Bệnh nhân đến khám bệnh trong tình trạng rạn xương chân phải. Tuy nhiên, trong giấy chuyển viện, bác sĩ Bệnh viện Quận 10 (TP.HCM) ghi nhầm thành gãy xương chân phải.
Theo Phụ Nữ TP.HCM, ngày 18/10, nữ bệnh nhân T.T.K. (66 t.uổi, quê Quảng Ngãi) đến khám tại Bệnh viện quận 10 TP.HCM do chân trái sưng, đau nhức sau khi bị ngã trong lúc di chuyển. Sau khi chụp X-quang, bác sĩ cho biết bệnh nhân bị gãy xương ngón chân.
Do bệnh ngoài phạm vi điều trị, bà K. được bác sĩ Bệnh viện quận 10 viết giấy chuyển viện đến Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM điều trị. Tuy nhiên, sau khi vô tình xem lại giấy chuyển viện, bệnh nhân phát hiện mình bị rạn xương chân trái nhưng bác sĩ đã ghi trong giấy thành gãy xương chân phải.
“Bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 đã nhiều lần hỏi tôi bị đau chân phải hay chân trái. Tôi không ngờ bệnh viện quận lại có sai sót như vậy. Rất may, lúc đó bệnh nhân còn tỉnh táo có thể trao đổi với bác sĩ nên không xảy ra sự cố đáng tiếc”, người nhà bệnh nhân K. nói với Phụ Nữ TP.HCM.
Bệnh viện Quận 10, TP.HCM – Nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Website bệnh viện.
Trao đổi với Zing.vn chiều 22/10, BSCKII Lê Thanh Tùng, Phó giám đốc Bệnh viện Quận 10, xác nhận sự cố đáng tiếc trên xảy ra tại bệnh viện. Bác sĩ điều trị đã có sự nhầm lẫn khi viết giấy chuyển viện cho bệnh nhân K.
Bác sĩ Lê Mạnh Tới, bác sĩ tiếp nhận và viết giấy chuyển viện cho bệnh nhân, cho biết bệnh nhân K. đến khám bệnh vào lúc 19h30 phút ngày 18/10 trong tình trạng sưng đau bàn chân trái và gãy xương bàn ngón 5 chân trái sau chấn thương.
Sau khi thăm khám, bác sĩ Tới chỉ định chụp X-quang tại vị trí tổn thương và viết giấy chuyển viện cho bệnh nhân lúc 19h30 ngày 19/10.
“Lúc tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân K. còn khá nhiều bệnh nhân chờ khám nên tôi đã có sai sót. Tôi thừa nhận đã viết nhầm giấy chuyển tuyến cho bệnh nhân. Tôi đã làm phiếu tự báo cáo sai sót chuyên môn trình ban giám đốc bệnh viện”, bác sĩ Tới nói.
Bác sĩ Tùng nhận định đây không phải là nhầm lẫn điều trị mà là nhầm lẫn trong ghi giấy chuyển tuyến. Bác sĩ Tới không sai sót chuyên môn vì từ chỉ định điều trị đến chụp X-quang cho bệnh nhân đều đúng. Tuy nhiên, trong lúc xử lý, bệnh nhân đến khám đông nên bác sĩ đã có sai sót, ghi nhầm trong giấy chuyển tuyến từ chân trái thành chân phải.
“Sau khi tiếp nhận vụ việc, ban an toàn người bệnh của bệnh viện sẽ họp, phân tích và đ.ánh giá về mặt chuyên môn. Sau đó, Hội đồng cơ quan sẽ căn cứ vào báo cáo để xử lý bác sĩ theo quy định. Chúng tôi rất mong muốn được gặp mặt để xin lỗi bệnh nhân và người nhà sau vụ việc nhầm lẫn này”, bác sĩ Tùng nói.
Theo Zing
Bí quyết tăng cân an toàn
Bên cạnh các bệnh nguy hiểm liên quan đến thừa cân, béo phì thì nhẹ cân cũng là một mối lo ngại lớn với những hậu quả nghiêm trọng chẳng kém.
Đối với người nhẹ cân thì mục đích tăng cân tối ưu nhất không chỉ phụ thuộc vào kết quả thay đổi số cân nặng mà còn đi liền với việc nâng cao sức khỏe bằng cách luyện tập, ăn uống điều độ.
Làm sao biết mình nhẹ cân?
Nhẹ cân được định nghĩa là khi chỉ số khối cơ thể (BMI) ở dưới 18,5. Và ngược lại, nếu BMI trên 25 sẽ là thừa cân và trên 30 được coi là béo phì. Chỉ số BMI được tính theo công thức sau đây:
Chỉ số khối cơ thể BMI = (Trọng lượng cơ thể)/(Chiều cao x Chiều cao).
Tuy nhiên, chỉ số BMI chỉ dựa trên chiều cao và cân nặng mà chưa tính đến khối lượng cơ bắp. Đôi khi nhẹ cân theo BMI không đồng nghĩa với việc bạn đang có vấn đề về sức khỏe, một số người có thể trạng nhỏ nhắn một cách tự nhiên nhưng vẫn khỏe mạnh.
Việc tăng cân không chỉ phụ thuộc vào kết quả thay đổi số cân nặng mà còn đi liền với việc nâng cao sức khỏe bằng cách luyện tập, ăn uống khoa học, điều độ…
Nhẹ cân tiềm ẩn nhiều nguy hại
Theo một nghiên cứu, nhẹ cân có liên quan đến việc tăng 140% nguy cơ t.ử v.ong sớm ở nam giới và tăng 100% ở nữ giới. Nhẹ cân thậm chí còn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn là béo phì bởi nó có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng, dẫn đến loãng xương, gãy xương và gây ra các vấn đề về vô sinh. Những người nhẹ cân cũng có nguy cơ mắc chứng teo cơ liên quan đến t.uổi và có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn.
Phương pháp tăng cân an toàn
Chắc chắn người gầy sẽ muốn tăng cân bằng cách duy trì sự cân bằng giữa khối cơ và khối mỡ dưới da, chứ không phải tăng mỡ bụng. Có rất nhiều người tuy cân nặng bình thường nhưng vẫn bị tiểu đường týp 2, bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác. Do vậy, việc ăn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và duy trì luyện tập thể thao cùng những thói quen lành mạnh là vô cùng quan trọng khi bạn muốn cải thiện vóc dáng. Một số nguyên tắc trong thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có thể giúp bạn tăng cân một cách lành mạnh, an toàn:
Nạp nhiều calo h ơn lượng calo đốt cháy: Nếu lượng calo nạp vào không nhiều hơn lượng calo cơ thể đốt cháy, bạn sẽ không thể tăng cân được. Nếu muốn tăng cân một cách từ từ, hãy đặt mục tiêu nạp nhiều hơn 300-500 calo mỗi ngày so với lượng calo bạn đã đốt cháy. Nếu muốn tăng cân nhanh hơn, có thể nạp từ 700-1.000 calo so với lượng calo bạn đốt cháy.
Tuy nhiên, việc tính toán nhu cầu calo chỉ là ước lượng. Lượng calo bạn nạp vào hay đốt cháy có thể chênh lệch khoảng vài trăm calo một ngày. Trong một vài ngày/vài tuần đầu của kế hoạch tăng cân, việc tính toán calo một cách chính xác là cần thiết để bạn có thể biết được bạn đã ăn bao nhiêu calo.
Ăn thực phẩm chứa nhiều protein: Chất dinh dưỡng quan trọng nhất để tăng cân khỏe mạnh chính là protein. Cơ được cấu tạo từ protein và nếu không có protein thì đa số lượng calo nạp vào sẽ tích tụ dưới dạng mỡ. Tuy nhiên, protein cũng là con dao hai lưỡi: protein có thể khiến bạn cảm thấy rất no, nên việc nạp đủ lượng calo cần thiết trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn đang cố tăng cân, hãy đặt mục tiêu ăn thêm 1,5-2,2g protein/kg cân nặng. Các loại thực phẩm giàu protein gồm thịt, cá, trứng, rất nhiều sản phẩm từ sữa, các loại đậu, các loại hạt.
Tăng thêm carbohydrate và chất béo: Nên ăn nhiều hơn đồ ăn giàu carbohydrate và giàu chất béo. Điều này không có nghĩa là sẽ ăn uống vô tội vạ và không kiểm soát, mấu chốt của vấn đề là sẽ ăn đầy đủ các loại thức ăn và cân đối chúng trong khẩu phần của mình. Trong mỗi bữa ăn nên có cả protein, chất béo và carbohydrate. Bạn cũng nên đảm bảo ăn ít nhất 3 bữa/ngày và cố gắng ăn thêm các bữa phụ có chứa nhiều năng lượng.
Kết hợp luyện tập thể thao: Để đảm bảo rằng lượng calo thừa sẽ tích tụ dưới dạng cơ chứ không phải mỡ, thì việc luyện tập thể dục là vô cùng quan trọng. Bạn nên nhờ một huấn luyện viên giúp bạn tập gym và nâng tạ 2-4 lần/tuần, cố gắng tăng dần độ nặng của tạ và số lần thực hiện động tác theo thời gian. Với những người có vấn đề về sức khỏe hoặc xương khớp thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập. Tốt nhất, nên bắt đầu bằng các bài tập nhẹ nhàng và tập đều đặn. Cũng không nên tập quá mức vì những bài tập này có thể sẽ đốt cháy hết lượng calo mà bạn cố gắng nạp thêm vào.
Những điều cần lưu ý
Hạn chế uống n ước trước bữa ăn vì việc làm này có thể khiến dạ dày bị đầy và bạn sẽ không ăn được nhiều.
Chia nhỏ các bữa ăn: Ăn các bữa nhỏ bất cứ khi nào có thể.
Uống sữa nguyên kem th ường xuyên là cách đơn giản nhất để dung nạp thêm lượng protein và calo.
Ngủ đủ giấc rất quan trọng giúp bạn phát triển cơ.
Ưu tiên ăn thức ăn giàu protein trước: Nếu bạn có một bữa ăn nhiều loại thực phẩm, hãy chọn các loại đồ ăn giàu protein hoặc calo trước và ăn rau sau cùng.
Không hút thuốc: Những người hút thuốc thường có xu hướng nhẹ cân hơn những người không hút thuốc và cai thuốc cũng sẽ khiến bạn tăng cân.
An Ngọc Hoa
Theo SK&ĐS