Biến dạng khớp vì tìm thầy lang chữa bệnh vảy nến

Không ít người bị bệnh vảy nến tìm đến thầy lang, sau khi uống thuốc bệnh phát nặng hơn, các khớp sưng to, biến dạng.

Tại Bệnh viện (BV) Da Liễu TP.HCM, mỗi năm có 15.000 lượt bệnh nhân vảy nến đến khám và điều trị. Một trong những biến chứng của bệnh là viêm khớp với các biểu hiện như đau ở các khớp đầu gối, mắt cá chân, cùi chỏ, đau lưng khu vực cột sống, cứng khớp buổi sáng, viêm sưng ở ngón tay, ngón chân… Tuy nhiên, thay vì đến cơ sở chuyên khoa, không ít bệnh nhân tìm đến thầy lang khiến tình trạng các khớp bị biến chứng rất nặng.

Bệnh nhân NLA (47 t.uổi) nhà ở Đắk Lắk nhập viện khoa Lâm sàng 2 của BV trong tình trạng đỏ da tróc vảy toàn thân, các khớp chân, tay, gối sưng to, biến dạng. Khai thác bệnh sử được biết bệnh nhân này được người thân chỉ cho đến một thầy lang bốc thuốc Nam để uống. Khi uống được một tháng, bệnh phát nặng hơn, toàn thân sưng đỏ, người sốt, các khớp sưng to, biến dạng.

Ngoài uống thuốc Nam, nhiều người nghe lời quảng cáo tìm đến các phòng khám Trung Quốc điều trị, hậu quả là mất t.iền, bệnh không giảm mà còn diễn tiến nặng hơn, chuyển qua viêm khớp nặng, rất khó điều trị.

Vảy nến khớp có thể gây biến dạng, phá hủy khớp không hồi phục,khiến bệnh nhân bị tàn phế. Ảnh: BVCC

TS-BS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc BV Da liễu TP.HCM, cho biết có nhiều phương pháp điều trị vảy nến, tuy nhiên vẫn chưa có cách nào điều trị khỏi hẳn. Bệnh nhân vảy nến cần lưu ý quan tâm đến các yếu tố làm bùng phát bệnh như thời tiết, mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng.

“Để chữa trị viêm khớp vảy nến, người bệnh cần tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu và chữa bệnh ngay từ giai đoạn đầu mới khởi phát để kiểm soát bệnh. Tránh các nguy cơ bị biến dạng các khớp và tàn phế” – TS-BS Nguyễn Trọng Hào lưu ý.

Vảy nến là bệnh lành tính, trên thế giới ước tính có khoảng 125 triệu người mắc bệnh vảy nến. Bệnh thường gặp nhất ở độ t.uổi 15-35 t.uổi. Hiện tại chưa ai biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến nhưng người ta tin chắc bệnh có liên quan tới yếu tố gien. Một tế bào da bình thường trưởng thành và rời khỏi bề mặt da trong khoảng 28 – 30 ngày. Nhưng tế bào da của người bệnh vảy nến chỉ cần 3-4 ngày là trưởng thành và di chuyển lên bề mặt da, nhưng thay vì rơi ra chúng lại dính với nhau và tạo nên vảy nến. Các thương tổn da của bệnh vảy nến nhìn có vẻ ghê sợ nhưng hoàn toàn không lây cho người khác, do đó không nên kỳ thị hay xa lánh bệnh nhân vảy nến.

Khám và tư vấn miễn phí bệnh vảy nến

Hưởng ứng ngày Vảy nến thế giới 29-10-2019, tại BV Da liễu TP.HCM sẽ diễn ra nhiều hoạt động như nói chuyện chuyên đề cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân vảy nến vào 9 giờ sáng thứ Bảy ngày 26-10-2019 tại hội trường A với các đề tài: Vảy nến ở vị trí khó trị – điều bệnh nhân cần hiểu; hãy quan tâm đến khớp ngay từ bây giờ nếu bạn mắc bệnh vảy nến.

Ngoài ra, buổi sáng từ ngày 11 đến 22-11-2019, BV sẽ tổ chức khám, tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc da miễn phí cho bệnh nhân vảy nến. Bệnh nhân, thân nhân người bệnh vảy nến có thể đăng ký qua điện thoại 028.39306010 trong giờ hành chính hoặc đăng ký trên trang fanpage BV Da liễu TP.HCM được hướng dẫn thêm.

HOÀNG LAN

Theo PLO

Ăn chay chữa bệnh vảy nến

ANH – Bằng cách ăn chay trường, Paula Taylor 48 t.uổi, đã tự chữa khỏi bệnh vảy nến cho bản thân.

Paula Taylor được chẩn đoán mắc bệnh vảy nến từ năm 11 t.uổi. Trong suốt 37 năm liền, cô đã sống chung với tình trạng khô nứt và mẩn đỏ ngoài da. Sau quá trình trị liệu tại bệnh viện và sử dụng thuốc không hiệu quả, Paula bắt đầu ăn chay với hy vọng có thể cải thiện tình trạng sức khỏe một cách tự nhiên. Paula sử dụng một thực đơn “kháng viêm” nghiêm ngặt chỉ bao gồm rau xanh, hoa quả và các loại ngũ cốc. Cô cũng từ bỏ hoàn toàn thói quen sử dụng đồ uống có cồn.

Tình trạng da của Paula Taylor trước khi ăn chay. Ảnh: Caters News Agency

Phương pháp ăn chay đã giúp tình trạng da của Paula được cải thiện rõ rệt. Trong 17 ngày đầu, da của cô trở nên sáng hơn, các vết bầm đỏ cũng dần dịu lại.

“Lần đầu tiên trong đời, tôi đã đủ tự tin để mặc váy ngắn, quần soóc, đến phòng tập thể hình mà không lo ngại ánh nhìn của mọi người xung quanh”.

Sau khi ăn chay, Paula Taylor đã tự tin hơn với làn da của mình. Ảnh: Caters News Agency

Trước đó, Paula Taylor từng dành phần lớn thời gian của mình ở trong nhà do thiếu tự tin về làn da của mình khi tiếp xúc với bạn bè đồng trang lứa. Cô chia sẻ, căn bệnh đã khiến cô không được trải nghiệm cuộc sống của một thiếu niên bình thường. Bệnh vảy nến cũng là nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân của Paula đổ vỡ và trở thành rào cản đối với những người xung quanh.

Vảy nến là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến và thường gặp ở lứa t.uổi 35. Trên thế giới có khoảng hơn 2% (tương đương với 125 triệu người mắc căn bệnh này). Dù không ảnh hưởng đến tính mạng, bệnh vảy nến vẫn trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ.

Chế độ ăn chay mà Paula Taylor thực hiện từng được đề xuất bởi nhiều chuyên gia, tuy nhiên việc áp dụng một cách hiệu quả tương đối khó khăn. Đặc biệt là khi người bệnh cần cắt bỏ hoàn toàn các món ăn chứa chất đạm và chất béo như thịt, cá cũng như các loại đồ uống có cồn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, người mắc bệnh vảy nến cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể, bao gồm vitamin C, vitamin E, beta-carotene…

Thục Linh

Theo Metro/VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *