Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường gây tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin…
Trong các thập niên gần đây, tại Việt Nam có sự gia tăng nhanh chóng các bệnh mạn tính không lây, trong đó có bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh liên quan trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng và lối sống và có thể phòng tránh được.
Chúng ta cần hành động ngay để ngăn ngừa đái tháo đường, căn bệnh của thời đại.
Bệnh đái tháo đường gây nhiều biến chứng
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường gây tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai.
Tình trạng tăng đường huyết kéo dài sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, suy thận, tổn thương mắt, tổn thương bàn chân, rối loạn cảm giác, dễ n.hiễm t.rùng, vết thương lâu lành … ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.
Diễn tiến bệnh đái tháo đường thường âm thầm không triệu chứng và đa số trải qua giai đoạn t.iền đái tháo đường, còn đến khi xuất hiện triệu chứng thì thường đã muộn, có biến chứng.
Phát hiện t.iền đái tháo đường
Lượng glucose (đường) bình thường trong m.áu khi đói (nhịn ăn ít nhất là 8 giờ) là từ 70 – 100 mg/dL (3,9-5,5mmol/L); bệnh đái tháo đường được chẩn đoán khi lượng glucose trong m.áu khi đói cao hơn 126 mg/dL (> 7mmol/L).
Nếu lượng glucose trong m.áu khi đói từ 100 – 125 mg/dL (5,5 -7mmol/L) thì được xem là t.iền đái tháo đường, có nghĩa lượng glucose trong m.áu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức để chẩn đoán là bệnh đái tháo đường.
T.iền đái tháo đườngkhông gây ra bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng gì. Cách duy nhất để có thể xác định là xét nghiệm m.áu, thử lượng glucose trong m.áu lúc đói.
Những người có các yếu tố nguy cơ như quá cân, ít vận động thể lực, lớn hơn 50 t.uổi, t.iền căn trong gia đình có người bị đái tháo đường type 2, phụ nữ đã từng bị đái tháo đường thai kỳ hay sanh con nặng trên 4 kg nên xét nghiệm đường m.áu định kỳ để phát hiện sớm.
T.iền đái tháo đườnglà một dấu hiệu cho biết nguy cơ rất cao sẽ bị đái tháo đường type 2. Đã có các nghiên cứu chứng minh rằng sự tiến triển đến bệnh đái tháo đường type 2 có thể bị trì hoãn hay được ngăn ngừa vĩnh viễn nếu được bắt đầu can thiệp ngay từ khi phát hiện t.iền đái tháo đường .
Thay đổi lối sống hợp lý giúp ngăn ngừa đái tháo đường
Biện pháp can thiệp chính ở người t.iền đái tháo đườnglà giảm cân, duy trì cân nặng ở mức lý tưởng và tăng cường vận động thể lực giúp ngăn ngừa hay làm chậm tiến trình xuất hiện bệnh đái tháo đường type 2.
Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, chọn lựa thực phẩm thông minh, ăn đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm bột đường, đạm, béo, rau và trái cây trong mỗi bữa ăn chính.
Đặc biệt, việc bổ sung sữa dành cho người đái tháo đường và t.iền đái tháo đường (có chỉ số đường huyết GI thấp) và chế phẩm từ sữa trong khẩu phần hàng ngày giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng, hạn chế các thức ăn làm tăng đường huyết nhanh như đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, hoặc ăn quá nhiều bột đường… tăng cường các thức ăn giúp làm chậm hấp thu đường như rau, củ quả, chọn lựa bột đường hấp thu chậm như gạo lứt, các loại hạt nguyên vỏ nguyên cám, phân bố bữa ăn hợp lý, ăn đủ bữa, không bỏ bữa ăn sáng.
Bên cạnh đó, cần kết hợp lối sống lành mạnh năng vận động (ít nhất 30-60 phút/lần, 5 ngày mỗi tuần), hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, t.huốc l.á… Giảm cân nếu có thừa cân béo phì, duy trì cân nặng cơ thể ở mức lý tưởng bằng: chiều cao (m) x chiều cao (m) x 22.
Hãy hành động hôm nay cho ngày mai khỏe mạnh.
Bác sĩ CK1. Trần Thị Minh Nguyệt – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng NutiFood
Theo giaoduc.net
Những sai lầm phổ biến khi cho con ăn bổ sung nhiều mẹ Việt mắc phải mà không hề nhận ra
Cho con ăn bổ sung đúng cách có thể giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh và phòng tránh suy dinh dưỡng thấp còi, cũng như nhiều bệnh tật về sau.
Ăn bổ sung là gì?
Ăn bổ sung nghĩa là cho ăn thêm các thức ăn rắn hoặc đặc ngoài sữa mẹ trong giai đoạn 6 tháng đến 2 t.uổi, ở độ t.uổi này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng đáng kể. Với việc cho ăn bổ sung phù hợp, trẻ có thể hình thành thói quen ăn uống lành mạnh và có thể phòng tránh suy dinh dưỡng thấp còi và hạn chế phát triển các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch về sau.
Một số sai lầm khi cho trẻ ăn bổ sung
Ở Việt Nam, suy dinh dưỡng thấp còi tăng cao nhanh chóng khi trẻ đến giai đoạn 6 tháng t.uổi, lúc này sữa mẹ đơn thuần không thể cung cấp đủ nhu cầu năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất. Kết quả là 24% t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi bị thấp còi, 28% bị thiếu m.áu, 13% bị thiếu vitamin A và 69% bị thiếu kẽm. Hơn 50% trẻ nhỏ được bắt đầu ăn bổ sung sớm (trước 6 tháng) trong khi 18% trẻ từ 6 tháng đến 2 t.uổi không có chế độ ăn đủ đa dạng và 36% không ăn đủ số bữa. Những trẻ này có chế độ ăn kém chất lượng, thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Phần lớn t.rẻ e.m ăn bổ sung quá sớm với khẩu phần ăn kém chất lượng, 54% t.rẻ e.m được cho ăn ít hơn hoặc không ăn gì khi bị tiêu chảy, điều này có thể nhanh chóng dẫn đến suy dinh dưỡng.
Theo Quĩ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), thực hành cho ăn bổ sung ở Việt Nam là chưa đầy đủ và hợp lý ở những điểm sau:
Thiếu kiến thức
Các nghiên cứu cho thấy rằng những người chăm sóc có kiến thức hạn chế về tầm quan trọng của việc cho trẻ ăn một chế độ ăn đa dạng, giàu năng lượng và chia thành nhiều bữa ăn (ít nhất là 3 bữa/ngày).
Thiếu thời gian chuẩn bị
Thiếu thời gian để chuẩn bị thực phẩm bổ sung phù hợp là một rào cản lớn đối với người chăm sóc. Ở Việt Nam, hơn 70% phụ nữ đi làm – một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới.
Cho con ăn bổ sung sớm
Thời điểm thích hợp để cho trẻ ăn bổ sung là từ 6 tháng t.uổi (Ảnh minh họa).
Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ở Việt Nam thấp (18%). Nguyên nhân của việc cai sữa sớm là vì bú sữa mẹ được cho là không đủ, đồng thời có một niềm tin phổ biến rằng sữa công thức tốt hơn sữa mẹ. Các mẹ nên duy trì việc cho con bú sữa mẹ đến khi trẻ được 2 t.uổi và thời điểm ăn bổ sung thích hợp là khi trẻ được 6 tháng t.uổi.
Thực phẩm bổ sung không an toàn và thực hành không hợp vệ sinh
Gần một nửa (48%) người dân không rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và 21% không rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Tầm quan trọng của ăn bổ sung
Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý cùng với việc chăm sóc và phòng bệnh đầy đủ, có thể giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tối ưu, phòng ngừa thấp còi và thiếu hụt các vitamin và khoáng chất. Việc bắt đầu cho ăn bổ sung cũng là một cơ hội quan trọng để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh suốt cuộc đời và đảm bảo cho trẻ không bị thừa cân và mắc các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, tăng huyết áp sau này.
Theo Helino