Lăn kim trị mụn: Bác sĩ da liễu khuyến cáo những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua trước khi làm

Lăn kim trị mụn là một trong những phương pháp làm đẹp rất được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, phải làm sao để tránh tai biến, biến chứng thì ít ai nắm rõ.

Thực hiện lăn kim trị mụn ở spa, cô gái gặp họa với khuôn mặt nổi mụn mủ chi chít

Mới đây, trong nhóm kín chia sẻ về việc làm đẹp trên facebook, một cô gái đăng tải hình ảnh gương mặt của mình sau khi tiến hành lăn kim trị mụn tại một spa. Theo đó, cô gái này quyết định đi lăn kim trị mụn nhưng không hiểu vì lý do gì gương mặt của cô không những không hết mụn mà còn nổi dày đặc mụn mủ li ti.

Một cô gái đăng tải hình ảnh gương mặt của mình sau khi tiến hành lăn kim trị mụn tại một spa.

Đăng kèm hình ảnh, cô gái chỉ nhắn nhủ ngắn gọn: “Những ai muốn thực hiện lăn kim trị mụn hãy cân nhắc kỹ”. Bức ảnh với mụn mủ be bét khắp mặt cùng phương pháp làm đẹp lăn kim trị mụn từ dòng chia sẻ này khiến ít nhiều người e ngại.

Nhiều người cho rằng cô gái đã không tìm đúng nơi thực hiện vô trùng vô khuẩn. Nhiều người lại cho rằng có thể cô bị bội nhiễm do không đảm bảo vệ sinh sau khi lăn kim trị mụn dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Có thể nói, lăn kim trị mụn là một trong những phương pháp làm đẹp rất được ưa chuộng hiện nay. Phương pháp này mang lại cho phái đẹp làn da hoàn hảo. Được biết, quá trình lăn kim kích thích các tế bào da phát triển để tái tạo, sản sinh collagen và tăng khả năng đàn hồi cho da. Chính nhờ những yếu tố đó mà nó hiện thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.

Tuy nhiên, làm sao để tránh những rủi ro không đáng có như cô gái trẻ ở trên? Chúng ta hãy cùng lắng nghe những ý kiến chia sẻ của BSCKI Đỗ Thị Phương Nhung (chuyên ngành Da liễu, từng công tác tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội) về phương pháp lăn kim trị mụn ngay dưới đây!

Lăn kim trị mụn – Những điều cần biết trước khi làm được bác sĩ da liễu “bật mí”

Theo BS Nhung, lăn kim trị mụn là phương pháp dùng nhiều kim nhỏ để lăn trực tiếp trên làn da đang có mụn với mục đích điều trị mụn. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý mục đích của lăn kim ở đây là một kênh dẫn sản phẩm trị mụn xuống đúng lớp cần thiết thay vì bôi thuốc, chứ không phải như lăn kim trị sẹo.

BS Nhung đang giám sát quá trình chăm sóc da của kỹ thuật viên tại cơ sở của mình.

“Có một điều lưu ý rất quan trọng khi lăn kim trị mụn là dung dịch lăn vào là dung dịch gì. Nếu chọn sai dung dịch lăn vào thì vô tình làm cho tình trạng mụn trở nên tệ hơn cả không làm”, BS Nhung nhấn mạnh.

Để thực hiện quy trình lăn kim trị mụn, bạn sẽ trải qua những bước cơ bản sau:

– Làm sạch vùng da cần điều trị.

– Ủ tê.

– Tiến hành lăn kim (lưu ý kim lăn nên là dạng dùng một lần và vô khuẩn).

– Làm dịu da sau lăn kim.

Nghe có vẻ đơn giản với những bước cơ bản trên nhưng BS Nhung khuyến cáo: “Bất cứ phương pháp làm đẹp nào cũng đều có thể xảy ra tai biến nếu làm sai, phương pháp lăn kim trị mụn cũng không ngoại trừ”.

Chưa kể, chất lượng kim lăn không đảm bảo sẽ tạo tổn thương thêm trên da. Độ sâu của kim lăn không đúng sẽ tạo tổn thương nhiều và nguy cơ để lại sẹo lõm. Thêm vào đó, nếu chọn dung dịch lăn kim trị mụn không đúng thì có nguy cơ làm cho tình trạng mụn trở nên nặng hơn. Đồng thời có những biến chứng sẽ xuất hiện trong giai đoạn về sau nếu dung dịch lăn chứa corticoid.

Phương pháp lăn kim trị mụn cũng không phải có thể dành cho tất cả những làn da nhiều mụn. “Đối tượng được chỉ định lăn kim trị mụn là những trường hợp bị mụn trên nền da dày, tức là nền da phải khỏe trước đó”, BS Nhung nhấn mạnh.

Để đảm bảo quá trình lăn kim trị mụn không xảy ra bất cứ tai biến gì, BS Nhung khuyên, trước khi lăn kim, bạn cần phải tìm đúng cơ sở thực hiện đảm bảo vô khuẩn, kim lăn nên dùng một lần chứ không tái sử dụng. Thêm vào đó, người thực hiện kỹ thuật lăn kim phải là người có chuyên môn. Và quan trọng hơn nữa, dung dịch lăn vào da phải được xem xét kỹ xem đó là dung dịch gì, nguồn gốc ra sao, có đảm bảo hay không…

Sau khi lăn kim trị mụn, bạn cần đảm bảo vô trùng tổn thương sau lăn ít nhất 3 ngày vì 72 giờ đầu tiên sau khi lăn là giai đoạn cực dễ bị viêm nhiễm. Do đó cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn chăm sóc sau lăn kim trị mụn của bác sĩ da liễu để đạt kết quả tốt nhất.

Theo Helino

Từ một cô gái có làn da trắng mịn hồng hào, nữ phóng viên mắc chứng bệnh với mụn nổi khắp miệng ai cũng phát sợ

Trong cuộc phỏng vấn với People, Wang tiết lộ các vấn đề về da bắt đầu khi dùng kem bôi tại chỗ chữa bệnh chàm. Điều đó dẫn đến tình trạng viêm da quanh miệng khó lường.

Vào ngày 16 tháng 9, nữ phóng viên Frances Wang của đài CBS News tiết lộ trên Insstagram tình trạng da đau đớn mà cô đang phải chịu đựng. Trong cuộc phỏng vấn với People, Wang tiết lộ các vấn đề về da bắt đầu khi dùng kem bôi tại chỗ chữa bệnh chàm. Điều đó dẫn đến tình trạng viêm da quanh miệng khó lường.

“Trông nó giống phát ban khổng lồ, kiểu như tôi bị dị ứng điên cuồng với mụn trứng cá. Không chỉ nổi quanh miệng, mụn còn lan rộng lên trán”, Wang chia sẻ.

Nữ phóng viên cho biết thêm, cô mất nhiều tháng cố gắng che giấu các vấn đề về da với đồng nghiệp và khán giả. Khi những nốt mụn dày vò đau đớn quá mức, cô phải kiếm tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ da liễu. Cuối cùng, Wang được chẩn đoán mắc bệnh viêm da quanh miệng. Tình trạng sẽ thêm nặng nề nếu sử dụng kem steroid tại chỗ.

Viêm da quanh miệng là gì?

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (USNLM), viêm da quanh miệng là tình trang rối loạn da, xuất hiện mụn trứng cá hoặc hồng ban. Viêm da quanh miệng xuất hiện dưới dạng những vết sưng nhỏ ở nửa dưới khuôn mặt. Theo USNLM, những vết sưng đỏ này có thể gây cảm giác nóng rát quanh miệng. Ngoài ra, chúng chứa đầy chất lỏng hoặc mủ.

Theo Đại học Da liễu Hoa Kỳ (AOCD), viêm da quanh miệng có thể do một số yếu tố. Trong đó, sử dụng kem bôi steroid kéo dài là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Nó cũng có thể được kích hoạt bởi thuốc xịt steroid qua hít vào miệng, mũi. Thậm chí là sử dụng quá nhiều kem dưỡng ẩm.

Viêm da quanh miệng có thể do một số yếu tố. Trong đó, sử dụng kem bôi steroid kéo dài là một trong những nguyên nhân hàng đầu.

Theo USNLM, tình trạng này thường được chẩn đoán sau khi bác sĩ da liễu kiểm tra da. Nhưng các xét nghiệm khác có thể cũng được thực hiện để xác định tình trạng có phải do nhiễm khuẩn hay không.

Theo AOCD, thật không may, viêm da quanh miệng không biến mất ngay lập tức sau khi ngừng bôi kem steroid. Thực tế, nó có thể trở nên tồi tệ hơn. Sau khi ngừng sử dụng, phát ban xuất hiện. Hơn thế, bạn sẽ cảm thấy tồi tệ hơn trong vài ngày đến vài tuần trước khi bắt đầu cải thiện. Điều này vô tình thôi thúc bạn dùng kem chứa steroid nhiều hơn để phát ban biến mất. Tuy nhiên, nếu có suy nghĩ đó hãy dẹp đi ngay vì cực sai lầm.

Bên cạnh việc dừng sản phẩm chứa steroid, bạn nên thay thế bằng loại kem dịu nhẹ hơn. Đồng thời, bạn không nên chà rửa mặt. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng sử dụng kem đ.ánh răng có flour nếu phát ban quá cứng đầu. Và trên hết, họ sẽ kê đơn kháng sinh và kem bôi kháng khuẩn tại chỗ. Bạn có thể tiếp tục sử dụng những thứ này trong vài tháng để ngăn ngừa tái phát.

Wang vẫn đang phải vật lộn với tình trạng viêm da quanh miệng dù đã tình trạng mụn đã dịu đi.

Trong khi tái phát là điều chắc chắn có thể, AOCD cho rằng viêm da quanh miệng là tình trạng da phổ biến. May mắn thay, hầu hết mọi người đều có thể điều trị đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.

Về phần Wang, People cho biết, cô vẫn đang phải vật lộn với tình trạng viêm da quanh miệng dù đã tình trạng mụn đã dịu đi. Cho đến hiện tại, cô đã được kê đơn “ít nhất 10 loại thuốc điều trị da, 6 loại kháng sinh”. Giờ đây, cô đang thử cách chữa bệnh tự nhiên bằng việc loại bỏ sữa và thực phẩm giàu chất béo ra khỏi chế độ ăn uống. Cô cũng dành thời gian nghỉ ngơi và không trang điểm bất cứ khi nào có thể.

(Nguồn: Health)

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *