Phô mai và bơ có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến t.iền liệt

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, phô mai và bơ có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến t.iền liệt.

Các nhà khoa học Mỹ đã phân tích dữ liệu trên 47 nghiên cứu trong đó xem xét chế độ ăn uống của hơn một triệu đàn ông. Từ đó cho thấy những người thường xuyên sử dụng thực phẩm từ sữa như sữa, phô mai, bơ và sữa chua có nguy cơ mắc ung thư tuyến t.iền liệt cao hơn từ 7 đến 76%. Trong khi đó những người ăn chế độ ăn thuần chay thấy khả năng mắc bệnh của họ giảm khoảng 1/5.

Bơ và phô mai có thể khiến gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến t.iền liệt. Ảnh: The Sun

Các chuyên gia cho rằng, sữa làm tăng mức độ hormone tăng trưởng quan trọng và tăng mức canxi, cả hai yếu tố này đều có liên quan đến khối u tuyến t.iền liệt. Tại các quốc gia phương Tây lượng tiên thụ các sản phẩm làm từ sữa cao hơn rất nhiều so với các nước châu Á. Điều này cũng giải thích cho nguyên nhân tại sao tỷ lệ người mắc bệnh này ở các quốc gia phương Tây cao hơn so với các nước châu Á. Mỗi năm có khoảng 47.000 đàn ông ở Anh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến t.iền liệt, khiến 11.000 người t.ử v.ong.

Trưởng nhóm nghiên cứu – Tiến sĩ John Shin từ Mayo Clinic ở Mỹ cho biết: “Đ.ánh giá của chúng tôi nhấn mạnh về mối lo ngại từ việc tiêu thụ nhiều sản phẩm từ sữa. Các phát hiện cũng hỗ trợ cho những bằng chứng về lợi ích tiềm năng của chế độ ăn uống từ thực vật”.

Tiến sĩ Shin nói thêm: “Vì các sản phẩm sữa rất giàu canxi làm tăng khả năng canxi đóng vai trò quan trọng trong mối liên hệ giữa sữa và ung thư tuyến t.iền liệt. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy thực phẩm từ thực vật có liên quan đến việc giảm hoặc không gây nguy cơ ung thư tuyến t.iền liệt, trong khi thực phẩm từ động vật, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa, có liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến t.iền liệt tăng”.

Ăn nhiều trái cây và rau quả có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh từ 19 đến 59%. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết còn quá sớm để khuyên đàn ông bỏ sữa. Tom Sanders, Giáo sư danh dự về Dinh dưỡng và Ăn kiêng tại trường King College London cho biết: Nhận xét này bị một số điểm yếu mà không thể đưa ra kết luận mạnh mẽ về tiêu thụ sản phẩm sữa và nguy cơ ung thư tuyến t.iền liệt.

Giáo sư Sanders nói thêm: “Tỷ lệ mắc ung thư tuyến t.iền liệt tăng rõ rệt ở Đông Nam Á và Đông Á, nơi có ít sản phẩm sữa được tiêu thụ. Ngoài tiêu thụ thực phẩm từ sữa, lối sống cũng là nguyên nhân của ung thư tuyến t.iền liệt”.

Tuyến t.iền liệt là một tuyến nhỏ nằm sát bàng quang, tạo ra một thành phần của t.inh d.ịch nuôi dưỡng t.inh t.rùng. Đây là dạng ung thư phổ biến nhất ở nam giới tại Anh.

Thanh Vân

Theo The Sun/vietq

Sử dụng màng bọc thực phẩm không đúng cách có thể gây hại

Màng bọc thực phẩm đã phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây, được sử dụng rộng rãi từ vùng nông thôn cho đến thành thị. Tuy nhiên, sử dụng màng bọc thực phẩm sai cách có thể vô tình dẫn đến tác hại cho sức khỏe người dùng.

Việc cho màng bọc thực phẩm trực tiếp vào lò vi sóng để hâm nóng thực phẩm có thể gây tác hại.

Thói quen không nên duy trì

Chị Hàn Lan Hương (29 t.uổi) sống tại Đống Đa, Hà Nội, chia sẻ để tiện nghi, chị thường dùng màng bọc thực phẩm bọc thức ăn thừa và để trong tủ lạnh sau đó đưa thẳng vào lò vi sóng hâm nóng trước các bữa ăn sau đó. Tuy nhiên, các chuyên gia thường khuyến cáo không nên duy trì thói quen để nguyên màng bọc thực phẩm hâm nóng trong lò vi sóng như vậy.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Khôi, Trưởng Phòng Vật liệu polyme, Viện Hoá học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, việc hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng là một sai lầm, bởi màng bọc thực phẩm được chế tạo từ các nguyên liệu nhựa tổng hợp, hoặc nhựa tái chế và nhiều loại chất hóa dẻo phụ gia. Các chất hóa học này nếu ở môi trường nhiệt độ cao sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng và giảm chất lượng của bề mặt thực phẩm khi tiếp xúc với màng bọc thực phẩm.

Bộ Nông nghiệp Mỹ từng đưa ra chỉ dẫn về việc sử dụng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng. Cơ quan này khuyến cáo người dân chỉ nên sử dụng thủy tinh, đồ gốm sứ với lò vi sóng. Trong khi đó sản phẩm từ nhựa lại cần loại sản xuất dành riêng cho lò vi sóng. Màng bọc thực phẩm không phải là lựa chọn hợp lý để sử dụng trong lò vi sóng và không nên để chúng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm khi quay nóng trong lò vi sóng.

Một điểm đáng chú ý khác là không sư dung mang boc thực phẩm đối với thưc ăn con nong trên 70 độ C. Ngoài ra, không dùng bọc cà rốt, dưa chuột, đậu đũa vì sẽ khiến hàm lượng vitamin C của những củ, quả này giảm đi nhiều.

Những thực phẩm nhiều chất béo như phomai, thịt mỡ… không nên tiếp xúc với màng bọc khi cho vào lò vi sóng ở nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, không an toàn khi dùng màng bọc thực phẩm trong thiết bị nhiệt độ cao có thể khiến nó hóa lỏng và chảy vào thức ăn như lò nướng.

Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) quy định mức tối đa là 1% PVC từ màng bọc thực phẩm “trôi” vào thức ăn. Ở mức này người sử dụng sẽ không bị đ.ầu đ.ộc bởi màng bọc thực phẩm. Nhựa PVC là vật liệu phổ biến dùng để sản xuất màng bọc thử phẩm. Về cơ bản, PVC khá cứng và không mềm dẻo do vậy các nhà sản xuất thường bổ sung thêm chất làm dẻo để khiến màng bọc thực phẩm mềm và linh hoạt hơn.

Lựa chọn của người tiêu dùng

Viêc lưa chon va sư dung đung cach màng bọc thực phẩm đê bao quan thưc phâm rât quan trong trong bao đam an toan thưc phâm. Điểm quan trọng nhất là người mua cần chú ý đến hương dân sư dung san phâm cua nha san xuât.

Khảo sát tại một số siêu thị lớn ở Hà Nội có thể thấy mặt hàng màng bọc thực phẩm rất đa dạng, trong đó có một số loại được cảnh báo rõ trên bao bì là không sử dụng với lò vi sóng hoặc sản phẩm có chất béo trên bề mặt… Bao bì của những loại màng bọc thực phẩm này đều ghi rõ sản phẩm làm từ nhựa PE hay PVC.

Có rất nhiều loại màng bọc thực phẩm trên thị trường hiện nay.

Người tiêu dùng cũng nên chú trọng chọn loại mang boc thưc phâm co nguôn gôc ro rang co tên, đia chi cua nha san xuât, đã đươc cơ quan chưc năng chưng nhân phu hơp quy chuân ky thuât, quy đinh an toan thưc phâm.

Theo Cục an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế, trên thị trường hiện nay co nhiều loại màng bọc thực phẩm với các chất liệu nhựa chu yêu tư PVC va PE. Dâu hiêu chu yêu đê phân biệt môt sô loai màng bọc thực phẩm tư cac vât liêu như sau:

(i) Màng PVC: co màu trăng nga/hoăc vàng nhạt va it dai khi keo dan; sơ co cảm giác dính tay, kho tach cac lơp mang boc khi chung tiêp xuc trưc tiêp vơi nhau; kho chay, chi chay khi đôt trưc tiêp băng lưa va co mui hăc.

(ii) Màng PE: co màu trắng, trong suôt, dai khi keo dan; khi sơ va san phâm ít dính tay, dễ dàng tách cac lơp mang boc khi chung tiêp xuc trưc tiêp vơi nhau; dê bi đôt chay băng lưa va cháy rât nhanh, không tắt va hâu như không tao ra mui khi chay.

Tại một số chợ đầu mối và chợ cóc, có những loại màng bọc thực phẩm được bán với kích thước lớn, giá rẻ nhưng không rõ nguồn gốc do vậy người mua nên cẩn trọng khi sử dụng loại màng bọc này.

Ngoài ra, người sử dụng có nhiều lựa chọn tin tưởng hơn nếu cảm thấy chưa tin tưởng màng bọc thực phẩm, đó là bọc thực phẩm sáp ong, nắp silicon, lọ thủy tinh… Đây là những giải pháp thay thế được đ.ánh giá vừa an toàn vừa thân thiện với môi trường.

Bài, ảnh: Hà Linh

Theo Báo Tin tức

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *