Lưỡi bị ung thư sau khi cắt được bác sĩ tái tạo như thế nào?

C.ắt l.ưỡi là giải pháp quan trọng để tiến tới mục đích điều trị triệt căn ung thư. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống, hiện nay phương pháp tái tạo lưỡi sau phẫu trị đang giúp người bệnh có cuộc sống gần như bình thường.

Ung thư lưỡi là bệnh lý ác tính thường gặp vùng khoang miệng. Bệnh phát sinh từ sự biến đổi ác tính biểu mô phủ lưỡi hoặc các mô liên kết cấu trúc lưỡi. Theo Hội Ung thư học Hoa Kỳ, khoảng 25-30% các trường hợp ung thư khoang miệng xuất phát ở lưỡi. Ung thư lưỡi thường xảy ra đối với bệnh nhân hút thuốc, uống rượu, vệ sinh răng miệng kém.

Những trường hợp vùng lưỡi bị cắt chiếm dưới 1/3 bệnh nhân sẽ được làm lành sẹo và may khép

Biểu hiện của ung thư lưỡi là tình trạng xuất hiện vết loét hoặc sùi không đau, thường nằm ở vị trí vùng cạnh lưỡi. Thời gian gần đây, tại Bệnh viện Ung Bướu, TPHCM ghi nhận hiện tượng bệnh nhân ung thư lưỡi đang có xu hướng trẻ hóa. Trong đó, nhiều ca bệnh ở độ t.uổi từ 19 đến 26 đã phải nhập viện điều trị vì ung thư lưỡi.

Một trong những biện pháp điều trị ung thư lưỡi phổ biến hiện nay là phẫu thuật với mục đích điều trị triệt căn tế bào ung thư. Những bệnh nhân bị ung thư lưỡi cần phải phẫu thuật rộng để lấy hết tổ chức ung thư. Việc phẫu thuật cắt đi một phần lưỡi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh như tính thẩm mỹ, chức năng nhai, nuốt, nói, làm sạch khoang miệng… sẽ bị hạn chế.

Bệnh nhân bị khuyết hổng lưỡi diện rộng sẽ phải thực hiện tái tạo

Theo BS Bùi Xuân Trường, Bệnh viện Ung Bướu, TPHCM, những trường hợp được phát hiện ung thư lưỡi sớm, người bệnh sẽ được điều trị nội khoa tích cực có thể đẩy lùi bệnh giúp bảo tồn lưỡi và các chức năng liên quan. Tuy nhiên, những trường hợp nhập viện ở giai đoạn muộn, bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ phần lưỡi và sàn miệng, đồng thời tiến hành nạo hạch vùng cổ để tránh nguy cơ di căn, tái phát.

Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được xạ trị hoặc hóa xạ trị. Tuy nhiên, khoảng 86% bệnh nhân sau điều trị tái phát bệnh trong 2 năm đầu, tỷ lệ sống còn sau 5 năm giai đoạn I và II và 75%, giai đoạn III và IV chỉ khoảng 40%.

Những bệnh nhân phải c.ắt l.ưỡi sau phẫu thuật sẽ bị khuyết hổng lưỡi, để phục hồi các chức năng của lưỡi cho người bệnh bác sĩ sẽ thực hiện tái tạo lại với kỹ thuật vi phẫu mạch m.áu và thần kinh. Các giải pháp đã được thực hiện bao gồm: làm lành sẹo thứ phát, may khép một thì, ghép da, vạt tại chỗ, vạt tại vùng, vạt tự do.

Phương pháp vạt cơ vùng mặt trước cẳng tay để tái tạo lưỡi cho bệnh nhân đang mang lại kết quả khả thi

Bệnh nhân cắt bướu bờ bên lưỡi, vị trí khuyết hổng dưới 1/3 lưỡi sẽ được bác sĩ làm lành sẹo thứ phát và may khép một thì. Bệnh nhân cắt bướu bị khuyết hổng vùng bụng lưỡi sẽ được thực hiện thêm giải pháp ghép da hoặc vạt tại chỗ để che phủ vị trí khuyết hổng. Các vùng da ghép có thể được lấy từ vạt cơ niêm động mạch mặt, vạt dưới cằm, vạt dưới móng, vạt trên đòn, vạt cẳng tay quay…

Đến nay, phương pháp vạt cơ vùng mặt trước cẳng tay để tái tạo lưỡi cho bệnh nhân tại Bệnh viện Ung Bướu đang mang lại kết quả khả thi. Theo BS Xuân Trường, phương pháp này tuy tốn nhiều thời gian nhưng giúp cung cấp đủ lượng mô cho khuyết hổng ở lưỡi, tỷ lệ thành công cao, không hạn chế nạo hạch cổ. Tỷ lệ sống của vạt cẳng tay quay lên tới hơn 93%, tỷ lệ tái phát bệnh không cao hơn so với các trường hợp không tái tạo theo y văn.

Bệnh nhân sau tái tạo lưỡi bị cắt vì ung thư vẫn có thể giữ lại chức năng cơ bản nhất của lưỡi

Cuống mạch nuôi phần lưỡi tái tạo sẽ nối với động mạch, tĩnh mạch mặt ở vùng cổ. Dây thần kinh cảm giác của vạt da sẽ nối với thần kinh lưỡi được bảo tồn sau khi cắt bỏ khối u. Sau tái tạo, bệnh nhân có thể hồi phục chức năng của lưỡi (nói được, ăn uống dễ dàng, cảm giác nóng, lạnh…) chức năng của lưỡi sau tạo hình phục hồi có thể đạt tới 96% sau 6 tháng phẫu thuật giúp người bệnh có được cuộc sống tương đối bình thường.

Vân Sơn

(Ảnh: bệnh viện cung cấp)

Theo Dân trí

Dấu hiệu ung thư lưỡi mà bạn dễ dàng bỏ qua

Ung thư lưỡi chủ yếu gặp ở nam giới trên 50 t.uổi. Vài năm gần đây số ca ung thư lưỡi ngày càng gia tăng tại Bệnh viện K.

Theo thống kê của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, trên toàn thế giới hàng năm có khoảng 264.000 ca mới mắc ung thư lưỡi và khoảng 128.000 trường hợp t.ử v.ong. Tại Mỹ, năm 2009 có hơn 10.500 trường hợp ung thư mới mắc, 1.900 trường hợp t.ử v.ong.

Dấu hiện mà bạn cần nghĩ ngay đến ung thư lưỡi

Giai đoạn đầu

Các triệu chứng thường không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Thường người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ngoài ra, ở lưỡi có một điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc tổn thương là vết loét nhỏ. Thậm chí có thể sờ thấy tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường.

Khoảng 50% bệnh nhân có hạch ngay từ đầu. Hạch hay gặp là hạch dưới cằm, dưới hàm, cảnh cao. Khả năng di căn hạch vùng từ 15 – 75% tùy thuộc vào độ xâm lấn của u nguyên phát.

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn này được phát hiện do đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, nuốt. Người bệnh có thể sốt do nhiễm khuẩn, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Ngoài ra còn cảm thấy đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai; tăng tiết nước bọt; ra m.áu vùng miệng kèm theo hơi thở mùi khó chịu do tổn thương hoại tử gây ra.

Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi khiến bệnh nhân nói và nuốt khó khăn. Ở giai đoạn này xuất hiện ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ ra m.áu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi bị hạn chế vận động, không di động được.

Giai đoạn tiến triển

Ở giai đoạn này, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới, gây đau đớn, gây bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ ra m.áu, thậm chí có thể gây ra m.áu trầm trọng. Thường phải khám bệnh nhân ở trạng thái đã gây tê để hạn chế phản ứng của người bệnh do đau đớn. Việc thăm khám rất quan trọng để đ.ánh giá độ thâm nhiễm xuống phía dưới, độ xâm lấn vào các mô tiếp cận: sàn miệng, trụ amidan, amidan, rãnh lưỡi… và đo kích thước khối u.

Khám hạch: khoảng 40-50% các trường hợp có hạch ngay từ lần khám đầu tiên, trong đó 3/4 là hạch di căn. Hạch dưới cằm dưới hàm hay gặp, hiếm gặp các hạch cảnh giữa và dưới. Đa số các tổn thương: 80% gặp ở bờ tự do của lưỡi, 10% gặp ở mặt dưới lưỡi, 8% gặp ở mặt trên lưỡi, 2% gặp ở đầu lưỡi.

Điều trị ung thư lưỡi như thế nào để đạt hiệu quả điều trị cao nhất?

Phẫu thuật

Thực trạng đáng lo ngại hiện nay là đa số bệnh nhân ung thư lưỡi đến khám và phát hiện khi các tổn thương đã lan rộng, phải phẫu thuật triệt căn (cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi, tùy vị trí và kích thước khối u). Ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật, ở giai đoạn muộn hơn cần phải kết hợp điều trị phẫu thuật, xạ trị và hóa trị nhằm kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn khi có ra m.áu nhiều tại u, phải phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm m.áu.

Xạ trị

Có thể xạ trị đơn thuần trong các trường hợp ung thư lưỡi giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật hoặc xạ trị triệt căn trong trường hợp giai đoạn sớm. Xạ trị cũng có thể dùng sau phẫu thuật nhằm diệt nốt những tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra có thể xạ trị tại chỗ (xạ trị áp sát) bằng cách dùng nguồn phóng xạ đặt hoặc cắm vào tổn thương ung thư tại lưỡi nhằm t.iêu d.iệt tổn thương.

Xạ trị đóng vai trò điều trị triệt căn hoặc bổ trợ trong điều trị bệnh ung thư lưỡi. Tuy nhiên, nó cũng gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, viêm miệng, sạm da, cháy da, loét da, khít hàm.

Hóa chất

Có thể dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, có thể đơn hóa trị hoặc phối hợp đa hóa trị. Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng đa hóa trị cho kết quả đáp ứng tốt hơn đơn hóa trị.

Hóa trị tân bổ trợ là hóa trị trước phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm mục đích thu nhỏ tổn thương để phẫu thuật và xạ trị thuận lợi hơn. Hóa trị bổ trợ trước đem lại tỷ lệ đáp ứng tại chỗ cao (75 – 85%), nâng cao khả năng dung nạp thuốc cho người bệnh, giảm tỷ lệ kháng thuốc và ngăn ngừa di căn xa xuất hiện sớm. Hóa trị liệu trước phẫu thuật thường áp dụng cho ung thư đầu mặt cổ giai đoạn muộn.

Để phòng ngừa ung thư lưỡi mọi người cần thăm khám ngay khi thấy dấu hiệu bất thường để chẩn đoán, phát hiện bệnh và kết hợp nhiều phương pháp điều trị nhằm nâng cao hiệu quả.

Theo VTV News

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *