Ho có đờm lâu ngày không hết có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Ho có đờm kéo dài trên 3 tuần là biểu hiện của bệnh mạn tính, cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Ho có đờm lâu ngày không hết là bệnh gì?
Vì sao có đờm trong họng khi ho?
Ho không phải là một bệnh mà là một triệu chứng, được coi là phản xạ của cơ thể giúp đẩy dị vật và các tác nhân có hại xâm nhập vào đường hô hấp qua mũi miệng. Thông thường triệu chứng ho có đờm chỉ xảy ra khi trong đường thở có chất xuất tiết sinh ra quyện lẫn với tạp chất.
Chất xuất tiết gồm có hồng cầu, bạch cầu mủ, các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp (bụi, vi sinh vật..). Các chất này được tiết ra từ phế nang, phế quản, họng… Thông thường lượng tiết dịch đờm khoảng 100ml/24 giờ sẽ được nuốt hoặc đào thải qua đường tiêu hóa, mũi họng. Lượng tiết nhiều hơn sẽ được đẩy ra ngoài khi ho khạc nhổ.
Đa số tình trạng ho có đờm đều xuất phát từ nguyên nhân lành tính nhưng do không được điều trị đúng cách và dứt điểm nên tình trạng trở nên xấu và nghiêm trọng hơn. Tình trạng ho có đờm lâu ngày không khỏi lại là dấu hiệu của nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm.
Chất xuất tiết từ phế nang là nguyên nhân gây ho có đờm
Những bệnh thường gặp gây ho có đờm
1. Bệnh cấp tính
Ho có đờm thường là triệu chứng của các bệnh cấp tính như: cảm lạnh, viêm họng mũi cấp, viêm amiđan cấp hoặc viêm xoang cấp, viêm thanh, khí quản cấp. Sở dĩ viêm xoang cấp cũng gây ho và có đờm là do khi viêm xoang, các xoang bị viêm sẽ bị tắc, kèm theo bị nghẹt mũi, các chất nhầy tiết ra sẽ chảy xuống mặt sau của cổ họng.
Vào ban ngày, các dịch nhầy này được người bệnh xì ra hoặc tự trôi xuống đường tiêu hóa. Nhưng về ban đêm, dịch nhầy dễ ứ lại nơi cổ họng và kích thích gây ho. Chứng nghẹt mũi do viêm xoang khiến người bệnh khi ngủ dễ phải thở bằng miệng, do vậy họng rất dễ khô, rát và bị ho về đêm.
Viêm họng là nguyên nhân gây ho có đờm thường gặp
2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Một loại bệnh gây ho và có nhiều đờm kéo dài là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Bệnh nhân thường ho khạc đờm có màu trắng, thường gặp ở những người có thói quen hút t.huốc l.á, làm việc lâu ngày ở môi trường độc hại.
Bệnh có thể nhầm lẫn với bệnh hen suyễn. Bệnh hen suyễn gây triệu chứng khó thở kèm theo ho khan và có nhiều đờm (do xuất tiết nhiều), khi khạc được đờm, cơn hen có thể giảm dần. Đờm thường có màu trắng và dính.
Cũng cần lưu ý bệnh khí phế thũng là một yếu tố trong sự tiến triển của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hay có thể gọi là biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây khí phế thũng. Bệnh khí phế thũng gây ho và có nhiều đờm và kéo dài, bệnh tiến triển ngày một xấu đi nếu điều trị không đúng, không kịp thời.
Cơ chế gây ho có đờm ở bệnh nhân COPD
3. Bệnh viêm phế quản mạn tính
Một số bệnh đường hô hấp dưới mạn tính gây ho có đờm kéo dài như viêm phế quản mạn tính. Bệnh viêm phế quản mạn được đặc trưng bởi sự tạo lập đờm nhớt nhiều trong phế quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là ho khạc đờm kéo dài từng đợt hoặc liên tục và tổng thời gian ho khạc đờm ít nhất 90 ngày trong 1 năm và ít nhất 2 năm liên tiếp.
Đờm thường có màu trắng đục, về sau có màu vàng; đờm nhày hoặc nhầy mủ trong đợt cấp. Đờm của viêm phế quản mạn thường khạc nhiều vào buổi sáng với lượng ít. Đờm thường là màu trắng đục, đặc biệt có thể thấy màu vàng (có thể do họ cầu khuẩn gây bệnh, nhất là tụ cầu vàng sản sinh ra sắc tố màu vàng) hoặc màu xanh (có thể do trực khuẩn mủ xanh, bởi vì trực khuẩn này sản sinh ra sắc tố màu xanh).
T.rẻ e.m là đối tượng dễ mắc bệnh viêm phế quản
4. Bệnh giãn phế quản
Một trong số những bệnh gây ho có đờm kéo dài lâu ngày là giãn phế quản. Bệnh do viêm phế quản cấp và mạn tính không điều trị dứt điểm. Bệnh gây ho kéo dài, xuất tiết nhiều nhất là ban đêm bởi vì khi nằm các chất xuất tiết (đờm) ứ đọng nhiều gây ho.
Giãn phế quản có thể dẫn đến một số hậu quả xấu cho người bệnh. Các trường hợp ổ giãn phế quản tồn tại một thời gian dài, không phát hiện sớm và điều trị đúng thì giãn phế quả có thể lan rộng ra. Sau nhiều đợt bội nhiễm tái phát, gây áp- xe phổi hoặc gây mủ phế quản, mủ phổi, mủ màng phổi, xơ phổi, khí phế thũng và vẫn gây ho có đờm.
Bệnh giãn phế quản gây ho nhiều vào buổi sáng khi thức dậy, đờm màu trắng đục như mủ thường đóng thành khuôn.
5. Bệnh lao phổi
Một bệnh khác gây ho và có đờm kéo dài đó là bệnh lao phổi. Đa số bệnh lao phổi thường gây ho, khạc đờm màu trắng đục như sữa hay nước vo gạo, đôi khi lẫn m.áu đỏ tươi.
Ảnh mô phỏng tụ cầu vàng gây lao phổi
Ngoài lao phổi, có nhiều bệnh tại phổi cũng gây ho có đờm như áp-xe phổi, viêm phổi. Khi bị áp-xe phổi, nếu ho mạnh có thể gây ọc mủ và thường xuất hiện từng đợt. Đặc điểm là mủ có mùi hôi rất khó chịu, nhất là áp-xe phổi do tụ cầu vàng (S.aureus). Bệnh gây tổn thương nặng ở phổi và thường phải phẫu thuật loại bỏ ổ áp-xe.
Viêm phổi thường gây ho có đờm vàng, màu gỉ sét, kèm theo hội chứng n.hiễm t.rùng, đau tức ngực ở vùng phổi bị viêm. Bệnh lý này rất nguy hiểm có thể dẫn tới suy hô hấp và t.ử v.ong, tuy nhiên bệnh có thể điều trị khỏi được nếu phát hiện sớm.
Sản phẩm Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội điều trị ho, viêm họng
Đông y từ lâu đã được sử dụng để điều trị các bệnh như viêm họng gây ho. Không chỉ làm giảm triệu chứng, một số bài thuốc Đông y còn có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, tiêu sưng, do đó có hiệu quả lâu dài, phòng ngừa bệnh tái phát.
Từ bài thuốc gia truyền kỳ diệu trong dân gian kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại chuẩn GMP-WHO, thuốc Đông y thế hệ 2 ra đời điều tri hiệu quả viêm họng, viêm loét miệng lưỡi, miệng môi sưng đau, sưng đau răng lợi, c.hảy m.áu chân răng, hôi miệng. Thuốc được đông đảo bệnh nhân đ.ánh giá cao bởi độ an toàn và tính hiệu quả.
Nguyên Hải
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Dùng hạt nano chẩn đoán trạng thái bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Hệ thống mới do các nhà khoa học Mỹ phát triển cho phép đ.ánh giá chính xác trạng thái của hệ hô hấp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả sớm hơn.
Trên thế giới có 65 triệu người mắc COPD từ trung bình đến nặng, khiến căn bệnh này trở thành nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ 5 trên toàn thế giới – Ảnh: Internet
Theo Medical Express, qua thử nghiệm, các nhà nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins, Mỹ, cho biết họ đã sử dụng thành công hệ thống mới cho phép đ.ánh giá chính xác trạng thái của hệ hô hấp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng (COPD).
Ý tưởng của các nhà khoa học là sử dụng các hạt nhân tạo siêu nhỏ để dự đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng cách đo các hạt di chuyển nhanh như thế nào qua các mẫu chất nhầy. Kỹ thuật này, theo các nhà nghiên cứu, cuối cùng có thể giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả sớm hơn.
Theo truyền thống, tình trạng của bệnh nhân được đ.ánh giá bằng phương pháp đo phế dung, kiểm tra thể tích không khí hít vào. Phương pháp này khá chính xác, cho thấy tình trạng hiện tại, nhưng không thể dự đoán sự phát triển của bệnh.
Các hạt được các nhà khoa học phát triển không dính vào chất nhầy tiết ra trong hệ hô hấp. Các quan sát cho thấy các hạt di chuyển trơn tru trong chất nhầy. Và qua cách di chuyển của chúng, có thể xác định cấu trúc cũng như tính chất của chất nhầy.
Các hạt đã được các nhà khoa học thử nghiệm trên các mẫu chất nhầy thu thập từ 33 bệnh nhân đã hoặc đang hút thuốc. Trong số đó có 7 người không mắc bệnh COPD, 18 người mắc bệnh nhẹ hoặc trung bình và 8 người khác mắc bệnh nặng. Các nhà khoa học đã thêm các hạt vào chất nhầy, đ.ánh dấu trước chúng bằng mực huỳnh quang. Điều này giúp theo dõi sự chuyển động của các hạt.
Hóa ra, trong chất nhầy lấy từ những người bị COPD, các hạt di chuyển chậm hơn. Dạng bệnh càng nặng thì các hạt càng khó di chuyển. Theo các nhà khoa học, khi bệnh tiến triển, cấu trúc của chất nhầy thay đổi, trở nên đậm đặc hơn. Và chính qua mật độ đó, các bác sĩ có thể dự đoán chính xác sự chuyển biến trong tình trạng của bệnh nhân.
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), có 65 triệu người mắc COPD từ trung bình đến nặng, khiến căn bệnh này trở thành nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ 5 trên toàn thế giới.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi