Sau cú ngã xe máy, cô gái trẻ rơi vào tình trạng hôn mê, đa chấn thương nặng trong đó có vỡ gan, vỡ thận, chấn thương sọ não.
Bệnh nhân Vũ Thị H., 22 t.uổi ở Quảng Yên, Quảng Ninh được chuyển vào BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cấp cứu do tai nạn ngã xe máy
Khi vào viện, tình trạng bệnh nhân rất nguy kịch, hôn mê, ra m.áu vùng tai. Hình ảnh trên phim CT Scanner và các xét nghiệm khác cho thấy, bệnh nhân bị vỡ gan độ 3 – 4, vỡ thận độ I, xuất huyết nội sọ, dập não, tràn khí, tràn m.áu màng phổi.
BS can thiệp nút mạch cho bệnh nhân
Nhận định đây là trường hợp đa chấn thương phức tạp và nguy hiểm, nguy cơ t.ử v.ong rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời, ekip bác sĩ của khoa Chẩn đoán hình ảnh và khoa Cấp cứu đã cùng phối hợp nút mạch điều trị vỡ gan, vỡ thận cho người bệnh, đồng thời chọc, hút dẫn lưu khí, m.áu màng phổi.
Theo BSCKI Hoàng Phú Khánh, khoa Chẩn đoán hình ảnh, chấn thương gan rất dễ gây ra biến chứng mạch m.áu, có thể khiến người bệnh t.ử v.ong bất cứ lúc nào.
Đối với trường hợp vỡ gan, như trước đây sẽ phải phẫu thuật cấp cứu để cầm m.áu. Tuy nhiên do tổn thương gan của bệnh nhân ở khoảng lớn, sâu trong nhu mô nên việc phẫu thuật sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, phương pháp tối ưu là can thiệp nội mạch để nút động mạch gan vị trí tổn thương.
Đây là phương pháp điều trị nội mạch dưới máy chụp mạch kỹ thuật số hóa, xóa nền DSA. Sau khi gây tê vùng bẹn phải, bác sĩ dùng một ống thông nhỏ luồn từ động mạch đùi lên động mạch thân tạng, sau đó bơm thuốc cản quang chụp mạch gan, xác định vị trí nhánh động mạch gan có tổn thương giả phình. Sau đó tiếp tục dùng vi ống thông tiếp cận vị trí giả phình và dùng vật liệu nút mạch nút tắc tổn thương.
Gan bị vỡ thường xuất hiện các khối giả phình
Thường sau khoảng 45 phút can thiệp, tình trạng xuất huyết trong gan sẽ được khắc phục.
Việc phát hiện bệnh và xử trí kịp thời bằng phương pháp Nút động mạch gan sẽ giúp người bệnh không phải trải qua 1 cuộc đại phẫu nhờ vậy mà thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn và đặc biệt là bảo tồn được gan và chức năng của gan.
Sau 10 ngày điều trị tích cực, hiện sức khoẻ bệnh nhân đã hồi phục, sẽ được ra viện trong vài ngày tới.
Minh Anh
Theo vietnamnet
B.é t.rai hôn mê sau cơn đau đầu
QUẢNG NINH – Trước lúc đi học, bé 8 t.uổi bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đến lớp thì bắt đầu co giật rồi hôn mê.
Bbé được đưa tới Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều cấp cứu ngày 3/10. Các bác sĩ đã đặt nội khí quản, hỗ trợ hô hấp và chuyển bé đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Trưởng Khoa Nhi, cho biết trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, hôn mê, co giật toàn thân. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc hội chứng não cấp, lập tức chuyển điều trị tích cực, thở máy, sử dụng an thần giãn cơ, điều trị các rối loạn…
Hiện, bé đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không còn tình trạng đau đầu, buồn nôn, ăn uống bình thường trở lại.
Bệnh nhi hiện ổn định sau điều trị tích cực. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ Điệp cho biết viêm não cấp (hội chứng não cấp) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hệ thần kinh trung ương, thường do virus gây ra. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ với các độ t.uổi khác nhau. Bệnh thường khởi phát cấp tính, diễn biến nặng và có thể dẫn đến t.ử v.ong nhanh hoặc để lại di chứng nặng nề về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, nhận thức kém nếu không được xử trí kịp thời.
Bệnh lây nhiễm qua côn trùng đốt, qua đường tiêu hóa hoặc qua đường hô hấp. Tác nhân gây bệnh có thể do virus viêm não Nhật Bản, nhưng hiện ít gặp vì trẻ đã được tiêm phòng khá đầy đủ.
Nhóm nguyên nhân thứ hai khá phổ biến là do virus đường ruột. Bệnh diễn biến bất thường, trường hợp nhẹ, sau một tuần khỏi bệnh mà không để lại di chứng gì. Tuy nhiên có trẻ diễn biến nặng, t.ử v.ong rất nhanh. Nhóm virus này hiện chưa có vắcxin phòng. Ngoài ra, trẻ bị viêm não, màng não có thể là biến chứng của các bệnh truyền nhiễm thường gặp như thủy đậu, quai bị…
Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa t.uổi. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng đơn giản như sốt (sốt rất cao, dai dẳng), nôn không giải thích được (không phải do thức ăn, chán ăn, không có tiêu chảy kèm theo), có khi hết sốt mà vẫn đau đầu. Có trẻ nôn nhiều hoặc không đáng kể, kèm theo tiêu chảy. Khi trẻ bị đau đầu nhiều thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh viêm não, màng não và đưa con đi khám gấp.
Trường hợp nặng bé co giật, rối loạn thần kinh như lờ đờ, mệt, li bì, nặng hơn nữa thì hôn mê. Những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, sốt cao rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý viêm đường hô hấp, sốt virus khác. Vì vậy việc theo dõi trẻ rất quan trọng. Nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định chọc dịch não tủy để xác định bệnh.
Để phòng bệnh, cha mẹ cần cho con tiêm vắcxin viêm não Nhật Bản đầy đủ, chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín và rửa tay trước khi ăn. Vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Khi ngủ phải mắc màn, xua diệt muỗi, không để t.rẻ e.m chơi gần chuồng gia súc.
Lê Nga
Theo VNE