Một phụ nữ tại TP.Huế (Thừa Thiên-Huế) bị xuất huyết dạ dày. Sau khi bệnh nhân vào viện, các bác sĩ đã nội soi và phát hiện bã thức ăn là hồng giòn vón cục như đá trong dạ dày của bệnh nhân.
Bã thức ăn vón cục như đá trong dạ dày được phát hiện qua hình ảnh nội soi
Ngày 24.10, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết các y bác sĩ Khoa Nội soi của bệnh viện đã nội soi can thiệp thành công lấy khối bã thức ăn là hồng giòn vón cục như đá trong dạ dày một phụ nữ ở TP.Huế.
Bệnh nhân tên N.T.P (67 t.uổi), nhập viện cấp cứu ngày 20.10, trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa, đi cầu phân đen. Qua nội soi dạ dày, các bác sĩ thấy có vài ổ loét trong dạ dày có dấu hiệu ra m.áu và bất ngờ phát hiện một khối bã thức ăn lớn hình dáng như quả trứng trong dạ dày, kích thước khối bã thức ăn cứng đường kính 5 – 7 cm.
Thông thường những dị vật bã thức ăn lớn trong dạ dày như vậy thì bệnh nhân phải phẫu thuật mới lấy ra được.Tuy nhiên, các bác sĩ nội soi đã tiến hành lấy khối bã thức ăn qua nội soi mềm, bằng cách cắt khối bã lớn thành nhiều miếng nhỏ, rồi lấy ra ngoài qua đường miệng bệnh nhân.
Tổng thời gian thực hiện thủ thuật nội soi can thiệp kéo dài hơn 2 giờ. Cuối cùng toàn bộ khối bã thức ăn đã được lấy ra toàn bộ. Bệnh nhân được hồi phục sức khỏe sớm, ăn uống bình thường trở lại sau thủ thuật vào ngày hôm sau.
Các bác sĩ Bệnh Trung ương Huế cho biết khối bã thức ăn thường gặp ở người già và trẻ nhỏ, hình thành khối bã khi thực phẩm có nhiều chất tanin như hồng ngâm, xoài xanh, ổi… và thức ăn có nhiều chất bã xơ như măng…
Các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên cảnh giác với các loại thức ăn như trái cây có nhiều tanin, lưu ý về thời điểm ăn, nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, hoa quả có nhiều chất xơ, có nhiều nhựa dễ bị kết tủa làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn. Thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn.
Vì thế, để đề phòng nguy cơ tạo khối bã thức ăn đường tiêu hóa, cần lưu ý cách ăn uống cho người cao t.uổi: thức ăn phải nấu chín, ninh nhừ, mềm… và để phòng bệnh, mọi người nên uống đủ nước; tập thể dục đều đặn (giúp ruột được kích thích, dễ dàng co bóp và lưu thông tốt); nấu chín thức ăn, nhai kỹ khi ăn – đặc biệt là người già; không nên nuốt những thức ăn dai, cứng như gân, sụn để tạo thành nhân cho thực phẩm khác kết dính, vón cục.
Theo Thanh niên
Mắc ung thư dạ dày, người phụ nữ hối hận muộn màng vì hay bỏ ăn sáng và “nghiện” ăn mặn, chiên nướng
Cô Hà, 36 t.uổi, người Trung Quốc, không hút thuốc, không rượu bia, nhưng cô lại có thói quen ăn uống không lành mạnh và một công việc rất áp lực. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cô ung thư dạ dày.
Trong hai tháng qua, cô cảm thấy thường xuyên đau bụng, nôn mửa, cân nặng giảm đi rất nhiều. Qua kiểm tra tại bệnh viện, cô Hà được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày. Lúc này, các tế bào ung thư đã lan rộng.
Từ trước đến nay, cô không bao giờ hút thuốc hay uống rượu. Người nhà không có t.iền sử mắc bệnh ung thư. Cô vô cùng bàng hoàng.
Sau khi được hỏi chi tiết về thói quen ăn uống, sinh hoạt cuộc sống, bác sĩ đã giải thích rõ nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Cô Hà có thói quen xấu là không ăn sáng trong một thời gian dài. Việc không ăn sáng gây tổn thương rất lớn đối với dạ dày. Buổi sáng dạ dày trống, nếu không có thức ăn vào dạ dày, phần lớn axit rất dễ ăn mòn niêm mạc dạ dày, gây nên viêm loét dạ dày.
Bệnh này có thể gây các biến chứng c.hết người như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày hay ung thư dạ dày…
Bữa sáng là một trong ba bữa ăn quan trọng nhất trong một ngày.
Bên cạnh đó, cô cũng thường xuyên ăn đồ ướp muối, đồ ăn mặn và thực phẩm chiên nướng, hun khói cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày. Cô Hà không biết rằng sở thích ăn uống như vậy là sở thích gây nên bệnh ung thư nguy hiểm.
Khi ăn nhiều đồ mặn, cơ thể hấp thụ nhiều muối gây quá tải cho hệ tiêu hóa, làm hỏng niêm mạc dạ dày, có thể tiến triển lên ung thư dạ dày. Trong các sản phẩm thịt hun khói, có chứa nhiều nitrite và benzoapyrene là các chất gây nên ung thư rất mạnh.
Đồ ăn chiên nướng, hun khói là một trong các “thủ phạm” gây ung thư.
Không chỉ vậy, áp lực công việc cũng là một phần nguyên nhân. Bác sĩ cho biết sức khỏe của dạ dày ảnh hưởng rất nhiều bởi cảm xúc, tinh thần chủ thể. Phải làm việc trong môi trường vô cùng bận rộn với áp lực lớn gây ra căng thẳng tinh thần.
Trạng thái tinh thần như vậy trong một thời gian dài là một yếu tố gây ra viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
Bởi vậy, để phòng tránh ung thư dạ dày, bạn nên sinh hoạt điều độ, không làm việc quá sức, thường xuyên thư giãn, giải tỏa căng thẳng.
Về chế độ ăn uống, theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF), chỉ nên tiêu thụ nhiều nhất 5 gam muối một ngày, vừa đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể, vừa phòng tránh ung thư dạ dày.
Ngoài ra, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) khuyên rằng nên ăn rau, trái cây hằng ngày, giảm tiêu thụ các loại thực phẩm ngâm muối, chiên nướng, hun khói và không hút t.huốc l.á.
Nguồn: QQ, MNT
Theo Helino