Sử dụng màng bọc thực phẩm không đúng cách có thể gây hại

Màng bọc thực phẩm đã phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây, được sử dụng rộng rãi từ vùng nông thôn cho đến thành thị. Tuy nhiên, sử dụng màng bọc thực phẩm sai cách có thể vô tình dẫn đến tác hại cho sức khỏe người dùng.

Việc cho màng bọc thực phẩm trực tiếp vào lò vi sóng để hâm nóng thực phẩm có thể gây tác hại.

Thói quen không nên duy trì

Chị Hàn Lan Hương (29 t.uổi) sống tại Đống Đa, Hà Nội, chia sẻ để tiện nghi, chị thường dùng màng bọc thực phẩm bọc thức ăn thừa và để trong tủ lạnh sau đó đưa thẳng vào lò vi sóng hâm nóng trước các bữa ăn sau đó. Tuy nhiên, các chuyên gia thường khuyến cáo không nên duy trì thói quen để nguyên màng bọc thực phẩm hâm nóng trong lò vi sóng như vậy.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Khôi, Trưởng Phòng Vật liệu polyme, Viện Hoá học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, việc hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng là một sai lầm, bởi màng bọc thực phẩm được chế tạo từ các nguyên liệu nhựa tổng hợp, hoặc nhựa tái chế và nhiều loại chất hóa dẻo phụ gia. Các chất hóa học này nếu ở môi trường nhiệt độ cao sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng và giảm chất lượng của bề mặt thực phẩm khi tiếp xúc với màng bọc thực phẩm.

Bộ Nông nghiệp Mỹ từng đưa ra chỉ dẫn về việc sử dụng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng. Cơ quan này khuyến cáo người dân chỉ nên sử dụng thủy tinh, đồ gốm sứ với lò vi sóng. Trong khi đó sản phẩm từ nhựa lại cần loại sản xuất dành riêng cho lò vi sóng. Màng bọc thực phẩm không phải là lựa chọn hợp lý để sử dụng trong lò vi sóng và không nên để chúng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm khi quay nóng trong lò vi sóng.

Một điểm đáng chú ý khác là không sư dung mang boc thực phẩm đối với thưc ăn con nong trên 70 độ C. Ngoài ra, không dùng bọc cà rốt, dưa chuột, đậu đũa vì sẽ khiến hàm lượng vitamin C của những củ, quả này giảm đi nhiều.

Những thực phẩm nhiều chất béo như phomai, thịt mỡ… không nên tiếp xúc với màng bọc khi cho vào lò vi sóng ở nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, không an toàn khi dùng màng bọc thực phẩm trong thiết bị nhiệt độ cao có thể khiến nó hóa lỏng và chảy vào thức ăn như lò nướng.

Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) quy định mức tối đa là 1% PVC từ màng bọc thực phẩm “trôi” vào thức ăn. Ở mức này người sử dụng sẽ không bị đ.ầu đ.ộc bởi màng bọc thực phẩm. Nhựa PVC là vật liệu phổ biến dùng để sản xuất màng bọc thử phẩm. Về cơ bản, PVC khá cứng và không mềm dẻo do vậy các nhà sản xuất thường bổ sung thêm chất làm dẻo để khiến màng bọc thực phẩm mềm và linh hoạt hơn.

Lựa chọn của người tiêu dùng

Viêc lưa chon va sư dung đung cach màng bọc thực phẩm đê bao quan thưc phâm rât quan trong trong bao đam an toan thưc phâm. Điểm quan trọng nhất là người mua cần chú ý đến hương dân sư dung san phâm cua nha san xuât.

Khảo sát tại một số siêu thị lớn ở Hà Nội có thể thấy mặt hàng màng bọc thực phẩm rất đa dạng, trong đó có một số loại được cảnh báo rõ trên bao bì là không sử dụng với lò vi sóng hoặc sản phẩm có chất béo trên bề mặt… Bao bì của những loại màng bọc thực phẩm này đều ghi rõ sản phẩm làm từ nhựa PE hay PVC.

Có rất nhiều loại màng bọc thực phẩm trên thị trường hiện nay.

Người tiêu dùng cũng nên chú trọng chọn loại mang boc thưc phâm co nguôn gôc ro rang co tên, đia chi cua nha san xuât, đã đươc cơ quan chưc năng chưng nhân phu hơp quy chuân ky thuât, quy đinh an toan thưc phâm.

Theo Cục an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế, trên thị trường hiện nay co nhiều loại màng bọc thực phẩm với các chất liệu nhựa chu yêu tư PVC va PE. Dâu hiêu chu yêu đê phân biệt môt sô loai màng bọc thực phẩm tư cac vât liêu như sau:

(i) Màng PVC: co màu trăng nga/hoăc vàng nhạt va it dai khi keo dan; sơ co cảm giác dính tay, kho tach cac lơp mang boc khi chung tiêp xuc trưc tiêp vơi nhau; kho chay, chi chay khi đôt trưc tiêp băng lưa va co mui hăc.

(ii) Màng PE: co màu trắng, trong suôt, dai khi keo dan; khi sơ va san phâm ít dính tay, dễ dàng tách cac lơp mang boc khi chung tiêp xuc trưc tiêp vơi nhau; dê bi đôt chay băng lưa va cháy rât nhanh, không tắt va hâu như không tao ra mui khi chay.

Tại một số chợ đầu mối và chợ cóc, có những loại màng bọc thực phẩm được bán với kích thước lớn, giá rẻ nhưng không rõ nguồn gốc do vậy người mua nên cẩn trọng khi sử dụng loại màng bọc này.

Ngoài ra, người sử dụng có nhiều lựa chọn tin tưởng hơn nếu cảm thấy chưa tin tưởng màng bọc thực phẩm, đó là bọc thực phẩm sáp ong, nắp silicon, lọ thủy tinh… Đây là những giải pháp thay thế được đ.ánh giá vừa an toàn vừa thân thiện với môi trường.

Bài, ảnh: Hà Linh

Theo Báo Tin tức

Muốn giữ dinh dưỡng đồ ăn trọn vẹn cho sức khỏe gia đình tăng lên, phải nhớ những điều quan trọng sau đây

Chế biến món ăn không chỉ đòi hỏi phải ngon mà quan trọng hơn là có thể tận dụng được tối đa các dưỡng chất của thực phẩm. Mẹo hay nấu nướng sẽ giúp chị em giữ được nhiều dinh dưỡng nhất trong thức ăn.

Thao tác vo gạo chỉ cần 2 lần là đủ

Ai cũng cho rằng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng quan trọng. Trong đó, khâu xử lý, sơ chế trước khi nấu không thể bỏ qua. Chính vì lý do này mà không ít người rất thích vo gạo thật kỹ với quan niệm như thế cơm nấu ra sẽ càng sạch và tốt hơn cho sức khỏe.

Thậm chí, có người cẩn thận đến mức vo gạo từ 3 đến 5 lần, có khi còn hơn mới hài lòng và bắt đầu cho vào nồi nấu cơm. Thực tế, các chuyên gia sức khỏe khẳng định: Hành động này sẽ làm thất thoát rất nhiều nguyên tố dinh dưỡng trong hạt gạo.

Đặc biệt là các thành phần vitamin có tính chất hòa tan qua quá trình vo gạo quá nhiều như vậy sẽ trực tiếp bị dung giải trong nước, nhất là làm mất đi thành phần vitamin B1 trong gạo. Về cơ bản, bạn chỉ cần vo gạo khoảng 2 lần là đủ và nhớ không nên dùng lực quá mạnh cũng sẽ dễ làm ảnh hưởng dưỡng chất khi nấu thành cơm.

Rau cải nên rửa sạch rồi mới cắt tỉa

Theo điều tra thống kê, không ít chị em có thói quen cắt tỉa rau rồi sau đó mới rửa sạch, có người còn thích ngâm nước muối với suy nghĩ như vậy sẽ trừ khử được chất hóa học và rau sạch hơn. Tuy nhiên, thứ tự sơ chế rau cải sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị dinh dưỡng vốn có của nó.

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo: Bạn nên rửa sạch rau cải trước rồi mới tiến hành cắt tỉa. Cách làm này khoa học hơn so với phương pháp ngược lại. Bởi vì nếu cắt tỉa trước rồi mới rửa sạch thì diện tích tiếp xúc với không khí của nguyên liệu càng lớn, dưỡng chất dễ bị oxi hóa nên dẫn đến tình trạng thất thoát các vitamin có tính hòa tan khi ở trong nước.

Rau củ cần có cách nấu nướng hợp lý

Một số dưỡng chất đặc biệt như nhóm vitamin B1 hòa tan hay các khoáng chất khác nếu nấu nướng không đúng cách sẽ phá hủy rất nhiều giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm. Một ví dụ điển hình như cà rốt với hàm lượng Carotene rất phong phú.

Carotene chỉ tồn tại bên trong thành tế bào củ, chỉ được cơ thể con người hấp thu khi đã nấu chín nhừ và nhai nhuyễn khi ăn. Carotene thuộc vật chất hòa tan trong môi trường chất béo, vì vậy nếu bạn có thể kết hợp cà rốt với thịt mỡ nấu thành món ăn thì vô cùng lý tưởng.

Ngoài ra, một ví dụ khác như cải bó xôi rất giàu axit oxalic. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ hình thành canxi oxalate, làm trở ngại hiệu quả hấp thụ canxi. Do đó, cải bó xôi được khuyến khích luộc sơ qua trong nước khoảng 5 phút rồi ăn ở trạng thái nửa chín nửa sống là tốt nhất.

Thời gian nấu nướng không nên quá dài

Bên cạnh những loại thực phẩm cần nấu chín kỹ như thịt, cá v.v… thì đa số các nguyên liệu thực vật và nhất là rau cải khi nấu nướng không nên quá lâu để tránh thất thoát dưỡng chất quý giá. Rau cải nếu nấu quá nhừ sẽ phá vỡ các nhóm vitamin, điển hình như vitamin B, C và axit amin đều rất sợ nhiệt.

Thông thường, chỉ cần nhiệt độ đạt từ 80oC trở lên là những chất dinh dưỡng này đều dễ bị mất đi. Ngoài ra, nếu chế biến món chiên xào với nhiệt độ cao và thời gian dài cũng sẽ phá vỡ vitamin C và vitamin E, đồng thời cũng dễ sinh ra Acrylamide có hại cho sức khỏe con người.

Chế biến món ăn tươi sống với rau củ

Rau củ khi ăn sống có thể bảo toàn được 100% các vitamin và khoáng chất, đồng thời cũng giúp cơ thể hấp thu được nhiều các nhân tố hoạt tính có lợi cho sức khỏe, ví dụ như thành phần giảm mỡ m.áu trong hành, thành phần kháng viêm loét trong bắp cải, thành phần diệt khuẩn trong tỏi v.v…

Tuy nhiên, trong rau củ tươi cũng có thể ẩn chứa bụi bẩn, ký sinh trùng, vi khuẩn, tàn dư chất hóa học v.v… Chính vì vậy, khâu lựa chọn nguyên liệu đòi hỏi phải chú ý nhiều hơn. Đặc biệt người có chứng dạ dày và đường ruột quá mẫn cảm hay người bị tiêu chảy mãn tính, viêm nhiễm đường ruột v.v… nên thận trọng khi ăn rau củ tươi sống.

Thiên Khuê

Nguồn: Familydoctor, Sohu/emdep

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *