Lý do làm trẻ đau, mỏi chân mà tìm không ra bệnh

Không tìm thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào của các bệnh lý về xương khớp nhưng trẻ vẫn than đau nhức cơ bắp.

BS Nguyễn Xuân Anh, chuyên khoa chỉnh hình, vi phẫu ở TP.HCM chia sẻ về chứng đau do tăng trưởng khiến nhiều phụ huynh lo lắng đưa con đi khám bệnh nhưng không tìm ra được bệnh lý nào.

Theo BS Xuân Anh, đau tăng trưởng thường bắt đầu từ thời thơ ấu, khoảng 3 hoặc 4 t.uổi và có thể đau trở lại ở t.rẻ e.m từ 8-12 t.uổi.

Nguyên nhân

Đau do tăng trưởng có thể là chuột rút, đau nhức cơ bắp mà một số trẻ mẫu giáo và trẻ lớn có thể cảm thấy ở cả hai chân. Cơn đau thường xảy ra vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối khiến trẻ bị tỉnh dậy giữa đêm.

Mặc dù có tên là đau tăng trưởng nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy những cơn đau có liên quan đến sự tăng trưởng. Đau tăng trưởng có thể chỉ đơn giản là đau cơ do các hoạt động chạy nhảy, leo trèo, chơi đùa của các bé vào ban ngày, hoạt động quá tải gây viêm gân cơ. Ở các bé có hoạt động thể thao vận động thể lực cả ngày có khuynh hướng sẽ đau chân nhiều hơn về đêm.

Do đó, có thể giải thích cơn đau do sự phát triển của các xương dài vùng sụn tăng trưởng ở gần các khớp kích thích gây đau các phần mềm gân cơ…

Triệu chứng

Cơn đau khác nhau ở mỗi bé. Một số trẻ đau nhiều, số khác thì đau nhẹ hoặc không đau, chỉ mỏi chân. Hầu hết t.rẻ e.m không bị đau mỗi ngày.

Đau tăng trưởng có thể đến và tự hết. Đau có thể diễn ra trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Hầu hết t.rẻ e.m sẽ hết các cơn đau trong vòng một vài năm.

Cơn đau thường được cảm nhận vào cuối buổi chiều và buổi tối, ngay trước giờ ăn tối và giờ đi ngủ. Những cơn đau chân có thể đau nhiều đến mức làm cho các bé thức giấc vào nữa đêm và khóc la nhiều.

Đau tăng trưởng có thể đến và tự hết. Ảnh: Internet

Nếu bé có vẻ hoàn toàn ổn vào buổi sáng, đừng vội nghĩ rằng bé đang giả vờ. Cơn đau tăng trưởng sẽ biến mất vào buổi sáng. Nó thường không ảnh hưởng gì đến khả năng chơi thể thao hoặc hoạt động của trẻ.

Nhìn chung, đau tăng trưởng được cảm nhận ở cả hai chân, đặc biệt là ở phía trước đùi, mặt sau của chân (bắp chân) hoặc phía sau đầu gối, cổ chân… Các nghiên cứu cho thấy những đ.ứa t.rẻ bị đau tang trưởng có thể nhạy cảm hơn với đau, t.rẻ e.m bị đau tăng trưởng cũng dễ bị đau đầu và đau bụng .

Chẩn đoán đau tăng trưởng

Để có chẩn đoán đau tăng trưởng, các bác sĩ thường phải hỏi kỹ về các triệu chứng đau của bé hiện tại và t.iền sử về các cơn đau trước đây của bé. Sau đó là thăm khám kỹ tình trạng chân bé để loại trừ do các nguyên nhân bệnh lý, chấn thương… Điều quan trọng là phải loại trừ bất kỳ nguyên nhân có thể khác của cơn đau trước khi chẩn đoán là đau tăng trưởng.

Vì vậy khi bé bị đau tay chân, cần cho bé đi khám chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và loại trừ các nguyên nhân khác gây đau tay, chân ở bé. Nếu bé bị đau tăng trưởng thì bác sĩ sẽ không tìm thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào khác của các bệnh lý về xương khớp. Xét nghiệm m.áu và chụp XQ chân đau sẽ không phát hiện bất thường.

Điều trị

Điều trị đau tăng trưởng phụ thuộc vào mức độ đau của bé. Những điều sau đây có thể làm giảm sự khó chịu và giúp bé cảm thấy tốt hơn:

– Xoa bóp chân, không dùng dầu nóng, rượu thuốc.

– Kéo căng cơ chân.

– Đặt một miếng vải ấm hoặc miếng đệm ấm lên chân bị đau. Cẩn thận không làm bỏng da và không sử dụng trong khi ngủ .

Nếu cơn đau không thuyên giảm, hãy cho bé đi khám, bác sĩ có thể cho bé uống thuốc giảm đau thông thường với liều thích hợp. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin.

Ngoài ra, phụ huynh cần lưu ý đau tăng trưởng hầu như luôn luôn cảm thấy ở cả hai chân. Đau chỉ ở một chân có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nào đó.

Cạnh đó, đau tăng trưởng chỉ ảnh hưởng đến cơ bắp chứ không phải khớp, và không gây ra khập khiễng hoặc sốt. Nếu đau có kèm các dấu hiệu sốt, ăn mất ngon, đi khập khiễng hoặc đi lại khó khăn, phát ban đỏ, khớp sưng đau, mệt mỏi, giảm cân là bệnh lý chứ không phải đau do tăng trưởng. Khi đó cần phải cho các bé đến khám tại bệnh viện có chuyên khoa chỉnh hình nhi để bé được thăm khám và loại trừ các nguyên nhân bệnh lý khác.

GIA NGHI

Theo PLO

5 dấu hiệu bất thường khi ngủ chứng tỏ sức khỏe nguy hiểm cận kề

Đừng coi thường các triệu chứng khi ngủ, rất có thể nó đang phản ánh việc bạn gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Chúng ta đều biết rằng chất lượng giấc ngủ tốt là nền tảng của sức khỏe tốt, và hoạt động thể chất trong khi ngủ có thể là một tín hiệu lành mạnh từ cơ thể. Tuy nhiên, nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong giấc ngủ, hãy chú ý và đi khám để kịp thời phát hiện, chữa trị bệnh.

1. Ngưng thở khi ngủ

Trong hầu hết trường hợp, ngáy không phải điều quá đáng lo (nếu tiếng ngáy có âm lượng bình thường, đều đều). Tuy nhiên, nếu tiếng ngáy của bạn nghe giống như khịt mũi hoặc thở hổn hển, đồng thời bạn luôn cảm thấy thiếu ngủ vào ban ngày, đó là dấu hiệu cho thấy bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Về cơ bản, ngưng thở khi ngủ xảy ra bởi một trong hai lý do: đường hô hấp trên bị tắc nghẽn liên tục trong lúc ngủ, dẫn tới làm giảm hoặc ngừng hoàn toàn luồng khí phát ra; não không gửi các tín hiệu cần thiết để đường hô hấp hoạt động. Dù bởi lý do nào, bạn cũng sẽ bị ngừng thở nhiều lần trong đêm.

Nếu tình trạng này diễn ra liên tục, kèm theo chứng đau đầu hoặc khô miệng khi thức dậy, bạn cần đi gặp bác sĩ ngay. Bởi lẽ, chứng ngưng thở khi ngủ nếu không được kiểm soát sẽ dẫn tới nguy cơ bị huyết áp cao và gây mệt tim.

2. Đổ mồ hôi đêm

Mỗi lần tỉnh giấc giữa đêm, bạn lại thấy lưng áo mình ướt đẫm mồ hôi, nhiều lúc tỉnh dậy buổi sáng mà người ướt như vừa bước ra từ phòng tắm. Trước tiên, bạn thử cải thiện tình trạng này bằng cách giảm nhiệt độ phòng ngủ và mặc quần áo thoáng mát hơn. Nếu tình trạng không cải thiện, có thể nguyên nhân là do hormone trong cơ thể có sự thay đổi. Tình trạng tuyến giáp và thời kỳ mãn kinh có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn vào ban đêm.

3. Đi tiểu vào ban đêm

Nếu bạn uống nhiều nước trước khi đi ngủ, việc thức dậy một hoặc hai lần một đêm để đi vệ sinh là bình thường. Nhưng nếu bạn thức dậy thường xuyên, có thể bạn đang mắc một số bệnh nghiêm trọng như: bệnh tiểu đường, viêm bàng quang, bệnh thận hoặc n.hiễm t.rùng đường tiết niệu. Nếu tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe nói chung, bạn nên đến bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân.

4. Đau lưng, chuột rút

Ngủ là thời gian cơ thể tự làm lành những tổn thương nên nếu có bất cứ cảm giác đau đớn nào đều là bất thường. Khi các mạch m.áu não bị tắc nghẽn, nó có thể dẫn đến chóng mặt và đau đầu trong khi ngủ, và dễ gây ra hiện tượng chuột rút. Ngoài ra, một số khối u cũng có thể gây đau lưng sau khi thức dậy.

5. Nghiến răng liên tục

Bạn rất dễ nhận thấy mình nghiến răng vào ban ngày và cũng dễ dàng kiểm soát tình trạng này. Tuy nhiên, khi nó xảy đến trong giấc ngủ, bạn khó kiểm soát hơn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng này như căng thẳng, lo lắng, một số loại thuốc, lượng caffeine/rượu hoặc thậm chí bạn đang bị bệnh liên quan đến vùng miệng.

Việc bạn cần làm là chữa trị tận gốc vì nếu không, nghiến răng liên tục trong một thời gian dài sẽ làm mòn men răng, gây ê buốt răng, sứt mẻ răng, đau đầu cũng như một số vấn đề răng miệng khác.

An An (Dịch theo QQ)

Theo vietnamnet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *