Ngày 22.10, Sở Y tế TP.HCM cho biết 9 tháng đầu năm 2019, TP có trên 50.000 người mắc sốt xuất huyết, trong đó có 9 người t.ử v.ong.
Bệnh nhi điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM – Ngọc Dương
Trả lời PV Thanh Niên về vấn đề trên, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Sở Y tế TP, cho hay một trong những nguyên nhân khiến sốt xuất huyết (SXH) gia tăng là do biến đổi khí hậu, nhiệt độ toàn cầu tăng, thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài xen lẫn các đợt mưa và tốc độ đô thị hóa nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Theo bác sĩ Mai, 9 trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán trước khi nhập viện là mắc bệnh SXH nặng, suy đa tạng và t.ử v.ong tại nhà, trong đó có 2 t.rẻ e.m, 7 người lớn. Hầu hết các trường hợp này đều đưa đến bệnh viện trễ, sau một thời gian tự mua thuốc điều trị tại nhà. Một số bệnh nhân người lớn có thể trạng béo phì, có bệnh mãn tính kèm theo.
Bác sĩ Mai cho biết thêm, qua giám sát, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP (CDC) ghi nhận đa số các quận, huyện, nhất là khu vực ngoại thành đều chưa kiểm soát tốt các điểm nguy cơ gây SXH. Nhiều cơ sở kinh doanh vỏ xe, bồn nước cũ, vựa ve chai, các hộ chăn nuôi gà đá, hộ gia đình có vật chứa đựng nước, tạo điều kiện trứng muỗi nở thành lăng quăng và biến thành muỗi SXH. Bên cạnh đó, một số quận huyện đã có những chỉ đạo quyết liệt trong việc giám sát điểm nguy cơ, cụ thể như H.Hóc Môn đã có văn bản phê bình lãnh đạo UBND các xã không thực hiện tốt giám sát điểm nguy cơ. Còn Q.Bình Tân, H.Củ Chi và một số quận, huyện khác đưa hình thức đ.ánh giá thi đua hằng tháng của tổ chức, cá nhân trong việc phòng chống dịch bệnh SXH.
“Phòng chống dịch SXH là trách nhiệm của mọi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở, bắt đầu từ những việc cụ thể như dọn dẹp, loại bỏ những vật dụng chứa nước tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng, phát triển. Việc phun hóa chất diệt muỗi là biện pháp cấp thời nhằm diệt đàn muỗi trưởng thành làm giảm mật độ muỗi truyền bệnh, chứ không ngăn ngừa được sự lây lan của bệnh nếu không diệt lăng quăng triệt để”, bác sĩ Mai nói giải pháp. Bác sĩ Mai khuyến cáo, để phòng nguy cơ t.ử v.ong khi mắc SXH, các cá nhân khi có dấu hiệu sốt cao đột ngột, nhức đầu hoặc có dấu hiệu xuất hiện các đốm xuất huyết trên da… phải đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được khám, chẩn đoán, theo dõi chính xác. Không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, đặc biệt đối với người có bệnh lý mãn tính, người có thể trạng béo phì.
Về kinh phí, theo bác sĩ Mai, Sở Y tế TP đã cấp kinh phí cho hoạt động phòng chống SXH năm 2019 là 11 tỉ đồng. Sở sẽ cấp thêm nếu trong năm có phát sinh nhu cầu sử dụng kinh phí. Đối với các quận huyện, Sở Y tế cũng cấp một phần ngân sách chống dịch, cùng với ngân sách hoạt động truyền thông hằng năm. Trong trường hợp dịch bùng phát, HĐND và UBND TP cũng sẽ cấp thêm kinh phí chống dịch cho ngành y tế.
Bệnh nhân thứ 4 t.ử v.ong do sốt xuất huyết ở Đắk Lắk
Ngày 22.10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa ghi nhận trường hợp t.ử v.ong thứ 4 do SXH trên địa bàn tỉnh là cháu Đỗ Minh Th. (7 t.uổi, trú xã Ea Lê, H.Ea Súp). Ngày 10.10, cháu Th. có biểu hiện sốt cao liên tục, được đưa vào điều trị tại Trung tâm y tế H.Ea Súp. Ngày 16.10, cháu Th. được chuyển lên điều trị tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây nguyên, với các triệu chứng nhiễm SXH Dengue nặng. Chiều cùng ngày, bệnh nhân hôn mê sâu, không đo được huyết áp; gia đình xin cho bệnh nhân về nhà và cháu Th. t.ử v.ong trên đường về. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 20.741 ca SXH; trong đó có 4 trường hợp t.ử v.ong.
Trung Chuyên
Theo Thanh niên
Số ca mắc bệnh truyền nhiễm vẫn tăng cao
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, trong tuần vừa qua, tình hình 3 loại dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tiếp tục tăng so với tuần trước đó.
Một trường hợp bị sốc sốt xuất huyết nặng điều trị tại Bệnh viện Shingmark.
Cụ thể, có 489 ca sốt xuất huyết, tăng 72 ca; 432 ca mắc tay chân miệng, tăng 76 ca; 26 ca sởi, tăng 12 ca. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 16,8 ngàn ca mắc sốt xuất huyết, hơn 7,8 ngàn ca mắc bệnh tay chân miệng và hơn 1,7 ngàn ca mắc sởi. Trong đó, có 2 ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết. Những địa phương ghi nhận số ca mắc bệnh nhiều là TP.Biên Hòa, huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu.
Để đề phòng dịch bệnh tiếp tục bùng phát nguy hiểm, các ngành chức năng đã tiến hành rà soát các điểm nóng sốt xuất huyết để cấp, phun hóa chất, xử lý ổ dịch. Đồng thời tiến hành giám sát côn trùng kết hợp bẫy, diệt muỗi tại các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, TP.Biên Hòa, huyện Xuân Lộc; tổ chức chiến dịch khử trùng tại các trường mầm non, giám sát trọng điểm bệnh cúm tại huyện Xuân Lộc…
Các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần chủ động phòng chống dịch bệnh bằng cách lật úp các dụng cụ chứa nước không cần thiết, tránh để muỗi đẻ trứng, phát triển. Đồng thời ngủ mùng, mặc quần áo dài tay; vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng…
Hạnh Dung
Theo baodongnai