Bệnh tiểu đường có thể bắt gặp ở nhiều lứa t.uổi, không phân biệt t.uổi tác, giới tính. Để điều trị tốt bệnh tiểu đường, một trong những phương pháp hiệu quả nhất là sử dụng các loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở nhiều lứa t.uổi
Dưới đây là 11 loại thảo dược hỗ trợ điều trị tốt bệnh tiểu đường
1. Cỏ cà ri
Cỏ cà ri có tác dụng làm giảm lượng đường trong m.áu. Cỏ cà ri giàu axit amin, hạt của cỏ cà ri có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể đối với insulin – hormon giúp hạ đường huyết.
Cỏ cà ri giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể
Một nghiên cứu cho thấy, nếu bạn tiêu thụ 25g hạt cỏ cà ri thì có thể kiểm soát tốt lượng đường trong m.áu sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều loại hạt này vì nó có thể khiến bạn bị đầy hơi, không tốt cho dạ dày.
Để sử dụng có hiệu quả loại hạt này, bạn nên ngâm khoảng 10gram hạt với nước ấm, để qua đêm để ăn vào bữa sáng.
2. Nghệ
Nghệ giúp cân bằng insilin trong cơ thể
Thường xuyên sử dụng nghệ sẽ giúp bạn cân bằng lượng insulin trong cơ thể. Bạn có thể uống nghệ ở dạng tinh bột 2 lần/ngày với mật ong trước hoặc sau bữa ăn.
3. Mướp đắng
Mướp đắng kiểm soát được khả năng hấp thụ đường trong ruột
Mướp đắng có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong m.áu có hiệu quả. Với một ly nước ép mướp đắng (50-100ml) mỗi ngày, bạn sẽ kiểm soát được khả năng hấp thụ đường trong ruột.
4. Dây thìa canh
Dây thìa canh
Dây thìa canh có khả năng thay đổi mùi vị của đường chỉ trong một khoảng thời gian ngắn 15-50 phút. Không chỉ vậy, dây thìa canh còn có tác dụng giảm sự hấp thu đường trong ruột và cholesterol.
5. Nhân sâm
Nhân sâm
Nhân sâm được biết đến là một loại thảo dược có tác dụng đáng kinh ngạc khi tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, đồng thời, làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate. Ngoài ra, nhân sâm còn có khả năng hạ đường huyết từ 15-20%. Các nhà khoa học chi rằng nhân sâm còn có tác dụng vượt ra ngoài một vị thuốc thông thường.
6. Quả bầu nâu
Quả bầu nâu
Quả bầu nâu có tác dụng hạ đường huyết, chống tiểu đường, giúp tuyến tụy sản xuất insulin. Bạn nên sử dụng 500mg bầu nâu mỗi ngày, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tiêu thụ đúng cách.
7. Bạch quả
Bạch quả
Bạch quả được sử dụng rộng rãi để điều trị tác dụng phụ của bệnh tiểu đường, đồng hời, giúp cải thiện lưu lượng m.áu, ngăn ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường.
8. Việt quất
Việt quất có chứa chất chống oxy hóa mạnh
Trong việt quất có chứa chất chống oxy hóa mạnh, giúp kiểm soát tình trạng bệnh đái tháo đường hiệu quả. Nếu sử dụng thường xuyên, lượng đường trong m.áu sẽ giảm đáng kể.
9. Cây chóc m.áu
Cây chóc m.áu
Cây chóc m.áu là một loại cây bụi leo thân gỗ lớn tự nhiên được tìm thấy ở Sri Lanka và khu vực phía Nam của Ấn Độ. Sử dụng bột của cây chóc m.áu mỗi ngày có thể điều chỉnh được mức độ đường trong cơ thể.
10. Lá sầu đâu
Lá sầu đâu
Lá sầu đâu có nguồn gốc từ Ấn Độ, là một loại thảo dược tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Lá sầu đâu giúp điều chỉnh tốc độ trao đổi chất trong cơ thể và tăng cường độ nhạy cảm với insulin.
11. Cây trâm
Cây trâm
Cây trâm là một loại thảo mộc tốt dành cho người mắc bệnh tiểu đường. Hạt trâm và vỏ cây có thể làm giảm lượng đường trong m.áu.
Theo Boldsky/viettimes
Bệnh viêm lợi và những nguy hiểm khó lường
Viêm lợi rất phổ biến trong các bệnh lý về răng miệng, nhiều người đặt ra câu hỏi bệnh viêm lợi gây nguy hiểm hay không?
Bệnh viêm lợi hay còn được gọi là bệnh viêm nướu là một bệnh lý khá phổ biến, thường xảy ra với nhiều người, ở mọi lứa t.uổi.
Dấu hiệu bị viêm lợi.
BS CKI Trịnh Đức Mậu cho biết: “Lợi khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt, săn chắc, bám dính chắc chắn quanh chân răng. Phần mô mềm có tác dụng làm trơn tuột thức ăn, không cho thức ăn bám dính trên răng, gây ra các bệnh lý răng miệng”.
Theo BS Mậu, biểu hiện của viêm lợi là lợi sưng tấy, đỏ, ra m.áu khi đ.ánh răng hoặc va chạm mạnh, miệng xuất hiện mùi hôi và có thể làm lung lay răng. Tùy vào cơ địa của từng người sẽ có mức độ biểu hiện khác nhau.
“Trên thực tế lợi có nhiệm vụ bảo vệ răng và tránh cho răng có thể gặp những chấn thương từ bên ngoài. Khi nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian nhất định mà không được điều trị ngay, lợi sẽ bắt đầu có biểu hiện viêm nhiễm, mô lợi bắt đầu mềm ra. Và đến khi bệnh đã biến chứng sang một giai đoạn mới đó là bệnh nha chu thì sẽ dẫn tới những nguy hiểm khó lường”, BS Mậu cho biết.
Viêm lợi có thể gây tiểu đường
Khi viêm lợi ở giai đoạn đầu không được điều trị kịp thời sẽ làm cho lớp lợi và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành lỗ hổng quanh răng. Những lỗ hổng này sẽ là nơi tích tụ thức ăn thừa và lâu dần sẽ dẫn đến việc nhiễm khuẩn xung quanh chân răng.
BS Mậu cho biết: “Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều, vi khuẩn ngày càng phát triển sẽ làm cho hệ miễn dịch ngày càng yếu đi. Các độc tố do vi khuẩn tiết ra và các enzym được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có chức năng bảo vệ răng chắc chắn trên cung hàm). Lợi bị viêm, sưng đỏ, chảy mủ và có mùi hôi, gây đau nhức khó chịu kéo dài cho bệnh nhân”.
Bệnh càng nặng, lợi càng bị tụt sâu xuống, làm lộ chân răng, gây mất thẩm mỹ và hơn thế xương mô hàm sẽ bị phá hủy, dần tiêu đi, chân răng không còn chỗ bám, ngày càng lỏng lẻo và sau đó sẽ dẫn tới tình trạng mất răng.
Theo BS Mậu, một số loại thuốc kháng sinh chống viêm lợi có thể làm khô các tuyến nước bọt và gây ra hiện tượng hôi miệng. Do miệng không được thường xuyên làm sạch bằng tuyến nước bọt. Những vi khuẩn có hại sẽ tích tụ thành những mảng bám và cao răng, lâu dần nó sẽ tạo ra mùi hôi và gây ra những bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác.
Trong trường hợp nếu viêm chân răng mãn tính kéo dài thì tuyến tụy phải ngày càng tiết thêm nhiều insulin trong khoảng thời gian dài. Làm tăng nguy cơ làm suy nhược tuyến tụy và sẽ gây ra bệnh tiểu đường.
“Cách tốt nhất để điều trị dứt điểm tình trạng viêm lợi đó là vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh để bệnh lý xảy ra rồi mới bắt đầu điều trị. Khi đó sẽ rất khó để điều trị dứt điểm được nó. Nên tập thói quen đến bệnh viện hoặc các trung tâm nha khoa để khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo răng miệng luôn được khỏe mạnh”, BS Mậu khuyến cáo./.
Theo VOV