Chuyến xe chở niềm vui

Chương trình “Chuyến xe vì sức khỏe người lao động (NLĐ)” do Công đoàn các KCN – Khu Kinh tế tỉnh Đồng Tháp và các mạnh thường quân thực hiện giúp công nhân có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.

Sẻ chia kịp thời

Chương trình “Chuyến xe vì sức khỏe NLĐ” được Công đoàn (CĐ) các KCN – Khu Kinh tế (KKT) tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Công ty TNHH Y khoa MEDIC Tân Hưng (TP HCM) và Bệnh viện Giao thông Vận tải (TP HCM) tổ chức từ tháng 5-2019, đến nay đã thực hiện được 3 chuyến. Qua đó, 215 NLĐ có hoàn cảnh khó khăn được đưa, rước từ Đồng Tháp đi TP HCM tầm soát sức khỏe tổng quát miễn phí, mỗi suất trị giá 2,5 triệu đồng.

Tuy mới hoạt động hơn 6 tháng nhưng đến nay, chương trình đã trở thành hành trình đầy ý nghĩa, chứa chan tình cảm và trách nhiệm của tổ chức CĐ đối với đoàn viên, góp phần chăm lo sức khỏe NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, giúp mọi người ý thức hơn việc giữ gìn, bảo vệ sức khỏe. Trong chuyến xe gần nhất, 60 nữ công nhân (CN) đang làm việc tại KCN-KKT tỉnh được hưởng các dịch vụ như: xét nghiệm cơ bản, siêu âm, kiêm tra tim mach, nôi – ngoai khoa, măt, khám phụ khoa tổng quát.

Nữ công nhân được kiểm tra sức khỏe tại chương trình

Việc có đủ chi phí để trang trải cuộc sống hằng ngày cho gia đình đã là khó khăn thì việc đi khám tầm soát sức khỏe tổng quát là điều vượt quá khả năng so với đồng lương ít ỏi của CN. Do vậy, khi được tầm soát sức khỏe ở bệnh viện tuyến trên, tất cả đều vui mừng. Chị Nguyễn Ngọc Phương Dung, CN Công ty CP Thực phẩm QVD Đồng Tháp, phấn khởi nói: “Có lúc, tôi thấy không được khỏe, muốn đi khám xem có bệnh gì hay không nhưng điều kiện kinh tế không cho phép. Việc được đến bệnh viện tuyến trên khám tổng quát là chuyện tôi không dám nghĩ tới. Nhờ có chương trình mà tôi biết được tình trạng sức khỏe của mình”.

Chương trình không chỉ giúp NLĐ hiểu rõ tình trạng sức khỏe để yên tâm lao động mà còn tính toán hướng điều trị kịp thời nếu không may phát hiện có bệnh. Chị Phạm Thị Ngọc Diễm, CN Công ty CP Nông nghiệp Hùng Hậu (huyện Lai Vung), thổ lộ: “Nhờ được khám tổng quát đợt này, tôi an tâm về sức khỏe của mình nên gắn bó với công việc hơn. Tôi mong muốn thời gian tới sẽ có nhiều những chuyến xe như thế dành cho CN có hoàn cảnh khó khăn”.

Được quan tâm, trân trọng

Bên cạnh việc khám, tầm soát bệnh lý cho CN, cac bac sĩ còn trực tiếp tư vân sưc khoe cho NLĐ về môt sô bênh thương gặp để có cách phòng tránh.

Bác sĩ Võ Thị Diệu Hương, Bệnh viện Giao thông Vận tải, nhìn nhận qua khám tổng quát, phần lớn CN lớn t.uổi thường mắc các bệnh huyết áp, đái tháo đường, thiếu m.áu cục bộ ở tim, rối loạn chuyển hóa mỡ. Nữ CN trẻ hay mắc bệnh thiếu m.áu não, rối loạn tuần hoàn não, đau đầu, chóng mặt, dạ dày. Phần lớn là do chế độ sinh hoạt hằng ngày, áp lực công việc, căng thẳng dẫn đến sức khỏe giảm sút. “Để giữ gìn sức khỏe, sau thời gian làm việc, mọi người nên dành thời gian tập thể dục hằng ngày. Đồng thời, kết hợp chế độ ăn uống phù hợp, nên ăn nhiều rau quả, trái cây, tránh ăn quá ngọt hay quá mặn sẽ dễ dẫn đến các bệnh” – bác sĩ Hương khuyến cáo.

Những “Chuyến xe vì sức khỏe NLĐ” cứ lần lượt lăn bánh, vượt hơn trăm ki-lô-mét , mang lại những niềm vui và nụ cười của CN, bởi họ cảm nhận được sự chăm lo, trân trọng và được quan tâm. CĐ các KCN-KKT tỉnh Đồng Tháp đ.ánh giá những chuyến xe vì sức khỏe NLĐ đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động cũng như NLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Đó cũng là cơ sở, động lực để đơn vị tiếp tục phối hợp với các đơn vị thực hiện tốt hơn mô hình này trong thời gian tới.

Đối với những trường hợp đoàn viên đi khám và phát hiện có bệnh, CĐ các KCN-KKT tỉnh sẽ trao đổi với CĐ cơ sở và người sử dụng lao động bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe để họ yên tâm làm việc”.

Bà NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN (Chủ tịch CĐ các KCN-KKT tỉnh Đồng Tháp)

Bài và ảnh: Nha Mân

Theo nguoilaodong

Hiệu quả thiết thực của mô hình bác sĩ gia đình với người cao t.uổi

Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình (BSGĐ) là mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục.

Đây là đề án có ý nghĩa thiết thực với cộng đồng. Thực hiện đề án, khá nhiều phòng khám BSGĐ đã mở các dịch vụ chăm sóc tại gia đình với người cao t.uổi và đã nhận được sự tin yêu từ bệnh nhân.

Mô hình BSGĐ quan tâm sâu sát tới người cao t.uổi

Y học gia đình là chuyên ngành y học cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục cho từng cá nhân và gia đình ở mọi lứa t.uổi cho cả nam và nữ. BSGĐ là một thành viên của hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm ngăn ngừa bệnh tật và duy trì sức khỏe cho bệnh nhân.

Khi thực hiện đề án phòng khám BSGĐ, khá nhiều cơ sở y tế đã triển khai các dịch vụ thiết thực, đáp ứng đúng, sát với nhu cầu của người dân. Trên thực tế, người cao t.uổi thường mắc các bệnh đặc biệt như: Đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch, tai biến, đột quỵ… Họ cần phải được theo dõi, chăm sóc liên tục nhưng gia đình, người thân không có chuyên môn cũng như thời gian để chăm sóc người bệnh. Người giúp việc thường không có kiến thức, kĩ năng chuyên môn về y tế. Giải pháp đưa người thân vào các BV chuyên khoa chỉ là nhất thời, chi phí phát sinh khi nằm viện trong thời gian dài cũng là một vấn đề lớn đối với nhiều gia đình.

Mô hình BSGĐ đã được các bệnh nhân cao t.uổi ngày càng tin tưởng

Thấu hiểu nhu cầu của cộng đồng và những khó khăn trong việc lựa chọn dịch vụ y tế cho người cao t.uổi, khá nhiều các cơ sở y học gia đình đã xây dựng dịch vụ chăm sóc người cao t.uổi tại nhà. Đối tượng là những người cao t.uổi cần trợ giúp sinh hoạt và theo dõi sức khỏe; những người cao t.uổi giảm ý thức bản thân, còn khả năng vận động; người cao t.uổi có bệnh, vận động yếu hoặc giảm khả năng vận động. Các BSGĐ, điều dưỡng viên đều được đào tạo bài bản, có lý lịch rõ ràng, có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc người cao t.uổi. Họ thường thấu hiểu tâm lý, hết lòng vì người bệnh.

Khi tới gia đình người bệnh, các BSGĐ và điều dưỡng viên thường chăm sóc người bệnh rất tận tâm. Họ kiểm tra các chỉ số huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở, đường huyết và các dấu hiệu sinh tồn nhằm dự phòng những biến chứng có thể xảy ra. Cho người bệnh uống thuốc đều đặn, đúng giờ, đúng loại, theo đơn thuốc. Lăn trở, thay đổi tư thế, mát xa giảm đau mỏi, thực hiện liệu trình mát xa thông kinh lạc giúp khí huyết toàn thân được lưu thông, nâng cao khả năng tuần hoàn. Với những bệnh nhân khó vận động, sẽ được hỗ trợ vệ sinh thân thể thường xuyên. Ghi chép, theo dõi, báo cáo tình trạng, diễn biến bất thường của người bệnh.

Ngoài ra, các BSGĐ, điều dưỡng viên còn có những chăm sóc tâm lý, trị liệu như: Đọc sách, báo theo yêu cầu, trò chuyện với người cao t.uổi… Sử dụng các liệu pháp tâm lý tích cực thông qua các trò chơi như: Đ.ánh cờ, chơi ô chữ… để duy trì sự minh mẫn, nâng cao trí nhớ, tạo niềm vui cho người cao t.uổi. Với những bệnh nhân còn khả năng vận động, mỗi ngày ít nhất các điều dưỡng viên sẽ hỗ trợ đi dạo ngoài trời, hướng dẫn tập thể dục.

Triển khai Đề án BSGĐ toàn diện và liên tục

Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám BSGĐ là mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục. Trong thời gian vừa qua, nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tai nạn thương tích tăng cao, Đề án BSGĐ đã được triển khai kịp thời trước diễn biến ngày càng phức tạp của các loại bệnh tật ở nước ta.

Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám BSGĐ được Bộ Y tế triển khai thí điểm từ ngày 15-7-2014 tại nhiều tỉnh, TP như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa và T.iền Giang… Việc xây dựng và phát triển mạng lưới BSGĐ được triển khai lồng ghép với mạng lưới y tế sẵn có, bao gồm: Hệ thống phòng khám thuộc các cơ sở khám, chữa bệnh công lập, phòng khám BSGĐ lồng ghép chức năng với trạm y tế xã, phường, đặc biệt là phòng khám BSGĐ tư nhân để quản lý và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện liên tục cho cá nhân, gia đình.

Phòng khám BSGĐ được coi là mô hình có thể giúp sàng lọc, giải quyết được phần lớn các bệnh lý thông thường, không cần chuyển tuyến, góp phần giảm tại các BV, giảm bớt gánh nặng thời gian và công việc cho các BS chuyên khoa liên quan và tiết kiệm được kinh phí nằm viện cho bệnh nhân, chi phí bảo hiểm y tế. Theo mô hình này, BSGĐ đảm đương ba vai trò chính là khám lâm sàng, y tế dự phòng và BS tâm lý cho bệnh nhân. Ngoài kiến thức chuyên môn, BSGĐ cũng phải có kiến thức tổng quát về xã hội, tâm lý, kinh tế, văn hóa, quản lý y tế… để không chỉ chăm sóc điều trị bệnh mà còn có thể tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân kiến thức phòng bệnh, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ tâm lý và xã hội.

Xác định mô hình BSGĐ là lựa chọn phù hợp nhất để phát triển y tế, trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục nhân rộng và phát triển mô hình này trên phạm vi toàn quốc nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục cho từng cá nhân, gia đình và cộng đồng. Đề án BSGĐ góp phần tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và giảm quá tải BV. Bộ Y tế đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 80% các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương triển khai mô hình phòng khám BSGĐ.

Việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm được khuyến cáo để kịp thời phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn, tư vấn cho bệnh nhân các vấn đề sức khỏe liên quan tới sinh hoạt, t.uổi tác, đặc biệt quan tâm người cao t.uổi. Các xét nghiệm và khảo sát cận lâm sàng phải theo hướng dẫn phòng bệnh của các hiệp hội chuyên ngành. BSGĐ sẽ tư vấn và đối chiếu sự thay đổi các chỉ số xét nghiệm được lưu trữ qua nhiều năm theo dõi. Điều này sẽ giúp bệnh nhân và BSGĐ giám sát sức khỏe tốt hơn. Việc đào tạo và phát triển y học gia đình giúp các BS tuyến đầu giải quyết được hơn 80% các vấn đề sức khỏe của người dân.

Xuân Thanh

Theo PLXH

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *