Tai nạn thương tích trong bệnh động kinh có thể xảy ra bất cứ khi nào, ở đâu. Bệnh vô cùng nguy hiểm khi bệnh nhân lên cơn động kinh lúc đang lái xe, lao động trên cao, đặc biệt tại ao hồ, sông suối…
Nên mặc áo phao cho bệnh nhân động kinh để phòng tránh lên cơn co giật dưới nước – Ảnh: NHẬT LINH
Bệnh khá phổ biến trong cộng đồng, song biện pháp sơ cấp cứu đúng cách không được nhiều người biết.
Coi chừng khi tắm ao, hồ
Anh N.V.M.K. (ngụ tỉnh An Giang) cho biết gần đây nơi anh sống xảy ra một vụ tai nạn rất thương tâm. Đó là một b.é g.ái 6 t.uổi, bị động kinh khi em đang bơi và không ai biết, đến khi mẹ em phát hiện mới tá hỏa truy hô. Lúc đưa lên bờ thì em đã t.ử v.ong.
Tương tự, anh C.L. (30 t.uổi) cũng mắc bệnh động kinh từ nhỏ. Anh L. đang tắm dưới bến rạch thì lên cơn động kinh, không ai phát hiện và anh L. t.ử v.ong.
“Sự nguy hiểm của bệnh động kinh không phân biệt người lớn hay trẻ nhỏ. Thiết nghĩ các bệnh nhân cần được người nhà và xã hội quan tâm hơn. Bà con dưới quê hay đồng nhất động kinh với bệnh tâm thần, bệnh điên. Thái độ kỳ thị khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, khó hòa nhập với cuộc sống. Người có bệnh cũng giấu t.iền sử bệnh…” – anh K. trăn trở.
Phòng ngừa bằng cách kiểm soát
ThS Nguyễn Duy Khải – trưởng khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM – cho biết động kinh là biểu hiện lâm sàng gây ra do sự phóng điện bất thường, kịch phát, quá mức và đồng thì của một nhóm tế bào thần kinh não.
Cơn động kinh thường xảy ra cấp tính, đột ngột, tức thời liên quan đến vùng não phát điện bất thường với nhiều biểu hiện khác nhau về vận động, cảm giác, biến đổi ý thức, hành vi, tâm thần, triệu chứng tự động, giác quan…
“Bệnh động kinh là tình trạng bị nhiều cơn động kinh, ít nhất là hai cơn. Bệnh là biểu hiện một bệnh lý mãn tính, có thể tiến triển hoặc không, thường có tính định hình, xu hướng chu kỳ và lan tỏa” – BS Khải giải thích.
Về nguyên nhân gây động kinh, BS Khải cho hay đó là sự bất thường cấu trúc (bẩm sinh, sau chấn thương đầu, tổn thương não chu sinh…), bất thường chuyển hóa gen, n.hiễm t.rùng hệ thần kinh trung ương và viêm não.
Hầu hết các nguyên nhân này đều không phòng ngừa được. Hiện tại, chúng ta hầu như chỉ có thể kiểm soát cơn co giật bằng một số phương pháp chứ không phòng ngừa được bệnh động kinh.
Những phương pháp điều trị động kinh hiện nay bao gồm: thuốc động kinh, chế độ ăn keton (ăn ít carbohydrate và nhiều chất béo có lợi cho cơ thể), kích thích dây thần kinh phế vị, phẫu thuật động kinh (cắt nguồn sinh động và ngắt liên kết), kích thích não sâu…
Trong đó, thuốc chống động kinh là phương pháp điều trị động kinh phổ biến nhất, chúng làm giảm cơn co giật bằng cách kiểm soát các hoạt động điện trong não – nguyên nhân gây ra cơn co giật. Hơn 70% bệnh nhân động kinh có thể kiểm soát hoàn toàn bệnh bằng phương pháp này.
Một số bệnh nhân không kiểm soát được cơn co giật bằng thuốc chống động kinh, họ cần thêm một số phương pháp khác.
Xử trí bệnh nhân lên cơn co giật:
BS Khải cho biết việc xử lý ban đầu bệnh nhân co giật rất quan trọng, đặc biệt là ở bệnh nhân co cứng – co giật toàn thể.
Hạn chế số người quây quanh bệnh nhân. Loại bỏ những vật có thể gây nguy hiểm cạnh bệnh nhân, đặc biệt là đồ sắc nhọn.
Không cần cố giữ không cho bệnh nhân co giật.
Đặt bệnh nhân nằm nghiêng để giúp đường thở bệnh nhân được thông thoáng.
Để ý thời gian kéo dài cơn co giật.
Hạn chế chơi môn thể thao dưới nước
Người mắc bệnh động kinh khi bơi, tốt nhất nên cho bệnh nhân mặc áo phao và nên có một người đồng hành bên cạnh – người có thể giúp đỡ khi bệnh nhân lên cơn co giật.
Nếu không may bệnh nhân lên cơn co giật khi đang bơi, người hỗ trợ nên đỡ đầu bệnh nhân lên trên mặt nước rồi nhẹ nhàng kéo lên bờ và chờ đến hết cơn co giật. Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân vào cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
“Bệnh nhân chỉ nên bơi ở nơi không có dòng nước xoáy, ví dụ như hồ bơi. Đặc biệt nên nhớ là dù cơn động kinh đã ổn nhưng nguy cơ giật vẫn còn và bất cứ khi nào bạn chơi các môn thể thao dưới nước đều tiềm ẩn nguy cơ co giật dẫn đến ngạt nước” – BS Khải lưu ý.
Theo tuoitre
Chế độ ăn có thể giúp giảm cơn co giật
Các nhà khoa học ở UCLA đã xác định vi khuẩn ruột đặc biệt mà nó đóng vai trò cần thiết trong tác dụng chống co giật ở chế độ ăn ít chất bột (loại tạo keton) và nhiều mỡ.
Đây là nghiên cứu đầu tiên xác định mối liên quan nhân quả giữa tính nhạy cảm với co giật và vi khuẩn ruột. Chế độ ăn liên quan đến keton có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm việc giảm đi co giật ở t.rẻ e.m bị động kinh (những người không đáp ứng với thuốc chống động kinh). Tuy nhiên chưa có sử giải thích rõ ràng là chế độ ăn này giúp ích ra sao ở những trẻ bị chứng động kinh.
Các chuyên gia đã đặt ra giả thuyết là vi khuẩn đường ruột được biến đổi bởi chế độ ăn tạo keto và là yếu tố quan trọng trong tác dụng chống co giật.
Nhóm nghiên cứu cũng đã tìm hiểu xem vi khuẩn có khả năng bảo vệ chống lại co giật không. Trong nghiên cứu mô hình chuột đã bị động kinh, các chuyên gia thấy chế độ ăn tạo keton đã thay đổi vi khuẩn ruột ít hơn 4 ngày và những chuột này giảm đáng kể cơn động kinh, người ta phân tích ảnh hưởng chế độ ăn này trên hai nhóm chuột: nhóm không có vi khuẩn ngoại sinh ở môi trường vo khuẩn và nhóm được điều trị kháng sinh t.iêu d.iệt vi khuẩn đường ruột.
Trong cả hai nhóm, chế độ ăn tạo keton không khác biệt về khả năng bảo vệ khỏi cơn co giật, điều này cho thấy vi khuẩn đường ruột được chế độ ăn này giảm đi khả năng bị co giật. Các phân tử được biết là nucleotide từ ADN của vi khuẩn đường ruột xác định được sự hiện diện của nó với mức nào đó sau khi dùng chế độ ăn tạo keton.
Họ xác định được hai loại vi khuẩn có mức tăng bởi chế độ ăn và đóng vai trò quan trọng trong tạo ra sự nảo vệ đó là: chủng Akkermansia muciniphila and Parabacteroides. Với kiến thức mới này, các chuyên gia nghiên cứu chuột không có vi khuẩn này và tìm thấy có thể tạo ra sự bảo vệ khỏi co giật nếu thêm vào các chủng vi khuẩn đặc biệt này. Nếu chỉ thêm các chủng khác một mình thì không có khả năng giảm cơn co giật.
Sau khi đo hàm lượng của hàng trăm chất sinh học ở ruột, m.áu và vùng hải mã ở não (vùng đóng vai trò quan trọng trong khởi phát co giật) thì nhận thấy có sự thay đổi làm ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh ở vùng hải mã. Vi khuẩn làm tăng chất dẫn truyền GABA ở não. Cần phải tìm hiểu thêm rõ ràng cơ chế để có thể đưa ra khuyến cáo chế độ ăn ở trẻ bị bệnh động kinh nhằm hạn chế các cơn co giật.
ĐẶNG MINH TRÍ
Theo Cell, 6/2018/SK&ĐS