Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các nhà nghiên cứu ở Đại học Osaka ( Nhật Bản) thông báo sẽ nộp hồ sơ xin chính phủ cho phép thử nghiệm sử dụng tế bào gốc đặc biệt để chữa bệnh tim.
Nếu được thông qua, đây sẽ là thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên thế giới sử dụng tế bào gốc để chữa bệnh tim.
Tế bào gốc. Ảnh: reuters.com
Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Sawa Yoshiki đứng đầu dự kiến sẽ sử dụng các lớp màng cơ tim tạo ra từ tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) để tiến hành thử nghiệm. Các lớp màng cơ tim sẽ được cấy vào tim người bệnh để giúp phục hồi chức năng tim. Trong thử nghiệm lâm sàng, nhóm sẽ tiến hành phẫu thuật để xác nhận quy trình an toàn và hiệu quả.
Theo đài truyền hình NHK, trước đó, Chính phủ Nhật Bản đã cho phép nhóm tiến hành nghiên cứu lâm sàng về phương pháp chữa trị này. Tuy nhiên, nhóm muốn thử nghiệm lâm sàng để có thể đưa phương pháp chữa trị này vào thực tiễn sớm hơn. Nhóm nghiên cứu cho biết nếu được chính phủ cho phép, nhóm muốn tiến hành ca phẫu thuật đầu tiên trước cuối tháng 3/2020.
IPS được tạo ra bằng cách tái tạo từ những tế bào của người lớn và có khả năng phát triển thành mọi loại tế bào khác nhau trong cơ thể con người.
Đào Thanh Tùng
Theo TTXVN
9 vị trí đau trên cơ thể cảnh báo bệnh nguy hiểm
Nhận thức được nguyên nhân của các cơn đau thường rất quan trọng trong việc chẩn đoán những căn bệnh đe dọa tới tính mạng.
Một số cơn đau nhức trên cơ thể có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một căn bệnh nguy hiểm, vì thế đừng bao giờ xem nhẹ nó. Dưới đây là 9 vị trí đau trên cơ thể báo hiệu những căn bệnh đe dọa tới tính mạng.
1. Đau vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng- Bệnh tim
Ảnh minh họa.
Khi bạn gặp phải vấn đề gì về tim mạch, bạn sẽ cảm thấy đau xung quanh vùng ngực. Tuy nhiên, việc thường xuyên bị đau ở vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng cũng là biểu hiện của bệnh tim.
Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Michigan (Mỹ), cơn đau tim dẫn truyền xung động thần kinh đến các khu vực xung quanh và tủy sống, trong đó có khu vực phía bên trái. Bất kỳ cơn đau nào liên quan đến tim mạch đều có thể nguy hiểm đến tính mạng.
2. Đau cổ hoặc vai gáy – Bệnh phổi hoặc cơ hoành
Nếu phát hiện cơn đau đến từ một bên cổ hoặc vai, bạn nên đi kiểm tra phổi và cơ hoành. Nguyên nhân có thể do cơ quan hô hấp có vấn đề hoặc các dây thần kinh tác động chạy từ cột sống, thông qua phổi, tới cơ hoành.
3. Đau cổ, vai gáy hoặc dưới ngực – Bệnh gan và túi mật
Các vấn đề liên quan tới gan hoặc túi mật cũng có thể gây đau ở cổ, vùng vai phía trên, phía dưới vùng ngực hoặc phía bên phải cơ thể. Theo Hiệp hội Vật lý Trị liệu Mỹ, bệnh liên quan tới túi mật có thể là nguyên nhân của việc đau xương bả vai. Vì thế, nếu bạn thường xuyên bị đau ở cổ, vai gáy hoặc dưới ngực thì nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác nhất.
4. Đau lưng và đau bụng – Bệnh dạ dày và tuyến tụy
Nếu bạn thường xuyên bị đau lưng và bụng ở vị trí như hình minh họa phía trên thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh dạ dày và tuyến tụy. Theo một nghiên cứu trên website Physio-pedia.com, khoảng 50% bệnh nhân viêm tụy cấp thường xuất hiện cơn đau ở lưng. Ngoài ra, họ có thể gặp các triệu chứng đau bụng, ở các góc phần tư phía trên.
5. Đau gần rốn – Bệnh đường ruột
Đau ở vùng bụng gần rốn có thể là dấu hiệu phản ánh các bệnh liên quan tới ruột non như viêm, co thắt ruột hoặc rối loạn chức năng đường ruột. Nếu bạn xác định được chính xác vị trí đau, các bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện nguyên nhân khiến đường ruột của bạn gặp vấn đề.
6. Đau bụng bên phải hoặc dưới rốn – Đại tràng và ruột thừa
Mọi người hãy lưu ý rằng viêm ruột thừa hoặc các vấn đề liên quan đến đại tràng thường dẫn đến những cơn đau ở phía bụng bên phải hoặc dưới rốn. Theo lời cảnh báo của các chuyên gia, khi đau ở phần bụng bên phải (chấm đỏ trên hình) thì hãy kiểm tra xem có mắc bệnh viêm ruột thừa không. Vì viêm ruột thừa là tình trạng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nên khi nhận thấy dấu hiệu cảnh báo, mọi người cần đến bệnh viện ngay.
Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết nếu bạn bị đau ở giữa bụng, phần bên dưới rốn (chấm xanh trên hình) thì sẽ liên quan đến các vấn đề sức khỏe của đại tràng.
7. Đau lưng, bụng, khung chậu và phần trên của chân – Bệnh thận
Những vấn đề với thận có thể dẫn đến những cơn đau ở lưng, bụng, khung chậu và phần trên của chân. Trang thông tin IhealthBlogger cho biết các vấn đề về thận sẽ khiến bạn bị đau ở vùng lưng dưới hai bên sườn ở dưới xương sườn.
8. Đau phần vùng xương chậu phía trước và phía sau – Bệnh bàng quang
Nếu bạn thường xuyên bị đau tại vùng xương chậu thấp ở cả phía trước và phía sau, bạn nên nghĩ đến các vấn đề ở bàng quang. TheoHiệp hội Vật lý Trị liệu Mỹ, vì bàng quang nằm ở phần bụng dưới, trong vùng xương chậu cho nên n.hiễm t.rùng bộ phận này có thể gây ra đau vùng thắt lưng.
Nếu như gặp phải cơn đau thắt lưng lại kèm theo các vấn đề về tiết niệu thì nên phải đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
9. Đau thắt một bên vùng bụng – Bệnh buồng trứng
Theo Women’s Health Advice, bệnh u nang buồng trứng có thể gây ra đau thắt ở một bên vùng bụng. Đặc biệt những căn bệnh khác liên quan tới buồng trứng cũng gây đau đớn ở cả hai bên của vùng bụng. Đây là căn bệnh rất nghiêm trọng, có thể đe dọa đến mạng sống vì thế nếu gặp phải bất kỳ chứng đau bụng nặng nào đều cần phải đi kiểm tra ngay lập tức.
Theo Thanh Loan/Khám phá