột non, nảy mầm và phát triển thành những vi khuẩn tốt, giúp ức chế vi khuẩn xấu, lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm các rối loạn tiêu hóa, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

Khánh Ngô

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *