Điều gì xảy ra khi bạn uống thuốc tây mà không dùng nước?

Nhiều người trong chúng ta từng uống thuốc tây mà không dùng nước hay bất kỳ loại thức uống nào. Hành động tưởng như vô hại này lại có thể gây hậu quả cho sức khỏe.

Để tránh những rủi ro sức khỏe, mọi người được khuyến cáo nên dùng ít nhất 200 ml cho mỗi lần uống thuốc – Ảnh minh họa: Shutterstock

Có nhiều nguyên nhân khiến nhiều người uống thuốc tây mà không dùng đến nước. Đó có thể vì đang vội hay do lười không muốn di chuyển khỏi chỗ ngồi. Uống thuốc tây kèm với nước không chỉ giúp thuốc dễ uống hơn mà còn tránh làm thuốc mắc kẹt lại thực quản và gây cảm giác rất khó chịu, theo MSN.

“Thuốc mắc kẹt trong thực quản có nguy cơ cao gây viêm nhiễm và kích ứng”, phó giáo sư y khoa Jennifer Caudle tại Đại học Rowan (Mỹ) cho biết.

Tình trạng này có thể gây ra một số triệu chứng như ợ nóng, đau tức ngực, viêm thực quản, thậm chí xuất huyết và loét thực quản, bà Caudle nói thêm.

Vì thực quản không có các dây thần kinh cảm nhận cơn đau nên trong nhiều trường hợp, chúng ta chỉ có thể nhận thấy các triệu chứng khi bệnh đã tiến triển nặng.

Khi nuốt viên thuốc mà không uống nước, người bệnh chưa thể biết được là hành động này có gây hại cho thực quản hay không. Lúc ban đầu, chúng ta có thể cảm thấy bị nghẹn nhưng nó chỉ xuất hiện tạm thời.

Nếu viên thuốc gây tổn thương thành thực quản thì qua thời gian, các mô bên ngoài sẽ bị viêm, l.ở l.oét, xuất huyết. Hầu hết các loại thuốc tây đều có thể gây l.ở l.oét thực quản, theo MSN.

Tuy nhiên, một số loại thuốc lại đặc biệt có nguy cơ cao gây ra tình trạng này là kháng sinh, thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc trị loãng xương, một nghiên cứu công bố trên chuyên san Journal of Gastroenterology cho biết.

Để tránh những rủi ro sức khỏe, mọi người được khuyến cáo nên dùng ít nhất 200 ml cho mỗi lần uống thuốc. Đặc biệt, chúng ta chỉ nên uống thuốc ở tư thế ngồi hoặc đứng, không được uống trong tư thế nằm. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên uống thuốc trong khoảng thời gian 15 phút trước khi ngủ, các chuyên gia khuyến cáo, theo MSN.

Theo Thanh niên

N.am s.inh 23 t.uổi đau ngực, ho ra m.áu, phát hiện loét thực quản chỉ vì uống thuốc theo cách này

Một số người có thói quen cho viên thuốc vào cổ họng rồi nuốt chửng, không uống nước hoặc uống không đủ nước. Đây chính là cách uống thuốc thiếu khoa học, gây hại lớn tới sức khỏe.

Ngày nay, mỗi khi con người bị ốm đều sử dụng thuốc Tây, để giúp cơ thể nhanh khỏi bệnh, tuy nhiên nhiều người cho rằng uống thuốc không cần uống nước cũng có thế nuốt, động tác này thực sự rất nguy hiểm. Bác sĩ T.iền Chính Hoằng, thuộc Khoa gan mật tại một bệnh viện ở Đài Bắc có chia sẻ với Ettoday. Bác sĩ đã gặp một n.am s.inh viên 23 t.uổi, vì bị đau ngực, ho ra m.áu nên đến bệnh viện để chẩn đoán.

Nhiều người cho rằng uống thuốc không cần uống nước cũng có thế nuốt, động tác này thực sự rất nguy hiểm.

Thông qua nội soi kiểm tra, phát hiện trong thực quản của n.am s.inh này xuất hiện một vết loét màu trắng kèm theo c.hảy m.áu rất nhiều, ban đầu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu của ung thư thực quản, nhưng sau khi sinh thiết phát hiện không có gì bất thường. Trong quá trình tìm hiểu, bác sĩ hỏi tỉ mỉ về t.iền sử của bệnh nhân, mới phát hiện n.am s.inh do nuốt phải viên nang dẫn đến loét thực quản.

Bác sĩ T.iền Chính Hoàng giải thích, n.am s.inh này thời gian dài uống thuốc cảm, nhưng uống thuốc với lượng nước không đủ, thậm chí là nuốt khô với số lượng nhiều viên thuốc cùng lúc, dẫn đến các viên nang khi xuống thực quản bị dính trên niêm mạc, theo thời gian các viên này gây tổn thương thực quản, thậm chí còn c.hảy m.áu. Sau đó, bệnh nhân được các bác sĩ điều trị trong 2 tuần, phần loét thực quản dần hồi phục.

Bác sĩ T.iền Chính Hoằng cũng chia sẻ thêm một trường hợp tương tự, một cô gái 17 t.uổi lúc đầu cũng vì đau ngực, đau họng, khi nuốt thức ăn phát hiện thực phẩm đến thực quản càng khó chịu. Cô gái cho rằng chỉ là do mình ăn quá nhanh, tuy nhiên triệu chứng kéo dài đến 2-3 ngày đều không có chuyển biến tốt nên mới đến bệnh viện.

Bác sĩ loại trừ khả năng trào ngược axit dạ dày và ung thư thực quản, hoài nghi là do hóc xương cá, nhưng đến khi nội soi, phát hiện có một vết loét khoảng 1cm trên thực quản, tương ứng chiều dài của một viên nang, loại vết loét đối xứng này, là một đặc điểm điển hình của loét thực quản do uống thuốc.

Một số nghiên cứu lâm sàng còn cho thấy việc uống thuốc không dùng nước có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Trước câu hỏi của bác sĩ, cô gái thừa nhận rằng cô có thói quen uống thuốc trị mụn trước đó, và trong số đó có vài viên thuốc là bao con nhộng (viên nang). Vì không uống đủ nước, khiến viên nang dính trên niêm mạc, tan thông qua nhiệt, nên không thể quan sát thấy. Thời gian dài gây tổn thương niêm mạc, cộng thêm với việc sau khi ăn cơm mới uống thuốc, hoặc gần đi ngủ mới uống thuốc, sẽ làm tăng khả năng viên nang dính trên thực quản, gây tổn thương thực quản cũng cao hơn.

Thông qua 2 ví dụ điển hình, bác sĩ T.iền Chính Hoằng còn giải thích thêm, một số nghiên cứu lâm sàng còn cho thấy việc uống thuốc không dùng nước có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Bởi về cơ chế, thuốc cần được nghiền nát trong dạ dày rồi mới theo m.áu hấp thụ vào cơ thể. Do đó khi uống với nước sẽ giúp đẩy thuốc đi qua cổ họng và thực quản, đến dạ dày nhanh hơn, từ đó thúc đẩy quá trình hấp thụ vào cơ thể, nâng cao hiệu quả của thuốc.

Vì vậy, các nhà khoa học khuyên mọi người nên dùng nước để uống thuốc và phải uống cho đủ nước. Tốt nhất hãy dùng nước lọc, hạn chế dùng nước ngọt có gas hoặc các loại nước trái cây khi uống thuốc.

(Nguồn: Ettoday)

Theo helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *