Chuyện tắm gội tưởng chừng rất đỗi đơn giản nhưng nếu không chú ý tới một số điều sau đây thì chắc chắn sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Thường thì sau một ngày dài hoạt động, làn da của chúng ta sẽ tiết ra nhiều mồ hôi, dầu thừa do bụi bẩn bám vào. Chính vì vậy, việc vệ sinh cơ thể vào cuối ngày là điều cần đặc biệt lưu ý để giữ cho làn da luôn khỏe mạnh, thông thoáng. Tuy nhiên, nếu bạn tắm không đúng cách thì rất dễ làm giảm hiệu quả làm sạch da mà sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng một phần.
Dưới đây là một số điều tối kỵ khi tắm mà bạn nên tránh mắc phải để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Để nhiệt độ nước tắm quá cao
Nhiều người thường có thói quen xả nước nóng khi tắm để thư giãn cơ thể, nhưng điều này lại khiến làn da bị ảnh hưởng. Khi để nhiệt nước tắm quá cao, toàn bộ mạch m.áu sẽ mở rộng và gây ảnh hưởng đến chức năng cung cấp m.áu lên não và tim, từ đó dễ dẫn đến tình trạng khó thở, ngất xỉu. Vì vậy, tốt nhất bạn chỉ nên để nhiệt nước âm ấm dao động trong khoảng từ 25 – 30 độ sẽ tốt hơn cho làn da.
Tắm đêm
Dù cho công việc có bận rộn đến mấy thì bạn cũng không nên tắm muộn. Thói quen tắm vào ban đêm dễ làm tăng nguy cơ trúng gió, khiến cơ thể bị nhiễm lạnh và làm các tĩnh mạch giãn ra, gây hạ huyết áp.
Đặc biệt, với những người có huyết áp thấp thì càng không nên tắm muộn bởi nó sẽ gây ra hiện tượng thiếu m.áu não, dẫn đến trường hợp đột quỵ và t.ử v.ong.
Tắm quá lâu
Con gái thường có thói quen tắm rất lâu nhưng thời gian tắm quá dài có thể gây hại cho cơ thể, tác động rõ nhất là gây thiếu oxy, dẫn đến tình trạng thiếu m.áu cục bộ, chóng mặt, ngất xỉu. Không chỉ vậy, nếu duy trì thói quen tắm lâu trong một thời gian dài còn có thể gây xâm nhập nhiệt độ lạnh vào cơ thể.
Tắm ngay sau khi ăn
Khi bạn vừa ăn xong, cơ thể sẽ tập trung làm việc để tiêu hóa thức ăn và phần lớn lượng m.áu được tập trung ở hệ tiêu hóa. Vì vậy, việc tắm ngay sau khi ăn sẽ trực tiếp gây cản trở quá trình lưu thông m.áu. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa mà còn dẫn đến tình trạng thiếu oxy và thiếu m.áu cục bộ trong não.
Sử dụng lại khăn tắm chưa vệ sinh
Bạn không nên dùng lại những chiếc khăn tắm đã lau trên người nếu chưa giặt sạch sẽ chúng. Bởi khăn bị ẩm có thể bám bụi bẩn, vi khuẩn nên tốt nhất thì hãy giặt khăn tắm ngay sau khi sử dụng.
Source (Nguồn): Sohu/Helino
Giãn tĩnh mạch chân có phải do sau sinh không kiêng khem?
Khi sinh bé, tôi thấy chân và tay mình nổi rất nhiều gân xanh, nhất là chân. Có lẽ do sau sinh tôi không kiêng khem, tắm rửa kỳ cọ kỹ nên mới bị gân nổi lên? Tôi phải làm thế nào?
Nguyễn Thanh Vân (Huế)
Ảnh minh họa
Quan niệm ngày xưa thường cho rằng phụ nữ sau sinh nở phải kiêng khem kỹ, không được tắm rửa sớm, nếu tắm rửa và kỳ cọ kỹ gân sẽ nổi lên nhiều. Nhưng thực ra đây là một quan niệm sai lầm bởi thực tế có nhiều phụ nữ dù kiêng khem kỹ nhưng gân vẫn nổi như thường. Khoa học đã chỉ rõ rằng, phụ nữ khi mang thai cân nặng tăng lên rất nhiều, cộng thêm sức nặng của thai nhi sẽ càng làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở chân, vì thế phụ nữ mang thai thường bị gân xanh nổi lên. Gân xanh ở đây chính là những tĩnh mạch bị giãn, có thể kèm theo những triệu chứng như chuột rút, thâm tím chân, nặng chân, nhức mỏi chân, phù chân… Đây là dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch.
Trước mắt để giảm suy giãn tĩnh mạch, giảm các khó chịu do bệnh gây ra, bạn có thể tập luyện tại nhà, lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp, ngâm chân nước lạnh, đi tất nén… Tập luyện nên chọn các hình thức ít gắng sức, không tăng áp lực lên chân, do đó không nên tập các môn như tập aerobic, nâng tạ, chạy… Nên đi bộ, đạp xe, bơi lội, như thế sẽ giúp cho việc lưu hồi m.áu tĩnh mạch từ chân về tim được dễ dàng hơn, giảm các triệu chứng lâm sàng.
Điều cần thiết là phải giữ cho cổ chân được di động liên tục. Khi tập luyện cũng không nên nín thở vì nín thở làm tăng áp lực m.áu. Một số tư thế yoga cũng tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch như tư thế hổ mang, tư thế trồng chuối, tư thế cây nến, cái cày… Về ăn uống, bạn nên chọn thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin C, E, rutin, flavonoid và uống nhiều nước rải đều trong ngày.
BS. Bội Hoàn
Theo SK&ĐS