Tinh dầu hoa cúc: Đa chức năng, nhiều công dụng

Tinh dầu hoa cúc nổi tiếng với nhiều lợi ích khác nhau, từ tốt cho da và tóc cho đến giúp bạn có thể thư giãn, đẩy lùi căng thẳng.

Nếu bạn cảm thấy quá lười biếng để pha một tách trà hoa cúc và nhâm nhi để thư giãn, chỉ cần lấy dầu hoa cúc, thêm từ 2 đến 3 giọt vào một miếng vải sạch sau đó ngửi qua một chút, cơn căng thẳng sẽ chẳng mấy chốc mà tan biến. Giống như trà được ủ từ hoa cúc thì tinh dầu chiết xuất từ loài hoa này cũng được yêu thích không kém.

Tác dụng của tinh dầu hoa cúc

Một số công dụng của tinh dầu hoa cúc mà bạn có thể tham khảo là:

1. Đối với sức khỏe

Tốt cho tinh thần

Mùi thơm ngọt ngào mê hoặc của tinh dầu hoa cúc làm dịu tinh thần và giúp bạn thư giãn. Ngoài ra, loại tinh dầu này cũng có tác dụng nâng tâm trạng giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái hơn.

Nhờ vào khả năng an thần và giảm đau mà dầu hoa cúc được ưa chuộng trong các liệu pháp massage hoặc liệu pháp mùi hương dành cho bệnh nhân trầm cảm. Khi được sử dụng kèm với tinh dầu sả, các đặc tính sẽ kết hợp với nhau giúp trẻ nhỏ mắc bệnh rối loạn tăng động bình tĩnh lại phần nào.

Tinh dầu giúp giảm đau

Nếu bạn đang phải khổ sở vì chứng đau khớp mạn tính thì đừng quá lo lắng bởi giải pháp đã xuất hiện. Trước tiên, hãy làm ấm tinh dầu hoa cúc bằng nhiệt ở lòng bàn tay, sau đó dùng dầu massage nhẹ nhàng khu vực khó chịu. Mẹo nhỏ này có tác dụng cải thiện lưu thông m.áu, giảm đau hoặc giảm viêm.

Ngoài ra, những người bị đau đầu do cảm lạnh, viêm xoang hoặc mắc chứng đau nửa đầu cũng có thể xoa bóp dầu hoa cúc để giảm đau nhanh hơn. Thêm vào đó, ngửi dầu sẽ hỗ trợ làm dịu cơn tức ngực hoặc thông thoáng khoang mũi khi bị nghẹt.

Đối phó với chứng rối loạn tiêu hóa

Từ lâu, tinh dầu hoa cúc đã nổi tiếng với những tác động tích cực nhằm cải thiện các tình trạng rối loạn đường tiêu hóa, bao gồm khó tiêu, tiêu chảy, táo bón hoặc thậm chí là cả sỏi mật. Dầu sẽ cải thiện sức mạnh của hệ tiêu hóa và làm giảm khí gas đang tích tụ trong bụng cũng như tốt cho chứng đầy hơi.

Nhờ vào đặc tính khử trùng mà dầu sẽ ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại trong ruột, hạn chế gặp phải các chứng rối loạn tiêu hóa khác nhau.

Tinh dầu hoa cúc giúp ngủ ngon

T.rẻ e.m, đặc biệt là trẻ sơ sinh, thường khó hợp tác với bố mẹ khi giờ ngủ sắp đến. Hãy thử nhỏ 3 – 4 giọt dầu vào lòng bàn tay cùng với một chút dầu t.rẻ e.m rồi massage, sau đó cho bé tắm nước ấm và bạn sẽ thấy bất ngờ đấy. Những hoạt chất tốt trong tinh dầu sẽ thư giãn các giác quan cũng như kích thích cơ thể tiết hormone giấc ngủ.

Tốt cho phái đẹp

Phụ nữ gặp rắc rối trước kỳ k.inh n.guyệt hoặc đang trong thời kỳ mãn kinh có thể nhờ đến sự giúp đỡ của tinh dầu hoa cúc trong việc làm dịu cơn đau ngực. Ngoài ra, khả năng chống trầm cảm cũng hỗ trợ bạn chống lại sự thay đổi tâm trạng theo chiều hướng tốt hơn. Cuối cùng, việc tắm nước ấm có pha một vài giọt dầu là biện pháp giúp giảm đau bụng kinh khá thú vị.

2. Đối với làn da

Tốt cho da mụn, da bị chàm

Đã đến lúc chấm dứt tình trạng khó chịu của mụn trứng cá bằng một loại tinh dầu phù hợp. Hãy trộn dầu hoa cúc cùng tinh dầu hoa anh thảo và bôi nhẹ nhàng lên vùng da đang gặp vấn đề. Ngoài ra, đây cũng là một biện pháp đến từ thiên nhiên dành cho những ai đang bị tình trạng chàm da làm phiền.

Giảm phát ban, mờ sẹo

Trộn 3 đến 4 giọt tinh dầu hoa cúc cùng dầu dừa và bôi lên da. Biện pháp này có tác dụng làm dịu bất kỳ tình trạng kích ứng nào mà làn da của bạn có thể gặp phải, chẳng hạn như cháy nắng hoặc vết bỏng. Cùng với việc dưỡng ẩm, tinh dầu này sẽ khiến vùng da tối màu, vết sẹo trở nên nhạt dần.

3. Đối với tóc

Tăng độ bóng cho tóc

Nếu đang nhuộm và muốn tăng thêm sức sống cho mái tóc, bạn hãy ủ tóc với tinh dầu hoa cúc, sau đó xả sạch lại bằng nước. Ngoài ra, biện pháp này còn tăng cường độ ẩm giúp tóc nhuộm đang khô xơ do bị tác động hóa chất trở nên mềm mượt hơn.

Ngăn ngừa gàu

Tinh dầu hoa cúc là một giải pháp tự nhiên hiệu quả cho tình trạng chấy và gàu. Ngoài ra, massage da đầu bằng loại dầu này cũng làm dịu vùng da bị kích thích hoặc ngứa nhờ vào đặc tính làm dịu, dưỡng ẩm nhẹ nhàng.

Lưu ý khi sử dụng dầu hoa cúc

Do tinh dầu là dạng cô đặc, bạn không nên trực tiếp nuốt uống mà chỉ dùng ngoài da. Nếu vẫn muốn hấp thụ tinh chất từ dầu hoa cúc, hãy cân nhắc đến việc pha loãng với các loại thảo mộc khác để tạo thành món trà hoa cúc. Để tránh mọi trường hợp đáng tiếc xảy ra, hãy đảm bảo bạn cất lọ dầu hoa cúc xa tầm tay t.rẻ e.m hoặc vật nuôi.

Bật mí cách làm ra tinh dầu hoa cúc

Nguyên liệu

Hoa cúc (nên chọn những đóa tươi, to và đẹp, nếu không, bạn vẫn có thể mua hoa cúc sấy khô từ những cửa hàng uy tín)Tinh dầu ô liu (hãy chọn những loại có nhãn “extra virgin olive” bởi sẽ cho chất lượng sản phẩm tốt nhất)Lọ thủy tinh

Cách thực hiện

Bước 1: Rửa sạch và phơi hoa cúc tươi sao cho thật ráo nước. Đối với hoa cúc khô, bạn không cần làm bước này.

Bước 2: Cho dầu ô liu vào khoảng nửa lọ.

Bước 3: Cho hoa cúc vào để lấp đầy nửa lọ còn lại. Lấy đũa sạch, khô và khuấy vào hỗn hợp nhằm giúp hoa quyện đều vào tinh dầu.

Ở bước này, dầu ô liu đóng vai trò như một loại dung môi để chiết tinh dầu cũng như kèm theo khả năng bảo quản để tránh hoa cúc bị mốc. Do vậy, việc khuấy đều sẽ giữ độ tươi của hoa cũng như hạn chế tình trạng sản phẩm kém chất lượng.

Bước 4: Phơi lọ dầu ở vị trí thoáng mát, có ánh nắng. Mỗi ngày, bạn có thể lắc một chút để tinh dầu trong hoa thoát ra cũng như dùng khăn giấy vệ sinh dầu thừa đọng xung quanh miệng lọ.

Bước 5: Đợi khoảng nửa tháng hoặc hơn. Sau đó, bạn hãy dùng vải sạch để lọc bỏ bã hoa.

Bước 6: Phần tinh dầu thu được sẽ là thành phẩm cuối cùng. Bạn nên bảo quản ở nơi thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.

Dầu hoa cúc là một loại tinh dầu được sử dụng cho nhiều tình huống khác nhau, từ các vấn đề tiêu hóa đến chữa lành vết thương. Hiện nay, đã có không ít nghiên cứu chứng minh lợi ích tiềm năng khác của loại tinh dầu này, chẳng hạn như giúp giảm trầm cảm, lo lắng và vấn đề về giấc ngủ.

Ngoài ra, cũng giống với bất kỳ loại tinh dầu nào khác, bạn hãy kiểm tra cẩn thận trước khi dùng để chắc chắn bản thân không bị dị ứng với dầu hoa cúc.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Theo hellobacsi.com

Ngạc nhiên với các loại tinh dầu ai cũng biết nhưng lại không biết cách dùng để trị cảm, ho thật tốt

Những loại tinh dầu quen thuộc ở các vùng miền đều giúp trị cảm, ho rất tốt, nhưng nhiều người không biết cách dùng để đạt hiệu quả. PGS-TS-BS Phạm Thị Bích Đào hướng dẫn cách dùng các loại tinh dầu này.

Có nhiều nguyên nhân gây ho, trong đó có nguyên nhân từ cảm lạnh, cảm cúm hoặc các viêm nhiễm của đường hô hấp.

Các vùng, miền ở Việt Nam đều có tinh dầu đặc trưng ở vùng miền đó để trị những chứng bệnh thời khí này, nhưng không phải ai cũng biết cách dùng đúng để đạt hiệu quả tốt. Sau đây là cách dùng của 10 loại tinh dầu đó:

Tinh dầu Bạch đàn chống vi trung gây bệnh… Ảnh minh họa.

Tinh dầu Bạch đàn

Tinh dầu Bạch đàn có nhiều người dùng nhưng không nhận ra nó. Tinh dầu Bạch đàn có trong thành phần của một số dạng hít là Eucalyptol, hoặc Cineole. Eucalyptol có tác dụng chống vi trùng gây bệnh. Eucalyptol cũng có thể giúp giảm viêm, giảm đau, và giảm căng thẳng cơ bắp có thể là kết quả của cảm lạnh hoặc cúm.

Tinh dầu Bạch đàn có thể được sử dụng để làm dịu cơn ho bằng nhiều cách:

– Thêm một vài giọt dầu Bạch đàn vào khăn và đắp lên ngực và cổ họng;

– Pha loãng dầu Eucalyptus trong nước sôi và hít phải hơi.

Tinh dầu hoa

Rosemary là một loại thảo mộc vườn thông thường. Giống như bạch đàn, nó chứa hợp chất Cineole, có thể giúp phá vỡ chất nhầy và giảm viêm. Cách dùng như với tinh dầu Bạch đàn.

Tinh dầu Bạc hà

Các sản phẩm chăm sóc tự nhiên cho biểu mô hô hấp chứa Menthol, là một chiết xuất từ Bạc hà. Khi hít phải, nó tạo cảm giác mát mẻ có thể làm dịu hoặc mát họng.

Tinh dầu Bạc hà không nên dùng ở t.rẻ e.m dưới 8 t.uổi, hoặc những người đang mang thai.

Còn người bình thường có thể dùng tinh dầu Bạc hà bằng cách:

– Pha loãng dầu trong nước sôi và hít phải hơi;

– Thêm dầu vào hỗn hợp để khí dung;

Tinh dầu Oregano

Tinh dầu Oregano chứa một hàm lượng mạnh của hợp chất carvacrol, là một chất kháng khuẩn hữu ích có thể chống lại nhiều loại vi trùng, giúp điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ho.

Tinh dầu thảo mộc bảo vệ cơ thể chống vi rút, vi khuẩn. Ảnh minh họa.

Tinh dầu thảo mộc

Tinh dầu thảo mộc cũng chứa một lượng Carvacrol cao, hữu ích trong việc loại bỏ hoặc bảo vệ chống lại virus và vi khuẩn.

Tinh dầu Nhục đậu khấu, Cam bergamot, cây Bách

Các tinh dầu của Nhục đậu khấu, Cam bergamot, và cây Bách tất cả đều chứa camphen – một hợp chất tương tự như Camphor. Khi hít vào, Camphen có thể có tác dụng mát, làm mới. Nó cũng có tính chất chống oxy hóa, có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tôn thương và ngăn ngừa các vi trùng có hại.

Tinh dầu Nhục đậu khấu. Ảnh minh họa.

Tinh dầu Bạc hà khuynh diệp

Tinh dầu bạc hà (Pelargonium sidoides) có mùi hương hoa tươi, có thể cho vào dung dịch khí dung hoặc nước tắm.

Tinh dầu Quế

Tinh dầu quế có thể bảo vệ chống lại các vi trùng gây cac bệnh cua đương hô hấp. Sử dụng dưới dạng khí dung hoặc đắp trên da vung cổ.

Tinh dầu Quế. Ảnh minh họa

Ngoai ra con co nhưng tinh dâu cung co tac dung tôt cho hê thống hô hâp như tinh dầu Chanh, hoặc các loại quả có múi khác, hoa Oải hương, cây Chè, Sả, hoa Cúc, Húng quế… sư dung dươi dang khí dung qua mũi và miệng, phải được pha loãng để tranh bị bong hong do tinh dâu qua đăc.

Lưu ý khi đê cac loai tinh dâu trong nha cần để ngoài tầm với của t.rẻ e.m, kẻo t.rẻ e.m nghịch hay uống nhâm sẽ rất nguy hiểm vì di ưng, co thê gây tư vong (nhất là với tinh dầu có hợp chất Camphor và Bạch đàn).

Cảnh báo:

Cần đi khám bác sĩ ngay khi:

– Ho nặng đơm, khó thở, ho ra m.áu, giảm cân;

– Sốt trên 1 tuần, sốt cao, các yếu tố nguy cơ đối với ngươi bênh HIV hoặc bệnh lao.

PGS-TS-BS Phạm Thị Bích Đào – (Bộ môn Tai Mũi Họng, BV Đại học Y Hà Nội)

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *