B.é t.rai thành con gái sau một tháng chào đời

Bé sơ sinh ngụ tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, sinh ra khỏe mạnh dù “cậu nhỏ” có kích thước bé hơn bình thường. Tái khám sau một tháng, bác sĩ lại chẩn đoán bé là nữ.

Theo Sohu, bé Tiểu Nhã sinh ra tại Bệnh viện Nhân Dân Tuyền Châu với số cân nặng đạt tiêu chuẩn. Mặc dù màu da và đầu vú có phần tối màu hơn những trẻ bình thường, d.ương v.ật ngắn hơn, bé vẫn được các bác sĩ chẩn đoán giới tính nam. Điều này làm bố mẹ bé cùng gia đình vui mừng.

Bé ngoan ngoãn không quấy khóc, ăn ngủ tốt, nhưng cân nặng không tăng thêm, màu da càng ngày càng sậm lại. Hai vợ chồng chuẩn bị đưa con đi khám thì nhận được điện thoại của bệnh viện, họ cho biết báo cáo xét nghiệm m.áu khi sinh của bé có bất thường, nồng độ 17 – hydroxyprogesterone tăng cao. Nghi ngờ bé mắc bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh nên yêu cầu đưa bé quay lại bệnh viện để điều trị.

B.é t.rai trở thành b.é g.ái sau khi ra đời một tháng. Ảnh: Tvbs.

Sau khi tiến hành các xét nghiệm m.áu và nhiễm sắc thể, bé được chẩn đoán lại giới tính là nữ. “Cậu nhỏ” ban đầu thực ra là â.m h.ộ phì đại chứ không phải d.ương v.ật. Bác sĩ cũng không tìm thấy bìu và t.inh h.oàn. Ngoài ra, căn bệnh bẩm sinh này khiến cơ thể bé xảy ra hàng loạt các rối loạn như mất cân bằng điện giải, natri m.áu thấp, kali m.áu cao, rối loạn nội tiết tố, tăng sắc tố da, mọc lông….

Một tuần sau điều trị, các chỉ số sinh học của bé đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, căn bệnh này sẽ theo bé suốt đời vì không có thuốc điều trị triệt để, bé cần được uống thuốc định kỳ để kiểm soát bệnh. Theo bác sĩ Viên Cao Phẩm- khoa Nội tiết Bệnh viện Nhi Tuyền Châu, tăng sinh 17- hydroxyorogesterone là một dạng của tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (CAH). Nguyên nhânlà sự thiếu hụt các enzym xúc tác 21 – hydroxylase.

Những bệnh nhi sơ sinh mắc căn bệnh này thường có biểu hiện giới tính không rõ ràng, gây khó khăn trong việc xác định giới tính khi sinh. Trẻ nam sẽ có xu hướng dậy thì sớm, chiều cao phát triển nhanh chóng nhưng sẽ thấp hơn mặt bằng chung. Các b.é t.rai khi mắc bệnh sẽ khó phát hiện hơn, chủ yếu thể hiện rõ nhất ở kích thước d.ương v.ật lớn hơn bình thường. Các b.é g.ái bị bệnh có xu hướng nam hóa như rậm lông, da sậm màu, giọng nói trầm ồm, ảnh hưởng đến chức năng s.inh d.ục về sau.

Một số bệnh nhi ở thể nặng có thể xuất hiện tình trạng mất muối, gây hạ natri, tăng kali trong m.áu, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện kịp thời.

Theo Zing

Tự nấu ăn giúp bảo vệ sức khoẻ khỏi phơi nhiễm với hóa chất độc hại

Các nhà khoa học mới đây đã tìm ra sự liên hệ giữa việc không thường xuyên ăn uống tại nhà với phơi nhiễm hóa chất độc hại gây ung thư, rối loạn nội tiết tố do tiếp xúc với chất PFAS thường có trong các loại bao bì.

Một nghiên cứu mới cho thấy việc nấu ăn tại nhà sẽ bảo vệ con người khỏi các chất độc liên quan đến vấn đề sinh sản, miễn dịch và ung thư.

Các nhà khoa học tại Viện Silent Spring phát hiện ra rằng những người thường xuyên dùng bữa ăn nấu tại nhà thường xuyên có ít hóa chất, được gọi là PFAS, trong cơ thể.

Những hóa chất này có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trong môi trường và xâm nhập vào thực phẩm – đặc biệt là bao bì của một số sản phẩm, chẳng hạn như giấy gói thức ăn nhanh, túi bỏng ngô dùng được trong lò vi sóng. Nhưng nấu ăn tại nhà có thể cắt giảm tiếp xúc với PFAS, giúp bảo vệ con người khỏi một số bệnh ung thư và các vấn đề về tuyến giáp, trong khi vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.

Nghiên cứu mới cho thấy dùng bữa tại nhà, thay vì ăn ngoài hoặc gọi món, có thể hạn chế mức độ phơi nhiễm với hóa chất độc hại trong cơ thể con người. (Ảnh minh họa)

Không có sự bảo vệ hoàn hảo chống lại các độc tố môi trường, đặc biệt là những chất không bao giờ biến mất như PFAS. PFAS – viết tắt cho các chất per- và polyfluoroalkyl – đã gây ngạc nhiên khi các nhà hóa học phát hiện ra chúng vào những năm 1930.

Các hóa chất này tạo ra vật dụng gia đình phổ biến hiện nay như dụng cụ nấu chống dính, lớp phủ vải không thấm nước, cũng như bọt chữa cháy đã cứu nhiều mạng sống. Nhưng các nghiên cứu trên động vật cho thấy, họ đã đặt hầu như tất cả những người ở Mỹ vào nguy cơ cao về một số vấn đề sức khỏe.

Việc sử dụng các hóa chất không bị phân rã trong môi trường và cơ thể có liên quan đến khả năng sinh sản kém hơn, cholesterol cao hơn, nguy cơ mắc ung thư cao hơn, rối loạn nội tiết tố và hệ miễn dịch. Chúng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, nhưng không phổ biến từ sản phẩm này sang sản phẩm khác.

Vì vậy, các nhà hóa học tại Silent Spring đã sử dụng dữ liệu về thói quen ăn uống và nồng độ PFAS trong m.áu của hơn 10.000 người Mỹ để tìm ra mô hình ăn uống nào là tốt nhất và tồi tệ nhất đối với phơi nhiễm PFAS. Những người bất kỳ nào thường xuyên dùng bữa tại nhà hàng có mức PFAS cao hơn trôi nổi xung quanh cơ thể họ.

Mặc dù họ không tự phân tích bao bì, nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng càng nhiều bao bì và bao bì thực phẩm mà người dùng tiếp xúc, PFAS càng lén lút len lỏi vào những gì họ ăn.

Và như họ nghi ngờ, những người yêu thích bỏng ngô là một trong những trường hợp tồi tệ nhất. Việc tự nấu và dùng bữa tại nhà, mặt khác, có thể bảo vệ được sức khoẻ.

Những người không chỉ thường ăn ở nhà mà tự nấu chín và mang đi, thì mức độ phơi nhiễm PFAS của họ càng thấp. “Đây là nghiên cứu đầu tiên quan sát mối liên hệ giữa các nguồn thực phẩm và phơi nhiễm PFAS khác nhau trong dân số Hoa Kỳ”, Tiến sĩ Laurel Schaider, nhà hóa học và đồng tác giả nghiên cứu của Silent Spring cho biết.

“Kết quả của chúng tôi cho thấy việc di chuyển các hóa chất PFAS từ bao bì thực phẩm vào thực phẩm có thể là một nguồn tiếp xúc quan trọng với các hóa chất này”, ông nói thêm.

Hương Giang

Theo dailymail/vietQ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *