Dừng ngay hai thói quen chăm sóc “vùng nhạy cảm” mà nhiều chị em đang mắc phải

Cứ tưởng là tốt nhưng hóa ra cách dùng vòi rửa xịt rửa và dùng khăn lau sau mỗi lần đi vệ sinh của chị em lại tiềm ẩn những nguy cơ không lường.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Theo các chuyên gia y tế thì có tới 90% phụ nữ bị các vấn đề về viêm nhiễm vùng kín đều đang có thói quen vệ sinh không đúng.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ bị bệnh viêm nhiễm vùng kín. Ảnh minh họa

Thứ nhất là thụt rửa â.m đ.ạo. Việc bơm rửa nước vào â.m đ.ạo tưởng rất sạch nhưng thực tế lại đẩy ngược chất bẩn, vi khuẩn lên trên tử cung gây tái viêm loét, khó khăn trong việc điều trị viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, loại nước rửa này có độ pH không hoàn toàn phù hợp với â.m đ.ạo sẽ càng khiến cơ quan này bị khô hoặc viêm nhiễm. Vì vậy, chị em tuyệt đối không nên dùng vòi xịt trong nhà vệ sinh để thụt rửa â.m đ.ạo.

Thói quen thứ hai là dùng khăn lau để trong nhà tắm. Khăn được dùng chung với nhiều người và không được giặt thường xuyên sẽ thành môi trường nuôi cấy vi trùng và nấm.

Dùng khăn này để lau vùng kín sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm nấm cao hơn bình thường.

Bác sĩ Tạ Việt Cường – Phó giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản (bệnh viện Phụ Sản Hà Nội) – cho biết thói quen thụt rửa â.m đ.ạo của chị em khiến vi khuẩn tăng cao, thậm chí xâm nhập vào buồng tử cung, vòi tử cung, gây viêm phần phụ, viêm dính vòi tử cung. Từ đó, việc có con trở nên khó khăn hơn.

Hậu quả của việc viêm nhiễm â.m đ.ạo

“Nữ giới bị tắc vòi tử cung khiến trứng và t.inh t.rùng không thể gặp nhau để thụ thai. Hoặc khi bán tắc một phần, phôi thai sẽ dễ nằm ở vòi tử cung, gây chửa ngoài tử cung. Trường hợp viêm nhiễm làm dính buồng tử cung lại khiến bộ phận này không toàn vẹn, do đó, phôi không thể nằm trong tử cung. Trường hợp này điều trị còn khó khăn hơn nhiều”, bác sĩ Cường phân tích.

Viêm nhiễm vùng kín sẽ gây nhiều tác hại cho sức khỏe sinh sản và sinh lý nữ. Ảnh minh họa

Theo bác sĩ này, những trường hợp viêm â.m đ.ạo được điều trị sớm và kịp thời sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ngược lại, việc tự điều trị hoặc tự ý mua thuốc sẽ khiến tình trạng viêm cấp tính hoặc viêm mạn tính dễ xảy ra hơn. Đặc biệt, điều này sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng nguy cơ kháng thuốc.

Nếu bị nhiễm nấm â.m đ.ạo cũng gây ngứa ngáy, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của các chị em.

Phương pháp vệ sinh vùng kín đúng

Để bảo vệ vùng kín, các chuyên gia khuyến cáo chị em có thể vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau khi đi vệ sinh bằng nước sạch, không dùng xà phòng. Nếu muốn, bạn có thể dùng nước muối loãng (như nước muối sinh lý), nước chè xanh, nước lá trầu không hay dung dịch vệ sinh có độ cân bằng pH phù hợp để rửa vùng kín, tuy nhiên chỉ rửa bên ngoài chứ không ngâm lâu trong chậu hay thụt rửa.

Luôn giữ cho vùng kín khô ráo. Mỗi khi thấy ẩm ướt, cần thay ngay quần trong và tuyệt đối không mặc quần chật, mặc quần trong lọt khe, dạng dây. Quần trong sau khi thay nên giặt ngay và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Nếu những ngày âm u thì dùng bàn là để ủi hoặc máy sấy để hong khô đồ trong.

Đặc biệt, chị em lưu ý giữ vệ sinh vào những thời điểm như kỳ k.inh n.guyệt, sau sinh nở hay phá thai. Trong kỳ k.inh n.guyệt, sau tối đa 4-6 tiếng phải thay băng vệ sinh một lần.

Với tam-pon, loại băng vệ sinh đặt trong â.m đ.ạo nên thay sau 2 giờ/lần. Tam-pon chỉ nên sử dụng trong những ngày hành kinh đầu tiên.

Không được để lâu hơn thời gian quy định của mỗi loại vì băng vệ sinh khi đã quá ẩm ướt sẽ là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, khả năng gây viêm nhiễm rất cao. Mỗi lần thay rửa cần lau khô vùng kín.

Việc quan hệ một vợ một chồng, thủy chung và sử dụng “ba con sói” cũng là biện pháp bảo vệ phụ nữ trước nhiều bệnh lây nhiễm qua đường quan hệ chăn gối.

Minh Khôi

Theo ĐSPL

Ngừa viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn gây nên. T.rẻ e.m ở lứa t.uổi học đường dễ mắc căn bệnh này. Bệnh không những ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau nay của trẻ. Vì vậy, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.

Nguyên nhân do đâu?

T.rẻ e.m trong độ t.uổi đến trường dễ mắc bệnh do ý thức vệ sinh chưa cao, ngoài ra chưa được hướng dẫn đầy đủ cách vệ sinh vùng kín. Theo một nghiên cứu, tỉ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở b.é g.ái cao hơn b.é t.rai 5-10 lần. Nguyên nhân là do ở b.é g.ái bộ phận s.inh d.ục và đường tiểu rất gần nhau, nếu không biết cách vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhất là với t.rẻ e.m nông thôn. Việc các b.é g.ái hay ngồi bệt trên nền đất, lau rửa sau đi vệ sinh không sạch sẽ, đúng cách sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu theo đường ngược dòng (từ niệu đạo lên bàng quang, niệu quản, thận) gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Mặt khác, nếu như ở người lớn, viêm đường tiết niệu có thể phát hiện dễ dàng thì ở t.rẻ e.m, bệnh thường khó phát hiện hơn do các bé chưa ý thức được các triệu chứng này. Chính vì thế, những dấu hiệu cảnh báo bệnh thường bị bỏ qua hoặc bị cha mẹ nhầm lẫn với bệnh khác. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ thường được đưa đến bệnh viện khi bệnh đã có những chuyển biến ở giai đoạn muộn.

Dấu hiệu nhận biết

Tuỳ theo độ t.uổi, t.uổi càng nhỏ thì triệu chứng viêm đường tiết niệu càng kín đáo, khó phát hiện. Trẻ có thể bị sốt nhẹ, sốt kéo dài, đôi khi sốt cao; biếng ăn, kém chơi, hay quấy khóc, đôi khi có rối loạn tiêu hoá như nôn hoặc tiêu chảy; đau khi đi tiểu, đái buốt, đái dắt…

Nước tiểu của trẻ bị viêm đường tiểu có thể đục. Mức độ đục nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian bị viêm đường tiết niệu, thời gian lấy nước tiểu trong ngày.

Nhà vệ sinh bẩn khiến nhiều học sinh nhịn tiểu dẫn đến viêm đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu là bệnh dễ chữa, tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như: Viêm thận – bể thận cấp, áp xe quanh thận, n.hiễm t.rùng huyết…

Cách phòng và trị bệnh

Việc điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu bao gồm t.iêu d.iệt luôn cả các virút gây bệnh và loại trừ các yếu tố thuận lợi tạo nên nhiễm khuẩn nếu có. Kháng sinh là thuốc được lựa chọn hàng đầu cho những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu điển hình và có tình trạng sức khỏe tốt. Loại thuốc và thời gian điều trị tùy thuộc vào tình hình sức khỏe người bệnh, loại vi khuẩn phân lập được từ nước tiểu và vị trí n.hiễm t.rùng.

Ngoài kháng sinh chúng ta cần phải dùng một số thuốc khác có tác dụng giải quyết nguyên nhân như thuốc điều trị sỏi, thuốc sát trùng bề mặt đường tiết niệu.

Để phòng chống bệnh viêm đường tiết niệu cần đặc biệt chú ý tới công tác vệ sinh. Lời khuyên tốt nhất là nên rửa “vùng kín” cho trẻ 2 lần/ngày vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ. Còn với b.é t.rai thì phải rửa ít nhất 1 lần/ngày vào buổi tối. Rửa ở đây là phải rửa kỹ và rửa sạch.

Tuyệt đối không để trẻ nhịn tiểu bởi nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị ngưng đọng và ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Hơn nữa nhịn tiểu làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang. Khi đi tiểu thì hãy đi từ từ, không nên quá sức, sẽ ảnh hưởng đến xương chậu.

Tránh mặc các loại quần áo, đồ trong quá chật, làm bằng chất liệu khó thoát mồ hôi. Không sử dụng thường xuyên các sản phẩm thụt rửa không phù hợp có chứa chất kiềm, có chất sát khuẩn…

Khi nghi ngờ trẻ bị viêm đường tiết niệu, phải đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa để khám, xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng trị bệnh thích hợp.

ThS. BS. Nguyễn Văn Liên

Theo suckhoedoisong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *