“Con bé thích chơi búp bê lắm, hôm trước có 1 con búp bê cũ bị anh trai nó bẻ tay mà bé khóc cả ngày. Em nghèo quá, vẫn chưa mua được con búp bê mới cho con thì giờ lại ra nông nỗi như vậy…”.
Giữa tiếng “tít…tít” máy trợ thở vô hồn của khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 (TP.HCM), anh Y Ban Niê (42 t.uổi, quê Đắk Lắk) lặng lẽ nhìn con gái. 5 ngày rồi, bé RaHlLan H’Mrâu (9 t.uổi) vẫn hôn mê.
Thi thoảng bé lắc đầu sang hướng người cha trong vô thức nhưng mắt vẫn nhắm nghiền, còn miệng và mũi bị cắm đầy những ống truyền dịch, ống đặt nội khí quản.
Anh Y Ban Niê bên giường bệnh con gái.
Đang ngủ, bị rắn độc cắn
Nhớ lại thời khắc định mệnh, anh Y Ban Niê cho biết sự việc xảy ra với con gái anh vào khoảng 3h sáng 18/10, khi bé H’Mrâu đang ngủ trong phòng thì con rắn bò qua và cắn lên chân.
“Bé la lên “rắn cắn con” nên mẹ bé bật đèn lên. Tôi thấy con rắn nằm im không chạy nên quơ chiếc can đựng nước để gần đầu giường đ.ập c.hết nó. Rồi vợ tôi bó chân cho con, lấy lá đu đủ ốp vào. Nhưng bé than mệt, tức ngực nên tôi ôm bé, cầm theo con rắn lên trạm xá” – người cha kể.
Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, BV Nhi Đồng 2 (TP.HCM).
Đây là nơi đang điều trị cho bé H’Mrâu.
Vì không có huyết thanh, bé được đưa lên tuyến trên. Khi đến BV tỉnh bé đã ngất, được bác sĩ hỗ trợ hô hấp rồi chuyển tiếp lên BV Nhi Đồng 2 ngay trong ngày.
Bác sĩ Trần Vũ Hoàng, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, BV Nhi đồng 2 cho biết, bệnh nhi được chuyển đến với tình trạng theo dõi rắn cắn, suy hô hấp, kém tiếp xúc, yếu liệt tay chân, đồng tử giãn 4mm hai bên, đã được đặt nội khí quản ở tuyến dưới.
Tai nạn xảy ra bất ngờ khi bé đang ngủ.
Bé ngất ngay sau đó.
“Dựa vào các dịch tễ học và khai thác lời kể từ người nhà, chúng tôi nghĩ đến rắn cạp nia và bắt đầu truyền huyết thanh kháng nọc loại rắn này. Hiện tại, bệnh nhi đã được truyền 25 lọ huyết thanh và tiếp tục theo dõi diễn tiến lâm sàng, thở máy, dùng kháng sinh.
Bệnh nhi vẫn còn suy hô hấp nhiều nhưng ngón chân đã nhúc nhích được. Với tình trạng của bé, cần ít nhất 1 tháng để có thể hi vọng hồi phục. Chưa thể nói trước điều gì” – bác sĩ Hoàng thông tin.
Khi đến BV, bé đã trong tình trạng nặng, phải đặt nội khí quản.
Bệnh nhi yếu liệt tay chân, tiếp xúc kém.
“Em còn chưa kịp mua búp bê cho con…”
Theo bác sĩ, bệnh nhi được điều trị bằng các phương tiện kỹ thuật cao nhưng không có bảo hiểm y tế. Gia đình bé làm nông nên gần như khả năng chi trả rất kém. Trước tình cảnh này, Phòng Công tác xã hội của BV đang tìm các nguồn từ thiện để hỗ trợ cho bé.
5 ngày qua, bé đã được dùng 25 lọ huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia.
Tuy nhiên đến giờ tình hình vẫn chưa khả quan.
Bác sĩ cho biết những vùng như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng sâu vùng xa thường hay xảy ra những trường hợp bị rắn cắn.
Nếu lỡ gặp sự cố này cần nhìn kỹ đặc điểm của rắn để mô tả lại cho nhân viên y tế biết loại rắn gì nhằm có cách cứu chữa phù hợp. Trước khi chuyển đến bệnh viện gần nhất, có thể sơ cứu tại chỗ bằng cách rửa sạch vết thương, ga rô tĩnh mạch.
Riêng với rắn cạp nia, chỉ có một số BV lớn mới có huyết thanh kháng nọc rắn này, do đó người dân phải hết sức cảnh giác để tránh gặp nguy hiểm.
Anh Niê lặng lẽ nhìn con nhắm nghiền mắt.
Bác sĩ cho biết ít nhất 1 tháng nữa mới có thể mong bé phục hồi.
Nghe bác sĩ nói, anh Niê thoáng buồn. Anh tâm sự, mình có tổng cộng 3 người con, vì nhà quá nghèo nên đứa lớn đã nghỉ học. Hai vợ chồng anh làm mướn thu nhập bấp bênh, đến nay, anh đã nhờ người em họ vay 15 triệu đồng để lo cho con gái.
Kêu mãi mà con không phản ứng gì, người cha lại trầm tư. Anh bảo bé H’Mrâu bình thường rất thích chơi búp bê, cứ xin cha t.iền mua hoài.
Hiện người cha đã vay 15 triệu đồng để lo viện phí cho con gái.
Anh Niê tâm sự về sở thích chơi búp bê của con.
“Con bé thích chơi búp bê lắm, hôm trước có 1 con búp bê cũ bị anh trai nó bẻ tay mà bé khóc cả ngày. Em nghèo quá, vẫn chưa mua được con búp bê mới cho con thì giờ lại ra nông nỗi như vậy. Giờ chỉ mong bé sớm khỏe, em sẽ mua thật nhiều búp bê cho con gái…” – người cha ao ước.
Độc giả muốn giúp đỡ trường hợp của cha con bé RaHlLan H’Mrâu vui lòng liên hệ Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM).
Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.
Điện thoại: (028) 38295723 – (028) 38295724.
Hoặc gọi trực tiếp người cha qua số điện thoại: 0352847716.
Xin chân thành cảm ơn!
Theo Helino
Bé 9 t.uổi bị rắn độc cắn khi đang ngủ
Bác sĩ khuyến cáo khi bị rắn cắn nếu không bắt được con rắn thì nên nhận dạng được hình dáng bên ngoài của nó để bác sĩ có thể đoán biết đó là rắn gì mà dùng huyết thanh kháng nọc phù hợp, điều trị hiệu quả.
Bệnh nhi đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 – ẢNH: CTV
Ngày 23.10, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 TP.HCM, cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận nữ bệnh nhi R.H (9 t.uổi,ngụ Đắk Lắk) do bị rắn độc cắn.
Anh Y, bố bệnh nhi kể, khoảng 3 giờ sáng 18.10, khi con đang ngủ trong nhà thì rắn bò vào cắn lên chân. Bé la lên thì gia đình thức dậy, bật đèn và phát hiện con rắn nên đ.ập c.hết. Gia đình lại bó chân, lấy lá đu đủ ốp vào vào vết cắn nhưng sau đó bé than mệt, tức ngực nên đưa bé lên trạm xá địa phương và chuyển lên bệnh viện tỉnh. Lúc này bé đã ngất, được đặt nội khí quản thở máy và chuyển tiếp lên Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Lúc nhập vào Bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh nhi trong tình trạng suy hô hấp, kém tiếp xúc, yếu liệt tay chân, đồng tử giãn 4 mm hai bên. Với các dấu hiệu do gia đình kể lại, các bác sĩ nghi bệnh nhi bị rắn cạp nia cắn và đã truyền huyết thanh kháng nọc loại rắn này. Bệnh nhi đã được truyền 25 lọ huyết thanh, vẫn còn suy hô hấp nhiều nhưng ngón chân đã nhúc nhích được.
Theo bác sĩ, với tình trạng của bé, cần ít nhất 1 tháng để có thể hi vọng hồi phục. Tuy nhiên, hoàn cảnh của bé rất nghèo, bệnh viện mong các mạnh thường quân hỗ trợ chi phí điều trị cho bé.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị rắn cắn thì cách sơ cứu tại chỗ là rửa sạch vết thương, ga rô tĩnh mạch và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Riêng với rắn cạp nia, chỉ có một số bệnh viện lớn mới có huyết thanh kháng nọc rắn này, do đó người dân phải hết sức cảnh giác để tránh gặp nguy hiểm.
Theo Thanh niên