Trầm cảm sau sinh là bệnh lý liên quan đến suy nghĩ, hành động và sức khỏe của người phụ nữ sau sinh. Trong trường hợp nặng, ý nghĩ và hành vi hại c.hết đứa trẻ ngay sau khi sinh có thể xảy ra với những hoang tưởng hoặc ảo giác.
Ảnh minh họa: Internet
Thống kê trên thế giới cho thấy tỉ lệ trầm cảm sau sinh đối với các bà mẹ khoảng 10 %, ở Việt Nam có thể lên tới 33%.
Theo một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, cứ 7 người phụ nữ Mỹ thì có khoảng 1 người mắc trầm cảm trước lúc có bầu, trong thời gian mang thai và sau khi sinh em bé. Có thể thấy thời kỳ sinh đẻ là giai đoạn xảy ra những biến đổi tâm lý vô cùng khó khăn đối với người phụ nữ.
Họ phải đối mặt với những thay đổi từ hình thể, nội tiết tố đến vai trò xã hội… khiến đại đa số đều lo lắng. Trong đó, phổ biến nhất là trầm cảm sau sinh.
Theo thống kê năm 2013 của BV Từ Dũ, TP.HCM, tỉ lệ phụ nữ trầm cảm sau sinh chiếm 5,1%, loạn thần sau sinh, chiếm 0,5% số phụ n.ữ s.inh đẻ.
Mỗi năm, BV Tâm thần Trung ương 1 điều trị cho 20-30 trường hợp trầm cảm sau sinh và tại Viện sức khỏe tâm thần, BV Bạch Mai, cũng chừng đó bệnh nhân được nhập viện điều trị mỗi năm.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều gia đình, đặc biệt là người chồng, chưa có nhận thức đầy đủ về vấn đề này để bảo vệ sức khỏe của người mẹ và em bé.
Trầm cảm sau sinh là bệnh lý liên quan đến suy nghĩ, hành động và sức khỏe của người phụ nữ sau sinh. Khi đó, người mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, lo lắng và thường xuyên trách móc bản thân không đủ khả năng chăm sóc con. Những ý nghĩ ám ảnh có thể xuất hiện và thường liên quan đến bạo lực đối với trẻ. Trong trường hợp nặng, ý nghĩ và hành vi hại c.hết đứa trẻ ngay sau khi sinh có thể xảy ra với những hoang tưởng hoặc ảo giác.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm trong thời kỳ sinh đẻ như: sinh con lần đầu; độ t.uổi của người mẹ; nạo phá thai, sảy thai hoặc thai c.hết lưu; mang thai ngoài ý muốn; các xung đột trong hôn nhân, căng thẳng trong cuộc sống; thiếu sự trợ giúp; khó khăn trong vấn đề chăm sóc trẻ…
Trầm cảm sau sinh là bệnh lý liên quan đến suy nghĩ, hành động và sức khỏe của người phụ nữ sau sinh. Trong trường hợp nặng, ý nghĩ và hành vi hại c.hết đứa trẻ ngay sau khi sinh có thể xảy ra với những hoang tưởng hoặc ảo giác. Ảnh minh họa: Internet
Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và thể chất của đ.ứa t.rẻ. Vì vậy, người phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và nhận được sự quan tâm chia sẻ từ người thân.
Người phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau sinh cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng với nhiều bữa ăn, đảm bảo khoảng 30-35Kcal/kg/ngày. Trong đó, lượng chất đạm hợp lý chiếm từ 15-20% năng lượng (tốt nhất nên được cung cấp đa dạng các loại đạm từ thịt, cá, trứng, tôm, sữa, đậu….); 20-25% chất béo và 55-65% chất bột đường; uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh.
Mọi hình thức kiêng khem thái quá đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và trẻ nhỏ, dẫn tới những khủng hoảng tinh thần do mẹ mệt mỏi, con đau ốm, suy dinh dưỡng…. Đặc biệt giá trị của việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp người mẹ nhanh lấy lại vóc dáng, gắn kết tình cảm mẹ con; trẻ nhỏ khi được bú mẹ có sức đề kháng tốt, ít ốm vặt. Do vậy, việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một trong những biện pháp góp phần tích cực hạn ché áp lực tinh thần cho người mẹ sau sinh.
Chế độ nghỉ ngơi cho phụ nữ sau sinh cũng cần được quan tâm chú ý. Họ cần có những giấc ngủ sâu và đủ. Nếu nhận được những chia sẻ trong việc chăm sóc em bé hay những lời động viên tích cực, được sống trong bầu không khí thoải mái, vui vẻ cũng giúp họ cảm thấy yên tâm và an toàn.
Đặc biệt với những phụ nữ có t.iền sử stress, trầm cảm hoặc gặp những vấn đề khó khăn trong mang thai và sinh đẻ, người thân cần quan tâm chú ý tới các dấu hiệu bất thường và đảm bảo uống thuốc đúng giờ. Khi thấy họ có những biểu hiện buồn chán, lo lắng hay cáu giận bất thường, gia đình cần đưa bệnh nhân tới gặp các bác sỹ, chuyên gia để được tư vấn và điều trị. Tuy nhiên, một trong những may mắn đó là trầm cảm sau sinh thường đáp ứng tốt nếu được điều trị kịp thời.
THÁI HÀ
Theo T.iền phong
Nhiều bể nước có khí độc như xyanua, lưu ý khi thau dọn để không t.hiệt m.ạng
Nhiều bể nước có khí độc như xyanua, BS khoa chống độc BV Bạch Mai lưu ý những việc cần làm khi thau dọn để bảo đảm an toàn tính mạng.
BS. Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách TT chống độc BV Bạch Mai khuyến cáo cách xử trí với ngộ độc khí
Ngày 23/10, trao đổi với PV Báo Giao thông, BS. Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai cho biết: “Không hiếm các trường hợp vào thau bể nước, thau giếng, vệ sinh hầm tàu… mà bị t.ử v.ong. Các trường hợp này đều do ngộ độc khí hydrogen sulfide hay còn gọi là khí hầm hố (khí độc) chứ không phải khí metal như mọi người vẫn thường nghĩ”.
Theo ông Nguyên, khí độc này thường có trong khoang hốc kín, ví như bể, giếng, bể chứa chất thải, hầm tàu, nhưng nơi này thường để lâu, để hoang, kín gió, thông khí kém… Ở những chỗ này, các chất hữu cơ p.hân h.ủy, vi khuẩn chuyển hóa sinh ra khí độc hydrogen sulfide và tích tụ ở đó.
“Loại khí này rất độc với hệ thần kinh cũng như toàn cơ thể, xâm nhập qua đường hô hấp. Với nồng độ thấp còn ngửi mùi thối, thường ở nồng độ cao, loại khí này gây liệt thần kinh khứu giác, bệnh nhân không kịp thấy mùi và xâm nhập nhanh, gây ngộ độc cấp tính, dường như ngay lập tức, gây hôn mê co giật, ngừng thở, trụy tim mạch và t.ử v.ong rất nhanh…. Loại khí này có tác động rất mạnh và nhanh đến cơ thể gần giống chất độc xyanua”, ông Nguyên cho hay.
Theo khuyến cáo của BS. Nguyễn Trung Nguyên, để phòng tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc khi muốn thau bể nước, nhất là khi một phần dân cư của Hà Nội đang có nhu cầu làm sạch bể chứa sau vụ việc nước sinh hoạt nhiễm bẩn vừa qua, điều quan trọng nhất là các gia đình cần nhận diện rõ bể nước chính là nơi chứa nhiều khí độc.
Do vậy, trước khi tiến hành thau bể cần mở tung cửa, thổi quạt, phun dưỡng khí (oxy) vào hầm, bể, thổi quạt, để không khí loãng, thoáng. Tiếp đến, khi có người xuống cống, bể nước, hầm… làm việc phải có người ở trên quan sát người ở dưới, có thiết bị cảnh báo kết nối ví như dây thừng buộc vào người, để kịp thời xử trí kịp thời.
“Trong tình huống xấu, người bên ngoài chỉ vào cứu khi được trang bị đủ thiết bị bảo hộ. Nếu nạn nhân, may mắn đưa ra ngoài, thường là trong tình cảnh yếu ngừng thở, thì cần hỗ trợ hô hấp, cấp cứu ngừng tim, bằng cách ép tim, khai thông đường hở, móc đờm dãi trong họng, rồi gọi cấp cứu đến. Không nên bế đưa ngay đi bệnh viện, bởi chỉ cần vài phút thiếu oxy là nạn nhân hỏng não, mất cơ hội sống”, ông Nguyên khuyến cáo.
Theo một số người dân tại ngõ 172 phố Đại Từ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội), tối 22/10, ông Nguyễn Viết Lập (65 t.uổi) và con trai là anh Nguyễn Viết Anh (32 t.uổi) cùng nhau thau rửa bể nước ngầm của gia đình sau sự cố nước của Nhà máy nước sông Đà bị nhiễm dầu. Anh Viết Anh là người trực tiếp xuống vệ sinh bể ngầm.
Khoảng 20 giờ tối cùng ngày, ông Lập đứng phía trên gọi, song không thấy con trai trả lời nên xuống kiểm tra thì phát hiện anh Viết Anh đã bất tỉnh, nên gọi cấp cứu. Tuy nhiên, nạn nhân đã t.ử v.ong ngay sau đó.
Bể nước ngầm nhà ông Lập sâu 2,5 m, diện tích khoảng 15 m2, phần nắp bể rộng khoảng 1 m2 và thường ngày được đậy kín.
Theo baogiaothong