Những lưu ý khi dùng sữa đối với người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường không nên uống những loại sữa đặc có đường vì sẽ làm ảnh hưởng đến lượng đường trong m.áu.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết ở mức an toàn là mục tiêu rất quan trọng. Nhiều người bệnh tiểu đường vẫn thường chọn sữa trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đối với người tiểu đường, không phải loại sữa nào cũng có thể uống được.

Lượng đường trong sữa đặc có đường là rất cao. Vì vậy, người tiểu đường không nên sử dụng. Ảnh: Internet

Đối với những người tiểu đường nên chọn những loại sữa tươi không đường, không nên uống những loại sữa đặc có đường vì hàm lượng đường trong sữa đặc rất cao, điều này sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong m.áu.

Theo TS Nguyễn Văn Chung, trưởng khoa Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, “người bị tiểu đường nên chọn những loại sữa không chứa hàm lượng đường. Với sữa đặc có đường, người tiểu đường tuyệt đối không nên uống vì lượng đường trong sữa đặc rất cao”.

Đối với những người bị tiểu đường, nên thăm khám bác sĩ để biết chính xác chỉ số đường huyết, từ đó bác sĩ sẽ có khuyến cáo chính xác. Người tiểu đường không nên uống những loại sữa mà không rõ hàm lượng đường có trong sữa. Người tiểu đường có thể chọn những loại sữa tươi không đường để sử dụng, TS Chung cho biết thêm.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, vẫn phải đảm bảo 4 nhóm, chất bột đường, đạm, chất béo và chất xơ nhưng nên hạn chế gluxit (chất bột đường).

CHÂU NGUYÊN

Theo PLO

Lên xuống bằng cầu thang bộ giúp duy trì sức khỏe và tăng t.uổi thọ

Theo các nhà khoa học Canađa, nếu bạn từ bỏ thang máy và liên tục sử dụng cầu thang bộ thì bạn có thể không cần đến phòng tập thể dục nữa.

Đi lên và đi xuống cầu thang là công cụ tiềm năng để cải thiện sức khỏe – Ảnh : Montreal Gazette

Theo Montreal Gazette, các nhà khoa học Canada đã quyết định tìm hiểu cần phải vượt qua bao nhiêu bậc thang để coi đó là một bài tập đầy đủ. Và theo họ, nếu mục tiêu là cải thiện sức khỏe, tăng t.uổi thọ và giảm nguy cơ t.ử v.ong thì việc thực hiện 2-4 chuyến đi thang bộ mỗi ngày là đủ.

Các nghiên cứu khác nhau cho biết leo lên và đi xuống cầu thang giúp cải thiện hệ tim mạch, thế cân bằng, huyết áp, chỉ số đường huyết, cholesterol và giúp giảm cân. Trái tim hoạt động đặc biệt tốt khi leo cầu thang (đi với cường độ cao). Đi xuống cầu thang có thể được coi là một bài tập luyện với cường độ vừa phải. Các nhà khoa học cho biết có thể tạo phong độ cho hệ tim mạch nếu bạn luyện tập từ 30 – 160 phút leo cầu thang mỗi tuần trong vòng 8 – 12 tuần.

Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều điều xảy ra khi sử dụng cầu thang, đặc biệt là so với nỗ lực đi thang máy hoặc thang cuốn. Hầu hết các cơ ở phần dưới cơ thể được tham gia cả khi đi lên lẫn khi đi xuống cầu thang. Các nhà khoa học ở Đại học McMaster đã thực hiện một thử nghiệm với 24 sinh viên. Tình nguyện viên cần hoàn thành một loạt bài tập leo bậc thang trong những đợt leo ngắn, cường độ cao (60 bậc, tức 3 đoạn cầu thang). Những sinh viên leo cầu thang nhanh nhất có thể 3 lần một ngày (mỗi lần cách nhau 1 – 4 giờ). Họ tiếp tục leo như vậy 3 ngày một tuần trong 6 tuần. Kết quả, điều này cho phép cải thiện hiệu suất hô hấp và nếu luôn luôn chọn đi cầu thang có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, thế cân bằng, dáng đi, huyết áp, glucose, cholesterol và giảm cân.

Như vậy, đi lên và đi xuống cầu thang là công cụ tiềm năng để cải thiện sức khỏe và mọi người nên biến việc leo cầu thang thành một lựa chọn tập luyện tuyệt vời như vậy khi khả năng giữ thế cân bằng và nhanh nhẹn của con người hiện đại đang bị xấu đi sau nhiều thập niên. Các nhà khoa học cho rằng kỹ năng đi lên xuống cầu thang nhanh chóng và tự tin đáng được bảo tồn.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *