Đà Nẵng: Đình chỉ hoạt động cửa hàng phát hiện tôm hùm bơm tạp chất

Lực lượng chức năng Đà Nẵng vừa phát hiện tôm hùm ở một cửa hàng bị nhiễm tạp chất Agar nhằm giữ tôm tươi và tăng trọng lượng…

Thông tin trên báo Bảo vệ Pháp luật, ngày 22/10, cơ quan chức năng Đà Nẵng đã lấy mẫu tôm hùm tại cửa hàng hải sản T.N để gửi kiểm nghiệm, đ.ánh giá nguồn, chất lượng tôm mà cửa hàng này nhập về bán tại thị trường Đà Nẵng.

Lực lượng công an lấy mẫu tôm hùm để xét nghiệm. (Ảnh: VTC.VN).

Theo thông tin ban đầu, ngày 18/10, qua kiểm tra tại cửa hàng hải sản T.N (nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, TP Đà Nẵng), lực lượng chức năng phát hiện tôm hùm ở cửa hàng bị nhiễm tạp chất Agar, còn gọi là thạch rau câu.

Tạp chất được bơm vào nhằm giữ tôm tươi được lâu hơn cũng như trọng lượng sẽ tăng lên từ đó lợi nhuận sẽ cao hơn.

Theo chủ cơ sở, tôm hùm tại đây được nhập từ một vựa hải sản tại thị xã Sông Cầu, Phú Yên, hàng ngày được vận chuyển về bằng xe khách.

Theo đại diện Ban Quản lý An toàn thực phẩm Đà Nẵng, qua kiểm tra cơ sở này mới đi vào hoạt động, không có giấy phép kinh doanh nên chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điểu kiện an toàn thực phẩm. Trong thời gian qua, xuất hiện tình trạng người kinh doanh bơm tạp chất Agar nhằm làm tươi những con tôm đã ươn, c.hết, giữ trọng lượng và bắt mắt như tôm mới.

Liên quan đến vụ việc này, báo điện tử VTC.VN cho biết, hiện Phòng Cảnh sát Môi trường Công an TP Đà Nẵng đã đình chỉ hoạt động đối với cửa hàng hải sản trên để lập hồ sơ xử lý. Đồng thời gửi các mẫu tôm mới nhập đi kiểm nghiệm tại Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản Vùng 2.

Trước thông tin này, nhiều người dân Đà Nẵng lo lắng, “ăn tôm nhiễm tạp chất thì có hại như thế nào đối với sức khỏe con người?”. chia sẻ trên Giadinh.net.vn, PGS. TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa học – Trường Đại học Khoa học tự nhiên- Đại học quốc gia Hà Nội) cho biết: “Agar là bột thạch để làm thạch. Thực chất thì nó không độc nhưng lại được người ta sử dụng bơm vào tôm để làm giả. Thật ra, agar không hề có tác dụng làm tôm tươi trở lại, mà do khi bơm vào thì tôm sẽ phồng, trông béo lên nên bắt mắt hơn.

Thạch thì rẻ, mà họ lại hòa tan thêm với nước và sẽ được lượng dung dịch rất lớn. Đối với bản thân con tôm, việc làm này không gây độc vì đó là thạch mà chúng ta ăn hằng ngày, chỉ là họ pha loãng ra thành dạng sền sệt để bơm chứ không phải dạng cứng như bình thường”.

Theo ông Côn, có nhiều loại chất khác có thể tăng trọng lượng tôm nhưng thường thì agar được sử dụng nhiều do giá thành rẻ. Đối với người ăn phải tôm hùm chứa tạp chất thì cũng không độc hại.

Tuy nhiên, nếu là những con tôm c.hết, ươn, hỏng mà được bơm tạp chất để trông bắt mắt hơn rồi người tiêu dùng ăn phải thì ít nhiều cũng sẽ không có lợi cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia về thủy hải sản, khi tôm, cá có chứa tạp chất lạ, nhất là dạng lỏng sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm phát triển. Cụ thể là vi khuẩn vibrio cholarae gây bệnh thổ tả, vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn, tiêu chảy, n.hiễm t.rùng m.áu, vi khuẩn escheria coli gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…

Theo baodansinh

Đà Nẵng chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng

Mỗi ngày, Khoa Y học nhiệt đới- Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng tiếp nhận điều trị từ 70 đến 80 ca bệnh tay chân miệng.

Hiện nay dịch bệnh tay chân miệng đang diễn biến phức tạp. Ngành y tế thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh này bùng phát.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng điều trị tại bệnh viện.

Mỗi ngày, Khoa Y học nhiệt đới- Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng tiếp nhận điều trị từ 70 đến 80 ca bệnh tay chân miệng.

Chị Nguyễn Thị Thu Mơ, ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có con mắc bệnh tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh viện này cho biết: “Con em nhập viện hôm thứ 6 đến nay, sốt và nổi hột cho ở nhà điều trị 2 ngày không đỡ phải nhập viện. Bây giờ thì nốt ban đỡ rồi mà sốt chưa hẳn.”

Mỗi ngày, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng tiếp nhận, điều trị 70- 80 ca bệnh tay chân miệng.

Hiện nay, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng tăng cường các y bác sĩ điều trị cho bệnh nhân. Theo bác sĩ Nguyễn Hải Thịnh, Phó khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng thì đối với những trẻ mắc bệnh này thường thấy sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da… Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu này phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.

“Mỗi năm ở Đà Nẵng có 2 đỉnh điểm bệnh tay chân miệng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10, số lượng bệnh tăng cao hơn bình thường. Công tác thu dung và điều trị thì có xu hướng vẫn tăng. Tuy nhiên chưa có trường hợp nào nặng biến chứng t.ử v.ong. Hiện tại, số giường bệnh trong khoa vẫn đảm bảo mỗi cháu 1 giường”, bác sĩ Thịnh nói.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ghi nhận gần 1.300 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 200 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái. Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh. Ngành y tế đã thành lập các đội cấp cứu, chống dịch lưu động để kịp thời ứng phó tình huống dịch bệnh bùng phát và lan rộng.

Ông Nguyễn Tam Lãm, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật – Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cho biết: “Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã thành lập các đội phòng chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt hóa chất để xử lý môi trường. Cấp chủ động cho các đơn vị và các bệnh viện có thu dung điều trị bệnh này để tiến hành xử lý sát khuẩn môi trường. Hiện nay, Trung tâm cũng đã có văn bản gửi cho các trung tâm các quận, huyện phối hợp với Phòng Giáo dục Đào tạo, các bậc phụ huynh, các hộ gia đình, các trường lưu ý vấn đề ăn uống đảm bảo vệ sinh”./.

Theo VOV

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *