Siêu âm thai là biện pháp quan trọng giúp bác sĩ phát hiện dị tật thai nhi. Vì vậy, sự tắc trách của bác sĩ ở khâu này sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.
Theo Straits Times, Artur Carvalho, một bác sĩ sản tại Bồ Đào Nha, đã bị đình chỉ 6 tháng vì sơ suất trong quá trình siêu âm thai nhi.
Bé Rodrigo sinh ngày 7/10 mà không có mũi, mắt và thiếu một phần hộp sọ. Sự việc được phát hiện tại một bệnh viện ở Setubal, cách thủ đô Lisbon 40 km. Bé đang nằm viện để các bác sĩ theo dõi thêm.
Trong quá trình mang thai, người mẹ này đã đến kiểm tra tại một phòng khám tư ở Setubal. Bác sĩ Artur Carvalho đã siêu âm 3 lần cho bà mẹ, lần gần nhất là tháng thứ 6 của thai kỳ, nhưng không thông báo cho họ về tình trạng bất thường mà thai nhi gặp phải. Chào đời với khiếm khuyết trên cơ thể, em bé này sẽ ra sao?
Bác sĩ đã phát hiện thai nhi bất thường nhưng không báo cho gia đình sản phụ biết. Ảnh: Istock.
Trường hợp em bé sinh ra không có mặt đã từng được phát hiện trước đây tại Mỹ. Bé Juliana Wetmore mắc hội chứng Treacher Collins ( loạn xương mặt hàm dưới), khiến gương mặt của em gần như không có bộ phận nào. Thiếu hàm trên, gò má, hốc mắt, mũi và cũng không có cả tai, Juliana phải trải qua 45 ca phẫu thuật lớn nhỏ vào năm 2014.
Nhờ sự nỗ lực từ cha mẹ và nghị lực sống kỳ diệu của Juliana, cô bé không mặt đã có thể nói chuyện và giao tiếp với những người xung quanh bằng ngôn ngữ ký hiệu. Tuy nhiên, em vẫn phải phải nhận thức ăn thông qua ống dẫn.
Những trường hợp dị tật như trên đều có thể phát hiện nhờ siêu âm thai. Vì vậy, vai trò của bác sĩ khi kiểm tra tình trạng thai nhi thông qua siêu âm là rất quan trọng.
Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán y khoa bằng sóng âm để tạo ra hình ảnh giúp theo dõi thai nhi. Qua đó, cha mẹ có thể biết được ngày dự sinh, giới tính của con, phát hiện mang thai ngoài tử cung hoặc những bất thường của thai nhi như dị tật, khả năng mắc hội chứng Down…
Thông thường, siêu âm thai thường diễn ra trong khoảng 15-20 phút. Đối với các buổi siêu âm tầm soát dị tật, đo độ dài cơ thể kéo dài khoảng 30 phút. Mẹ bầu tuyệt đối không nên siêu âm ở tuần đầu tiên khi mang thai. Theo Hiệp Hội Thai nhi Mỹ, thời điểm thích hợp để các mẹ siêu âm là tuần thứ 4-8, tuần thứ 12-14, tuần thứ 21-24, tuần thứ 30-34.
Theo Zing
Mẹ bầu 39 tuần kiên quyết sinh mổ dù mẹ chồng phản đối, lúc lấy thai nhi ra bác sĩ toát mồ hôi vì sợ hãi
Khi thai nhi được 39 tuần t.uổi, Tiểu Vân mệt mỏi thở hổn hển và cảm nhận rõ ràng thai nhi đã giảm chuyển động, cô kiên quyết đẻ mổ mặc kệ sự phản đối của mẹ chồng.
Khi con gái đầu lòng được 2 t.uổi, Tiểu Vân quyết định có thêm bé nữa dưới sự thúc ép của mẹ chồng. Khi Tiểu Vân đến bệnh viện tầm soát dị tật thai nhi, bác sĩ Triệu thông báo thai nhi vẫn ổn khiến Tiểu Vân rất yên tâm. Mẹ chồng cô chủ quan cho rằng điều này là lẽ đương nhiên bởi cô đã từng sinh con thuận lợi, bà hạn chế Tiểu Vân đi khám thai và tiến hành siêu âm thai bởi lo lắng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi.
Lần tái khám tiếp theo, Tiểu Vân không đến bệnh viện bởi cô tin những lời nói của mẹ chồng và cảm thấy thai nhi trong bụng vẫn khỏe mạnh. Khi thai nhi được 8 tháng, Tiểu Vân muốn đến bệnh viện kiểm tra, lần này mẹ chồng tiếp tục ngăn cản và cam đoan với cô là lần mang thai này cũng suôn sẻ như lần trước.
Nhưng khi thai nhi được 39 tuần t.uổi, Tiểu Vân mệt mỏi thở hổn hển và cảm nhận rõ ràng thai nhi đã giảm chuyển động. Khi đến bệnh viện kiểm tra, cô được bác sĩ thông báo dây rốn quấn cổ thai nhi rất nghiêm trọng, hiện tại thai nhi có nguy cơ bị thiếu dưỡng khí và cần tiến hành mổ khẩn cấp.
Mang thai đến tuần 39, Tiểu Vân thấy mệt mỏi, khi đi khám cô được bác sĩ thông báo thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ rất nghiêm trọng.
Mẹ chồng của Tiểu Vân phản đối ra mặt, cho dù thai nhi đã đủ tháng và trong tình trạng nguy cấp nhưng bà vẫn muốn con dâu sinh thường. Tiểu Vân khóc lóc lo lắng, cô kiên quyết nghe theo lời khuyên của bác sĩ Triệu và tiến hành sinh mổ.
Trong phòng phẫu thuật, sau 2 tiếng giành giật sự sống, thai nhi đã chào đời an toàn. Bác sĩ Triệu và ê kíp phẫu thuật toát mồ hôi khi thấy thai nhi bị dây rốn quấn hơn 4 vòng quanh cổ. Thật may Tiểu Vân đã đến bệnh viện kiểm tra, nếu không hậu quả thật khôn lường.
Bác sĩ Triệu đưa ra lời cảnh báo: “Các bà bầu không nên nghĩ rằng chỉ cần khám tầm soát dị tật thai nhi là an toàn cho bé và bỏ qua những lần tái khám tiếp theo. Những lần tái khám trong suốt thai kỳ rất quan trọng và là cơ sở giúp bác sĩ nhanh chóng nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn không tốt đối với sức khỏe của thai nhi, chẳng hạn bong nhau non, rò rỉ hoặc vỡ màng ối, dây rốn quấn quanh cổ thai nhi.
Thời điểm 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ rất quan trọng nên mẹ bầu cần phải lưu ý. Thai nhi 38 tuần t.uổi là đã đủ tháng, cho dù trẻ sinh ra nhẹ cân, nhưng chỉ cần mẹ chú ý bồi bổ cho trẻ thì mọi chuyện vẫn ổn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé”.
Theo như lời bác sĩ Triệu các bà bầu không nên bỏ qua những lần tái khám trong thai kì.
Mẹ bầu hãy lưu ý một số biểu hiện khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ như sau:
– Thai ít chuyển động hoặc chuyển động kém: Nếu mẹ phát hiện thai nhi ít chuyển động hơn sau 37 tuần thai thì đây có thể là một trong những biểu hiện của hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ. Một em bé bình thường ở giai đoạn này của thai kỳ sẽ chuyển động khoảng 5 lần trong vòng 30 phút.
– Nhịp tim thai bất thường: Trong quá trình chuyển dạ, nhịp tim của bé được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Nếu có bất kỳ bất thường nào về nhịp tim, thì rất có thể là dấu hiệu bé đang bị dây rốn quấn cổ.
– Thai nhi đột nhiên di chuyển rất mạnh rồi ít hơn hẳn: Theo các chuyên gia, khi thai nhi di chuyển mạnh đột ngột rồi sau đó giảm hẳn thì rất có thể em bé đang cố gắng định vị lại vị trí để làm giảm áp lực do dây rốn gây ra.
Theo News/Helino